Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 sử 11 - Đề số 1 có lời giải chi tiết


Đề bài

Câu 1. Chính sách đối ngoại của chính quyền Tô-ku-ga-oa đối với các nước phương Tây như thế nào?

A. Hợp tác toàn diện với Mĩ và phương Tây.

B. Cấm tuyệt đối Mĩ và phương Tây vào buôn bán trên đất nước.

C. Đuổi người Mĩ và phương Tây ra khỏi đất nước Nhật.

D. "Mở cửa” với những điều kiện không bình đẳng với Mĩ và phương Tây.

Câu 2. Theo Hiến pháp năm 1889, chế độ nào dưới đây được thiết lập ở Nhật Bản?

A. Chế độ quân chủ chuyên chế.

B. Chế độ quân chủ lập hiến.

C. Chế độ Cộng hòa.

D. Tất cả các chế độ trên.

Câu 3. Hai đẳng cấp trong xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX là ?

A. Tầng lớp quý tộc phong kiến và tầng lớp võ sĩ.

B. Tầng lớp tăng lữ và quý tộc mới.

C. Tầng lớp võ sĩ và nông dân công xã.

D. Tầng lớp quý tộc phong kiến và nông nô.

Câu 4. Trong cải cách giáo dục, nội dung nào được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản?

A. Khoa học kĩ thuật.

B. Pháp luật.

C. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

D. Giáo lí của các tôn giáo.

Câu 5. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?

A. Chủ nghĩa quân phiệt và hiếu chiến.

B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến.

D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 6. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân sâu xa làm cho chế độ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa sụp đổ?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến – đại diện là chính quyền Sô-gun.

B. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới chính quyền Sô-gun.

C. Mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Tướng quân.

D. Chính quyền Tô-ku-ga-oa kí các Hiệp ước bất bình đẳng.

Câu 7. Yếu tố nào chi phối làm cho Nhật Bản mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

A. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế.

B. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế.

C. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự.

D. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự.

Câu 8. Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì?

A. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa.

B. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.

C. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng.

D. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ.

Câu 9. Ý nào sau đây phản ảnh không đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh.

C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản.

D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Câu 10. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Chế độ Mạc Phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng.

B. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

C. Các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản.

D. Nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản. 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 B

 A

 D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 5.

Cách giải:

Năm 1854, Mạc Phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước theo đó nước này phải mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng ép Nhật Bản kí các hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề.

=> Chính sách đối ngoại của chính quyền Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa đối với các nước phương Tây là “mở cửa” với những điều kiện không bình đẳng với Mĩ và phương Tây.

Chọn đáp án: D

Câu 2.

Phương pháp: Sgk trang 6.

Cách giải:

Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

Chọn đáp án: B

Câu 3.

Phương pháp: Sgk trang 4.

Cách giải:

Cho đến nửa đầu thế kỉ XIX, xã hội Nhật Bản vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, trong đó có hai đẳng cấp là:

- Tầng lớp Đaimyô (những quý tộc phong kiến lớn).

- Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc quý tộc hạng trung và nhỏ.

Chọn đáp án: A

Câu 4.

Phương pháp: Sgk trang 6.

Cách giải:

Trong nội dung cải cách về giáo dục, chính phủ Nhật Bản thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.

Chọn đáp án: A

Câu 5.

Phương pháp: Sgk trang 7.

Cách giải:

Đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Chọn đáp án: D

Câu 6.

Phương pháp: Sgk trang 5, suy luận.

Cách giải:

Chính phủ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa kì với các nước đế quốc các hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nền là nguyên nhân quan trọng đưa đến tình trạng khủng hoảng trầm trọng, đó không phải là nguyên nhân sâu xa làm cho chế độ Mạc Phủ sụp đổ. Nguyên nhân sâu xa là các mâu thuẫn trong xã hội diễn ra gay gắt. Đặc biể từ hành động của Mạc Phủ là kí các hiệp ước bất bình đẳng với đế quốc càng làm cho mâu thuẫn ấy thêm gay gắt, quần chúng nhân dân phản ứng mạnh mẽ hơn.

Chọn đáp án: D

Câu 7.

Phương pháp: Sgk trang 7, suy luận.

Cách giải:

Dù tiến lên tư bản chủ nghĩa, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế về chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.

=> Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Chọn đáp án: D

Câu 8.

Phương pháp: Sgk trang 7, suy luận.

Cách giải:

Dù tiến lên tư bản chủ nghĩa, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế về chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.

=> Nhật Bản xác định phương pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là tiến hành chiến tranh giành giật lãnh thổ, mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. Nhật Bản khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược:

- Chiến tranh Đài Loan (1874).

- Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895).

- Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).

=> Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.

Chọn đáp án: D

Câu 9.

Phương pháp: Sgk trang 4, loại trừ.

Cách giải:

Kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có những đặc điểm sau:

- Nền nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu:

+ Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề.

+ Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi.

+ Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra.

- Kinh tế hàng hóa ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

=> Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Chọn đáp án: C

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 4, 5

Cách giải:

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng. Cụ thể:

- Kinh tế nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hâu.

- Xã hội: duy trì hai đẳng cấp Đaimyô và Samurai, đời sống của các tầng lớp khác trong xã hội khó khăn.

- Chính trị: vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Shogun.

Trước âm mưu xâu xé của các nước phương Tây => Nhật Bản càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

=> Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi vua, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

Chọn: B

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.