Cơ cấu xã hội>
Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
II. Cơ cấu xã hội
1. Cơ cấu dân số theo lao động
Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
a. Nguồn lao động
- Khái niệm: Là dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.
- Phân loại:
+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế.
+ Nhóm dân số không hoạt động kinh tế.
b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
- Các khu vực kinh tế:
+ Khu vực I: Nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng.
+ Khu vực III: Dịch vụ.
- Đặc điểm: Xu hướng tăng ở khu vực II và III, giảm khu vực I.
2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
- Đặc điểm:
+ Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.
+ Các nước phát triển có trình độ văn hoá cao hơn các nước đang phát triển và kém phát triển.
Bảng 23. TỈ LỆ BIẾT CHỮ (TỪ 15 TUỔI TRỜ LÊN) VÀ SỐ NĂM ĐẾN TRƯỜNG (TỪ 25 TUỔI TRỞ LÊN) TRÊN THỂ GIỚI, NĂM 2000
Các nhóm nước |
Tỉ lệ người biết chữ (%) |
Sô năm đi học |
Các nước phát triển |
>90 |
10,0 |
Các nước đang phát triển |
69 |
3,9 |
Các nước kém phát triển |
46 |
1,6 |
- Tiêu chí xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa:
+ Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.
+ Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên.
Loigiaihay.com
- Cơ cấu dân số theo thế giới có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của các nước?
- Trả lời câu hỏi mục 2 trang 90 SGK Địa lí 10
- Dựa vào hình 23.2, em hãy so sánh cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của ba nước?
- Bài 1 trang 92 SGK Địa lí 10
- Bài 2 trang 92 SGK Địa lí 10
>> Xem thêm