Bài 1 trang 188 SBT Hình học 10 Nâng cao


Giải bài tập Bài 1 trang 188 SBT Hình học 10 Nâng cao

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Cho hình thang \(ABCD\) vuông tại \(A\) và \(B,\) \(AB = AD =  \dfrac{1}{2}BC = 1\). Đặt \(\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow b  ,  \overrightarrow {AD}  = \overrightarrow d \).

 

LG a

 Biểu thị các vectơ sau đây theo hai vectơ \(\overrightarrow b \) và \(\overrightarrow d  : \overrightarrow {BD}  ,  \overrightarrow {BC}  ,  \overrightarrow {DC}  ,  \overrightarrow {AC} \).

 

Lời giải chi tiết:

Ta có

\(\begin{array}{l}\overrightarrow {BD}  = \overrightarrow {AD}  - \overrightarrow {AB}  = \overrightarrow d  - \overrightarrow b  ;\\\overrightarrow {BC}  = 2\overrightarrow d  ;\\\overrightarrow {DC}  = \overrightarrow {BC}  - \overrightarrow {BD} \\ = 2\overrightarrow d  - (\overrightarrow d  - \overrightarrow b ) = \overrightarrow b  + \overrightarrow d  ;\\\overrightarrow {AC}  = \overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {BC}  = \overrightarrow b  + 2\overrightarrow d .\end{array}\)

 

LG b

Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB, N\) là điểm sao cho \(\overrightarrow {DN}  =  \dfrac{1}{3}\overrightarrow {DC} \). Chứng minh \(AN//CM\) và \(BN//DM.\)

 

Lời giải chi tiết:

Ta có

\(\begin{array}{l}\overrightarrow {CM}  = \overrightarrow {AM}  - \overrightarrow {AC}\\  =  \dfrac{{\overrightarrow b }}{2} - (\overrightarrow b  + 2\overrightarrow d ) =  -  \dfrac{{\overrightarrow b  + 4\overrightarrow d }}{2} ;\\\overrightarrow {AN}  = \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {DN}\\  = \overrightarrow d  +  \dfrac{{\overrightarrow b  + \overrightarrow d }}{3} \\=  \dfrac{{\overrightarrow b  + 4\overrightarrow d }}{3} =  -  \dfrac{2}{3}\overrightarrow {CM} .\end{array}\)

Vậy \(CM//AN.\)

\(\begin{array}{l}\overrightarrow {DM}  = \overrightarrow {AM}  - \overrightarrow {AD}\\  =  \dfrac{{\overrightarrow b }}{2} - \overrightarrow d  =  \dfrac{{\overrightarrow b  - 2\overrightarrow d }}{2} ;\\\overrightarrow {BN}  = \overrightarrow {BD}  + \overrightarrow {DN} \\ = \overrightarrow d  - \overrightarrow b  +  \dfrac{{\overrightarrow b  + \overrightarrow d }}{3}\\ =  \dfrac{{ - 2\overrightarrow b  + 4\overrightarrow d }}{3} =  -  \dfrac{4}{3}\overrightarrow {DM} .\end{array}\)

Vậy \(DM//BN.\)

LG c

 Tính diện tích hai tam giác \(ANB, DNC.\)

 

Lời giải chi tiết:

 Gọi \(\varphi \) là góc hợp bởi \(\overrightarrow {NA} \) và \(\overrightarrow {NB} \), ta có \(\cos \varphi  =  \dfrac{{\overrightarrow {NA} .\overrightarrow {NB} }}{{NA.NB}}\).

Theo  câu a), ta có \(\overrightarrow {NA} .\overrightarrow {NB}  =  \dfrac{{(\overrightarrow b  + 4\overrightarrow d )( - 2\overrightarrow b  + 4\overrightarrow d )}}{9}\)

\(=  \dfrac{{ - 2 + 16}}{9} =  \dfrac{{14}}{9}\).

\(\begin{array}{l}NA = \sqrt {{{\left( { \dfrac{{\overrightarrow b  + 4\overrightarrow d }}{3}} \right)}^2}}  =  \dfrac{{\sqrt {17} }}{3}  ,\\   NB = \sqrt {{{\left( { \dfrac{{ - 2\overrightarrow b  + 4\overrightarrow d }}{3}} \right)}^2}}  =  \dfrac{{\sqrt {20} }}{3}.\\ \Rightarrow    \cos \varphi  =  \dfrac{7}{{\sqrt {85} }}.\end{array}\)

Vậy \(\sin \varphi  = \sqrt {1 - {{\cos }^2}\varphi } =  \dfrac{6}{{\sqrt {85} }}\).

Vậy \({S_{ANB}} =  \dfrac{1}{2}NA.NB.\sin \varphi \)

\(=  \dfrac{1}{2}. \dfrac{{\sqrt {17} }}{3}. \dfrac{{\sqrt {20} }}{3}. \dfrac{6}{{\sqrt {85} }} =  \dfrac{2}{3}\).

Theo câu a), ta có góc \(CMD = \varphi \).

Theo câu b), ta có \(MC = \sqrt {{{\left( { \dfrac{{\overrightarrow b  + 4\overrightarrow d }}{2}} \right)}^2}}  =  \dfrac{{\sqrt {17} }}{2}  , \)

\(MD = \sqrt {{{\left( { \dfrac{{ - \overrightarrow b  + 2\overrightarrow d }}{2}} \right)}^2}}  =  \dfrac{{\sqrt 5 }}{2}\).

Vậy \({S_{CMD}} =  \dfrac{1}{2}.MC.MD.\sin \varphi \)

\(=  \dfrac{1}{2}. \dfrac{{\sqrt {17} }}{2}. \dfrac{{\sqrt 5 }}{2}. \dfrac{6}{{\sqrt {85} }} =  \dfrac{3}{4}\).

 

LG d

Tính diện tích hình bình hành tạo bởi các đường thẳng \(AN, CM, BN, DM.\)

 

Lời giải chi tiết:

 Do \(M\) là trung điểm của \(AB\) nên hình bình hành cũng nhận các trung điểm của \(NA\) và \(NB\) làm đỉnh. Vậy diện tích hình bình hành đó bằng nửa diện tích tam giác \(ANB\) hay bằng \( \dfrac{1}{3}\).

Loigiaihay.com

 

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 10 - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.