Virus và vi khuẩn KHTN 6 Cánh Diều>
Lý thuyết Virus và vi khuẩn KHTN 6 Cánh Diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.
I. VIRUS
1. Hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus
- Virus là dạng sống có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được.
- Chúng có nhiều hình dạng khác nhau như hình que, hình đa diện, hình cầu,...
Cấu tạo của virus
Virus chưa được coi là một sinh vật hoàn chỉnh vì chưa có cấu tạo tế bào, chỉ có chất di truyền nằm ở giữa và lớp vỏ prôtêin bao bên ngoài.
2. Một số bệnh do virus gây nên ở người và sinh vật
- Virus có khả năng sinh sản và lan truyền nhanh từ tế bào này sang tế bào khác gây bệnh cho thực vật, động vật và người.
- Khoảng 1000 bệnh do virus gây ra ở thực vật được hát hiện là nguyên nhân gây tổn thất nông nghiệp.
Một số bệnh do virus gây nên ở người và sinh vật
Sơ đồ tư duy virus:
II. VI KHUẨN
1. Hình dạng, cấu tạo vi khuẩn
Cấu tạo của một vi khuẩn
- Vi khuẩn có kích thước nhỏ, khoảng từ 0,5 - 10 micrômét (μm).
- Tế bào vi khuẩn có cấu tạo đơn giản nhưng rất đa dạng về hình dạng: hình cầu, hình que, hình xoắn, hình dấy phẩy, hình sợi,...
- Môi trường sống của vi khuẩn đa dạng: không khí, đất, nước và trong cơ thể sinh vật.
Sự khác nhau về cấu tạo của virus và vi khuẩn:
Đặc điểm |
Virus |
Vi khuẩn |
Thành tế bào |
Không có thành tế bào mà chỉ có lớp vỏ prôtêin bao bọc ngoài vật chất di truyền. |
Quy định hình dạng của tế bào. |
Tế bào chất |
Không có. |
Chứa càng hạt ribôxôm. |
Màng tế bào |
Không có màng tế bào. |
Có màng tế bào. |
Vật chất di truyền |
Chứa gen. Là ADN hoặc ARN. |
Gồm vùng nhân và plasmid ở ngoài tế bào chất. |
2. Vai trò của vi khuẩn
Trong chế biến thực phẩm
Trong nông nghiệp
Vi khuẩn sống cộng sinh trên rễ cây họ Đậu chúng biến đổi nitơ trong khí quyển thành amoniac và sau đó cung cấp các hợp chất nitơ hữu cơ như glutamin hoặc urê cho cây.
Người ta thường trồng xen cây họ Đậu với các cây trồng khác để những cây trồng này hấp thụ được các hợp chất hữu cơ do vi khuẩn sống cộng sinh ở rễ những cây họ Đậu này tổng hợp nên. Điều này giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
3. Tác hại của vi khuẩn
Vi khuẩn làm hỏng thức ăn
- Một số cách bảo quản thực phẩm tại gia đình tránh sự xâm nhập của vi khuẩn: bảo quản lạnh, làm khô (các loại hạt, tôm, cá,...), hút chân không, ướp muối, muối chua,...
Vi khuẩn gây bệnh cho thực vật
Vi khuẩn gây bệnh cho người
III. Phòng bệnh do virus và vi khuẩn gây nên
1. Phòng bệnh
Biện pháp phòng bệnh ở người
Biện pháp phòng bệnh ở thực vật
2. Sử dụng vaccine ngăn ngừa các bệnh do virus và vi khuẩn gây nên
- Vaccine là chế phẩm khi tiêm vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Tiêm vaccine là biện pháp phòng các bệnh do virus và vi khuẩn gây nên. Tuy nhiên cho đến nay có rất nhiều bệnh chưa có vaccine và phương pháp điều trị hiệu quả.
- Nhờ có tiêm chủng vaccine mà hàng triệu trẻ em trên thế giới không bị chết do bệnh truyền nhiễm và một số bệnh đã có thể biến mất hoàn toàn khỏi cộng đồng.
Ví Dụ: Trẻ em mới sinh ra được tiêm 2 mũi tiêm vô cùng quan trọng là phòng bệnh lao và viêm gan B. Hai mũi này được tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh. Trong đó, vaccine phòng lao không được tiêm khi trẻ đã qua một tháng tuổi, vaccine phòng viêm gan B tốt nhất được tiêm trong 24 giờ sau khi sinh.
3. Sử dụng thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn gây bệnh
- Khi bị bệnh do vi khuẩn gây nên, ta thường dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh.
- Khi sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sơ đồ tư duy vi khuẩn:
- Trả lời câu hỏi mở đầu trang 92 SGK KHTN 6 Cánh Diều.
- Trả lời câu hỏi mục 1 trang 92 SGK KHTN 6 Cánh Diều.
- Trả lời câu hỏi mục 1 trang 94 SGK KHTN 6 Cánh Diều.
- Trả lời câu hỏi 1 mục 2 trang 94 SGK KHTN 6 Cánh Diều.
- Trả lời câu hỏi 2 mục 2 trang 94 SGK KHTN 6 Cánh Diều.
>> Xem thêm