Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập dịch nguồn - Đặt bản mỏng - Vật Lí 12
Đề bài
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe I-âng, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn là D. Nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng hai khe là d. Khoảng vân đo được trên màn bằng i. Cho S dời theo phương song song với S1S2 về phía S2 một đoạn ∆x. Khi đó, vân sáng trung tâm sẽ dịch chuyển một đoạn x0 bằng bao nhiêu?
-
A.
\({x_0} = \frac{D}{{\Delta xd}}\)
-
B.
\({x_0} = \frac{{\Delta x.d}}{D}\)
-
C.
\({x_0} = \frac{{\Delta xD}}{d}\)
-
D.
\({x_0} = \Delta x\)
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe I-âng, cho \(a = 2mm,{\rm{ }}D = 2m\) . Một nguồn sáng cách đều hai khe S1 và S2. Khoảng cách từ S tới mặt phẳng hai khe là \(d = 0,5m.\) Khi đó vân sáng trung tâm tại O (là giao điểm của đường trung trực S1S2 với màn). Nếu dời S theo phương song song với S1S2 về phía S2 một đoạn 1,5mm thì vân sáng trung tâm sẽ dời một đoạn bao nhiêu?
-
A.
1,5mm theo phương song song với S1S2 về phía S2
-
B.
6mm theo phương song song với S1S2 về phía S1
-
C.
1,5mm theo phương song song với S1S2 về phía S1
-
D.
6mm theo phương song song với S1S2 về phía S2
Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách từ S tới mặt phẳng hai khe là d. Hai khe cách màn một đoạn là 2,7m. Cho S dời theo phương song song với S1S2 về phía S1 một đoạn 1,5mm. Hệ vân giao thoa trên màn di chuyển 4,5mm theo phương song song với S1S2 về phía S2. Tính d?
-
A.
0,45m
-
B.
0,9m
-
C.
1,8m
-
D.
2,7m
Trong thí nghiệm I- âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, người ta thấy khoảng vân tăng thêm 0,3mm khi dời màn để khoảng cách giữa màn và hai khe thay đổi một đoạn 0,5m. Biết hai khe cách nhau là a = 1mm. Bước sóng của ánh sáng đã sử dụng là?
-
A.
\(0,40\mu m\)
-
B.
\(0,58\mu m\)
-
C.
\(0,60\mu m\)
-
D.
\(0,75\mu m\)
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe I-âng, cho D=1,5m. Nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng hai khe là d=60cm. Khoảng vân đo được trên màn bằng i=3mm. Cho S dời theo phương song song với S1S2 về phía S2. Để cường độ sáng tại O chuyển từ cực đại sang cực tiểu thì S phải dịch chuyển một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu?
-
A.
3,75mm
-
B.
2,4mm
-
C.
0,6mm
-
D.
1,2mm
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe I-âng, cho D = 1,5m. Nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng hai khe là d = 60cm. Khoảng vân đo được trên màn bằng i = 3mm. Điểm M cách vân trung tâm một đoạn x = 3mm về phía S2. Cho S dời theo phương song song với S1S2 về phía S2 một đoạn 3mm. Khi đó tại M cho vân sáng hay vân tối bậc mấy?
-
A.
Vân tối thứ 4
-
B.
Vân tối thứ 2
-
C.
Vân sáng bậc 1
-
D.
Vân sáng bậc 2
Một nguồn sáng đơn sắc λ chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2 song song cách nhau một khoảng a và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Đặt trước khe S1 một bản thủy tinh 2 mặt phẳng song song có chiết suất n , độ dày e. Khi đó, hệ thống vân sẽ dịch chuyển trên màn thế nào?
-
A.
Về phía S1 một đoạn \({x_0} = \frac{{(1 - n)eD}}{a}\)
-
B.
Về phía S2 một đoạn \({x_0} = \frac{{(1 - n)eD}}{a}\)
-
C.
Về phía S1 một đoạn \({x_0} = \frac{{(n - 1)eD}}{a}\)
-
D.
Về phía S2 một đoạn \({x_0} = \frac{{(n - 1)eD}}{a}\)
Một nguồn sáng đơn sắc \(\lambda = 0,6\mu m\) chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2 hẹp, song song, cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Đặt trước khe S1 một bản thủy tinh 2 mặt phẳng song song có chiết suất n=1,5; độ dày \(e = 12\mu m\). Vị trí hệ thống vân sẽ dịch chuyển trên màn thế nào?
-
A.
Về phía S1 2mm
-
B.
Về phía S1 6mm
-
C.
Về phía S2 2mm
-
D.
Về phía S2 6mm
Trong thí nghiệm I-âng cho a = 2mm, D = 2,2m. Người ta đặt trước khe sáng S1 một bản mặt song song mỏng chiết suất n, bề dày \(e = 6\mu m\) . Khi đó, ta thấy hệ thống vân giao thoa trên màn bị dịch chuyển một đoạn 3mm về phía S1. Chiết suất n của chất làm bản mỏng là:
-
A.
1,4
-
B.
1,46
-
C.
1,6
-
D.
1,5
Trong thí nghiệm I-âng cho a=2,5mm, D=1,5m. Người ta đặt trước một trong hai khe sáng một bản mặt song song mỏng chiết suất n=1,52. Khi đó, ta thấy hệ vân giao thoa trên màn bị dịch chuyển một đoạn 3mm. Bề dày e của bản mỏng là:
-
A.
9,6μm
-
B.
9,6nm
-
C.
1,6μm
-
D.
16nm
Một nguồn sáng đơn sắc \(\lambda = 0,6\mu m\)chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe S1 và S2 , hẹp, song song, cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn hứng ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Ban đầu đặt sau khe S2 một bản thủy tinh song song có chiết suất n; độ dày e. Sau đó, không đặt bản thủy tinh mà đổ đầy vào khoảng giữa khe và màn một chất lỏng có chiết suất n’. Người ta thấy khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng 0,45mm. Tính chiết suất n’
-
A.
1,6
-
B.
1,5
-
C.
1,4
-
D.
1,33
Đặt một mảnh mica phẳng có chiết suất n =1,6 che một trong hai khe của thí nghiệm I-âng, ta thấy vân sáng bậc 30 dịch chuyển đến vị trí của vân sáng chính giữa. Nếu bước sóng của ánh sáng là \(\lambda = 450nm\) thì độ dày của mảnh mica là:
-
A.
11,25μm
-
B.
122,5μm
-
C.
22,5μm
-
D.
45μm
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, một nguồn sáng đơn sắc có bước sóng λ chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2 hẹp, song song, cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Đặt trước khe S1 một bản thủy tinh 2 mặt phẳng song song có chiết suất n = 1,5, độ dày \(e{\rm{ }} = 12\mu m\) . Người ta đo được độ dịch chuyển của vân trung tâm bằng khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là?
-
A.
0,75μm
-
B.
0,67μm
-
C.
750pm
-
D.
670pm
Trong thí nghiệm khe Young ta thu được hệ thống vân sáng, vân tối trên màn. Xét hai điểm \(A,\,\,B\) đối xứng qua vân trung tâm, khi màn cách hai khe một khoảng là \(D\) thì \(A,\,\,B\) là vân sáng. Dịch chuyển màn ra xa hai khe một khoảng \(d\) thì \(A,\,\,B\) là vân sáng và đếm được số vân sáng trên đoạn \(AB\) trước và sau khi dịch chuyển màn hơn kém nhau \(4\). Nếu dịch tiếp màn ra xa hai khe một khoảng \(9d\) nữa thì \(A,\,\,B\) lại là vân sáng và nếu dịch tiếp màn ra xa nữa thì tại \(A\) và \(B\) không còn xuất hiện vân sáng nữa. Tại \(A\) khi chưa dịch chuyển màn là vân sáng thứ mấy?
-
A.
\(5\).
-
B.
\(4\).
-
C.
\(7\).
-
D.
\(6\).
Chiếu ánh sáng màu vàng có bước sóng 600 nm tới hai khe hẹp. Màn đặt cách hai khe 1 m thu được hệ vân giao thoa, khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là x. Thay bằng ánh sáng xanh có bước sóng 400 nm. Phải dịch chuyển màn cách hai khe một khoảng bao nhiêu để khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là x?
-
A.
0,33 m.
-
B.
0,67 m.
-
C.
0,75 m.
-
D.
1,50 m.
Lời giải và đáp án
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe I-âng, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn là D. Nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng hai khe là d. Khoảng vân đo được trên màn bằng i. Cho S dời theo phương song song với S1S2 về phía S2 một đoạn ∆x. Khi đó, vân sáng trung tâm sẽ dịch chuyển một đoạn x0 bằng bao nhiêu?
-
A.
\({x_0} = \frac{D}{{\Delta xd}}\)
-
B.
\({x_0} = \frac{{\Delta x.d}}{D}\)
-
C.
\({x_0} = \frac{{\Delta xD}}{d}\)
-
D.
\({x_0} = \Delta x\)
Đáp án : C
Xem lí thuyết phần 1
Khi dịch chuyển nguồn sáng theo phương song song với S1S2 thì vân trung tâm sẽ dịch chuyển một đoạn là: \({x_0} = \frac{{\Delta xD}}{d}\)
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe I-âng, cho \(a = 2mm,{\rm{ }}D = 2m\) . Một nguồn sáng cách đều hai khe S1 và S2. Khoảng cách từ S tới mặt phẳng hai khe là \(d = 0,5m.\) Khi đó vân sáng trung tâm tại O (là giao điểm của đường trung trực S1S2 với màn). Nếu dời S theo phương song song với S1S2 về phía S2 một đoạn 1,5mm thì vân sáng trung tâm sẽ dời một đoạn bao nhiêu?
-
A.
1,5mm theo phương song song với S1S2 về phía S2
-
B.
6mm theo phương song song với S1S2 về phía S1
-
C.
1,5mm theo phương song song với S1S2 về phía S1
-
D.
6mm theo phương song song với S1S2 về phía S2
Đáp án : B
Xem lý thuyết phần 1
Ta có: Khi dời S theo phương song song với S1S2 về phía S2 thì vị trí vân trung tâm thay đổi một đoạn \({x_0} = \frac{{\Delta xD}}{d} = \frac{{1,{{5.10}^{ - 3}}.2}}{{0,5}} = {6.10^{ - 3}}m = 6mm\) về phía S1
Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách từ S tới mặt phẳng hai khe là d. Hai khe cách màn một đoạn là 2,7m. Cho S dời theo phương song song với S1S2 về phía S1 một đoạn 1,5mm. Hệ vân giao thoa trên màn di chuyển 4,5mm theo phương song song với S1S2 về phía S2. Tính d?
-
A.
0,45m
-
B.
0,9m
-
C.
1,8m
-
D.
2,7m
Đáp án : B
Xem lý thuyết phần 1
Ta có: Khi dời S theo phương song song với S1S2 về phía S1 thì vị trí vân trung tâm thay đổi một đoạn \({x_0} = \frac{{\Delta xD}}{d}\) về phía S2
Theo đề bài, ta có: \({x_0} = 4,5mm = 4,{5.10^{ - 3}}m\)
\({x_0} = \frac{{\Delta xD}}{d} \to d = \frac{{\Delta xD}}{{{x_0}}} = \frac{{1,{{5.10}^{ - 3}}.2,7}}{{4,{{5.10}^{ - 3}}}} = 0,9m\)
Trong thí nghiệm I- âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, người ta thấy khoảng vân tăng thêm 0,3mm khi dời màn để khoảng cách giữa màn và hai khe thay đổi một đoạn 0,5m. Biết hai khe cách nhau là a = 1mm. Bước sóng của ánh sáng đã sử dụng là?
-
A.
\(0,40\mu m\)
-
B.
\(0,58\mu m\)
-
C.
\(0,60\mu m\)
-
D.
\(0,75\mu m\)
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức tính khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Gọi i và i’ là khoảng vân ban đầu và sau khi dời màn
D, D’ là khoảng cách giữa hai khe và màn lúc ban đầu và sau khi dời màn
Ta có:
+ Ban đầu: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
+ Khi dời màn : \(i' = \frac{{\lambda D'}}{a}\)
Mặt khác, theo đầu bài: Khoảng vân tăng thêm 0,3mm khi khoảng cách giữa màn và hai khe thay đổi 0,5m
=> \(D' > D \to D' = D + 0,5\)
\(\begin{array}{l}i' - i = 0,3mm = \Delta i \leftrightarrow \frac{{\lambda D'}}{a} - \frac{{\lambda D}}{a} = \Delta i\\ \leftrightarrow \frac{\lambda }{a}(D' - D) = \Delta i \to \lambda = \frac{{\Delta i.a}}{{D' - D}} = \frac{{0,{{3.10}^{ - 3}}{{.10}^{ - 3}}}}{{0,5}} = 0,{6.10^{ - 6}}m\end{array}\)
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe I-âng, cho D=1,5m. Nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng hai khe là d=60cm. Khoảng vân đo được trên màn bằng i=3mm. Cho S dời theo phương song song với S1S2 về phía S2. Để cường độ sáng tại O chuyển từ cực đại sang cực tiểu thì S phải dịch chuyển một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu?
-
A.
3,75mm
-
B.
2,4mm
-
C.
0,6mm
-
D.
1,2mm
Đáp án : C
+ Vận dụng công thức khi dịch chuyển nguồn sáng (xem lí thuyết phần 1)
+ Sử dụng biểu thức vị trí vân sáng - tối
Ta có, khi dịch chuyển nguồn sáng S theo phương song song về phía S2
Khi đó, vân trung tâm dịch chuyển một đoạn \({x_0} = \frac{{\Delta xD}}{d}\) về phía S1
Ta có: \(OO' = {x_0}\), để tại O chuyển từ cực đại sang cực tiểu thì \({x_0} = (k + \frac{1}{2})i\)
\( \leftrightarrow \frac{{\Delta xD}}{d} = \left( {k + \frac{1}{2}} \right)i \to \Delta x = \left( {k + \frac{1}{2}} \right)\frac{d}{D}i\)
\({\left( {\Delta x} \right)_{\min }} = \frac{1}{2}\frac{d}{D}i\) (khi k = 0)
Vậy để O chuyển từ cực đại sang cực tiểu thì S phải dịch chuyển một đoạn tối thiểu: \({\left( {\Delta x} \right)_{\min }} = \frac{1}{2}\frac{d}{D}i = \frac{1}{2}\frac{{0,6}}{{1,5}}{.3.10^{ - 3}} = 0,{6.10^{ - 3}}m = 0,6mm\)
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe I-âng, cho D = 1,5m. Nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng hai khe là d = 60cm. Khoảng vân đo được trên màn bằng i = 3mm. Điểm M cách vân trung tâm một đoạn x = 3mm về phía S2. Cho S dời theo phương song song với S1S2 về phía S2 một đoạn 3mm. Khi đó tại M cho vân sáng hay vân tối bậc mấy?
-
A.
Vân tối thứ 4
-
B.
Vân tối thứ 2
-
C.
Vân sáng bậc 1
-
D.
Vân sáng bậc 2
Đáp án : A
+ Vận dụng công thức khi dịch chuyển nguồn sáng (xem lí thuyết phần 1)
+ Xác định vị trí vân sáng - tối trên màn
Ta có, khi dịch chuyển nguồn sáng S theo phương song song về phía S2
Khi đó, vân trung tâm dịch chuyển một đoạn \({x_0} = \frac{{\Delta xD}}{d} = \frac{{{{3.10}^{ - 3}}.1,5}}{{0,6}} = 7,{5.10^{ - 3}}m\) về phía S1
Sau khi dịch nguồn S, điểm M cách vị trí vân trung tâm mới một đoạn:
\(x' = x + {x_0} = 7,5 + 3 = 10,5mm\)
Ta có: \(x' = 10,5 = 3,5i = (3 + 0,5)i\)
=> Tại M là vân tối bậc 4
Một nguồn sáng đơn sắc λ chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2 song song cách nhau một khoảng a và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Đặt trước khe S1 một bản thủy tinh 2 mặt phẳng song song có chiết suất n , độ dày e. Khi đó, hệ thống vân sẽ dịch chuyển trên màn thế nào?
-
A.
Về phía S1 một đoạn \({x_0} = \frac{{(1 - n)eD}}{a}\)
-
B.
Về phía S2 một đoạn \({x_0} = \frac{{(1 - n)eD}}{a}\)
-
C.
Về phía S1 một đoạn \({x_0} = \frac{{(n - 1)eD}}{a}\)
-
D.
Về phía S2 một đoạn \({x_0} = \frac{{(n - 1)eD}}{a}\)
Đáp án : C
Xem lí thuyết phần 2
Khi đặt trước S1 một bản thủy tinh 2 mặt song song thì khi đó, hệ thống vân sẽ dịch chuyển một đoạn :\({x_o}\, = \,\frac{{(n\, - \,1)eD}}{a}\) về phía S1
Một nguồn sáng đơn sắc \(\lambda = 0,6\mu m\) chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2 hẹp, song song, cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Đặt trước khe S1 một bản thủy tinh 2 mặt phẳng song song có chiết suất n=1,5; độ dày \(e = 12\mu m\). Vị trí hệ thống vân sẽ dịch chuyển trên màn thế nào?
-
A.
Về phía S1 2mm
-
B.
Về phía S1 6mm
-
C.
Về phía S2 2mm
-
D.
Về phía S2 6mm
Đáp án : B
Xem lí thuyết phần 2
Khi đặt trước S1 một bản thủy tinh 2 mặt song song thì khi đó, hệ thống vân sẽ dịch chuyển một đoạn :\({x_0} = \frac{{(n - 1)eD}}{a} = \frac{{(1,5 - 1){{.12.10}^{ - 6}}.1}}{{{{10}^{ - 3}}}} = {6.10^{ - 3}}m = 6mm\) về phía S1
Trong thí nghiệm I-âng cho a = 2mm, D = 2,2m. Người ta đặt trước khe sáng S1 một bản mặt song song mỏng chiết suất n, bề dày \(e = 6\mu m\) . Khi đó, ta thấy hệ thống vân giao thoa trên màn bị dịch chuyển một đoạn 3mm về phía S1. Chiết suất n của chất làm bản mỏng là:
-
A.
1,4
-
B.
1,46
-
C.
1,6
-
D.
1,5
Đáp án : B
Xem lí thuyết phần 2
Khi đặt trước S1 một bản thủy tinh 2 mặt song song thì khi đó, hệ thống vân sẽ dịch chuyển một đoạn :\({x_0} = \frac{{(n - 1)eD}}{a}\)về phía S1
Theo đầu bài, ta có: \({x_0} = 3mm = \frac{{(n - 1)eD}}{a} \to n = \frac{{a{x_0}}}{{eD}} + 1 = \frac{{{{2.10}^{ - 3}}{{.3.10}^{ - 3}}}}{{{{6.10}^{ - 6}}.2,2}} + 1 \approx 1,46\)
Trong thí nghiệm I-âng cho a=2,5mm, D=1,5m. Người ta đặt trước một trong hai khe sáng một bản mặt song song mỏng chiết suất n=1,52. Khi đó, ta thấy hệ vân giao thoa trên màn bị dịch chuyển một đoạn 3mm. Bề dày e của bản mỏng là:
-
A.
9,6μm
-
B.
9,6nm
-
C.
1,6μm
-
D.
16nm
Đáp án : A
Xem lí thuyết phần 2
Giả sử đặt trước S1 bản mặt song song, ta có:
Khi đặt trước S1 một bản thủy tinh 2 mặt song song thì khi đó, hệ thống vân sẽ dịch chuyển một đoạn :\({x_0} = \frac{{(n - 1)eD}}{a}\) về phía S1
Theo đầu bài, ta có: \({x_0} = 3mm = \frac{{(n - 1)eD}}{a} \to e = \frac{{a{x_0}}}{{(n - 1)D}} = \frac{{2,{{5.10}^{ - 3}}{{.3.10}^{ - 3}}}}{{(1,52 - 1).1,5}} \approx 9,{62.10^{ - 6}}m = 9,62\mu m\)
Một nguồn sáng đơn sắc \(\lambda = 0,6\mu m\)chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe S1 và S2 , hẹp, song song, cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn hứng ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Ban đầu đặt sau khe S2 một bản thủy tinh song song có chiết suất n; độ dày e. Sau đó, không đặt bản thủy tinh mà đổ đầy vào khoảng giữa khe và màn một chất lỏng có chiết suất n’. Người ta thấy khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng 0,45mm. Tính chiết suất n’
-
A.
1,6
-
B.
1,5
-
C.
1,4
-
D.
1,33
Đáp án : D
+ Khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp là i
+ Sử dụng công thức tính khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
+ Vận dụng biểu thức tính bước sóng trong môi trường có chiết suất n: \(\lambda = \frac{{{\lambda _{kk/ck}}}}{n}\)
Ta có, khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp là i = 0,45mm
\(i = \frac{{\frac{\lambda }{{n'}}D}}{a} \to n' = \frac{{\lambda D}}{{ia}} = \frac{{0,{{6.10}^{ - 6}}.1}}{{0,{{45.10}^{ - 3}}{{.10}^{ - 3}}}} = \frac{4}{3}\)
Đặt một mảnh mica phẳng có chiết suất n =1,6 che một trong hai khe của thí nghiệm I-âng, ta thấy vân sáng bậc 30 dịch chuyển đến vị trí của vân sáng chính giữa. Nếu bước sóng của ánh sáng là \(\lambda = 450nm\) thì độ dày của mảnh mica là:
-
A.
11,25μm
-
B.
122,5μm
-
C.
22,5μm
-
D.
45μm
Đáp án : C
Xem lí thuyết phần 2
Giả sử đặt trước S1 mảnh mica phẳng, ta có:
Ta có: Khi đặt trước S1 bản mica thì khi đó, hệ thống vân sẽ dịch chuyển một đoạn :
\({x_0} = \frac{{(n - 1)eD}}{a}\) về phía S1
Theo đầu bài ta có: đoạn dịch chuyển này bằng 30i
\(\begin{array}{l}{x_0} = 30i \leftrightarrow \frac{{(n - 1)eD}}{a} = 30i = \frac{{30\lambda D}}{a}\\ \to e = \frac{{30\lambda }}{{(n - 1)}} = \frac{{{{30.450.10}^{ - 9}}}}{{(1,6 - 1)}} = 2,{25.10^{ - 5}}m = 22,5\mu m\end{array}\)
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, một nguồn sáng đơn sắc có bước sóng λ chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2 hẹp, song song, cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Đặt trước khe S1 một bản thủy tinh 2 mặt phẳng song song có chiết suất n = 1,5, độ dày \(e{\rm{ }} = 12\mu m\) . Người ta đo được độ dịch chuyển của vân trung tâm bằng khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là?
-
A.
0,75μm
-
B.
0,67μm
-
C.
750pm
-
D.
670pm
Đáp án : A
+ Xem lí thuyết phần 2
+ Khoảng cách giữa n vân sáng là (n-1)i
Ta có: Khi đặt trước S1 một bản thủy tinh 2 mặt song song thì khi đó, hệ thống vân sẽ dịch chuyển một đoạn :\({x_0} = \frac{{(n - 1)eD}}{a}\) về phía S1
Theo đầu bài, ta có: khoảng dịch chuyển đó bằng khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp
Ta có, khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là: 8i
\(\begin{array}{l} \to {x_0} = 8i \leftrightarrow \frac{{(n - 1)eD}}{a} = 8\frac{{\lambda D}}{a}\\ \to \lambda = \frac{{(n - 1)e}}{8} = \frac{{(1,5 - 1){{.12.10}^{ - 6}}}}{8} = 0,{75.10^{ - 6}}m = 0,75\mu m\end{array}\)
Trong thí nghiệm khe Young ta thu được hệ thống vân sáng, vân tối trên màn. Xét hai điểm \(A,\,\,B\) đối xứng qua vân trung tâm, khi màn cách hai khe một khoảng là \(D\) thì \(A,\,\,B\) là vân sáng. Dịch chuyển màn ra xa hai khe một khoảng \(d\) thì \(A,\,\,B\) là vân sáng và đếm được số vân sáng trên đoạn \(AB\) trước và sau khi dịch chuyển màn hơn kém nhau \(4\). Nếu dịch tiếp màn ra xa hai khe một khoảng \(9d\) nữa thì \(A,\,\,B\) lại là vân sáng và nếu dịch tiếp màn ra xa nữa thì tại \(A\) và \(B\) không còn xuất hiện vân sáng nữa. Tại \(A\) khi chưa dịch chuyển màn là vân sáng thứ mấy?
-
A.
\(5\).
-
B.
\(4\).
-
C.
\(7\).
-
D.
\(6\).
Đáp án : D
Khoảng vân: \(i = \dfrac{{\lambda D}}{a}\)
Vị trí vân sáng: \({x_s} = ki\)
Ban đầu, tại \(A\) là vân sáng, ta có: \({x_A} = ki = k\dfrac{{\lambda D}}{a}\)
Khi dịch chuyển màn ra xa một khoảng \(d\), tại \(A\) có:
\({x_A} = k'i' = k'.\dfrac{{\lambda \left( {D + d} \right)}}{a}\)
Lại có: \(i' > i \to \) số vân sáng trên \(AB\) giảm
Trên \(AB\) có số vân sáng giảm \(4\) vân \( \to k' = k - 2\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {x_A} = k\dfrac{{\lambda D}}{a} = \left( {k - 2} \right)\dfrac{{\lambda \left( {D + d} \right)}}{a}\\ \Rightarrow kD = \left( {k - 2} \right)\left( {D + d} \right)\,\,\left( 1 \right)\end{array}\)
Nếu dịch chuyển tiếp màn ra xa \(9d\) và nếu nếu dịch tiếp màn ra xa nữa thì tại \(A\) và \(B\) không còn xuất hiện vân sáng → tại\(A\) là vân sáng bậc \(1\,\,\left( {k'' = 1} \right)\)
Ta có: \({x_A} = k''.i'' = 1.\dfrac{{\lambda \left( {D + 10d} \right)}}{a} = \dfrac{{\lambda \left( {D + 10d} \right)}}{a}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {x_A} = k\dfrac{{\lambda D}}{a} = \dfrac{{\lambda \left( {D + 10d} \right)}}{a}\\ \Rightarrow kD = D + 10d \Rightarrow d = \dfrac{{\left( {k - 1} \right)D}}{{10}}\end{array}\)
Thay vào \(\left( 1 \right)\), ta có:
\(\begin{array}{l}kD = \left( {k - 2} \right).\left( {D + \dfrac{{\left( {k - 1} \right)D}}{{10}}} \right)\\ \Rightarrow k = \left( {k - 2} \right).\left( {1 + \dfrac{{k - 1}}{{10}}} \right) \Rightarrow k = 6\end{array}\)
Chiếu ánh sáng màu vàng có bước sóng 600 nm tới hai khe hẹp. Màn đặt cách hai khe 1 m thu được hệ vân giao thoa, khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là x. Thay bằng ánh sáng xanh có bước sóng 400 nm. Phải dịch chuyển màn cách hai khe một khoảng bao nhiêu để khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là x?
-
A.
0,33 m.
-
B.
0,67 m.
-
C.
0,75 m.
-
D.
1,50 m.
Đáp án : D
Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là khoảng vân giao thoa: \(i = \dfrac{{\lambda D}}{a}\)
Khoảng vân trong hai trường hợp ánh sáng có bước sóng khác nhau là:
\(x = \dfrac{{{\lambda _1}{D_1}}}{a} = \dfrac{{{\lambda _2}{D_2}}}{a} \Rightarrow {D_2} = \dfrac{{{\lambda _1}{D_1}}}{{{\lambda _2}}} = \dfrac{{600.1}}{{400}} = 1,5\,\,\left( m \right)\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập giao thoa 2 ánh sáng - 3 ánh sáng Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập tập giao thoa ánh sáng trắng Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26. Các loại quang phổ Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 27. Các loại tia: Tia hồng ngoại - Tia tử ngoại - Tia X Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập sóng ánh sáng (phần 1) Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập sóng ánh sáng (phần 2) Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 5 Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập giao thoa ánh sáng đơn sắc Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 25. Giao thoa ánh sáng Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24. Tán sắc ánh sáng Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết