Trắc nghiệm Bài 8. Giao thoa sóng - Vật Lí 12
Đề bài
Thế nào là 2 sóng kết hợp?
-
A.
Hai sóng chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ.
-
B.
Hai sóng luôn đi kèm với nhau.
-
C.
Hai sóng có cùng phương, tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
-
D.
Hai sóng có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.
Có hiện tượng gì xảy ra khi một sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng?
-
A.
Sóng vẫn tiếp tục truyền thẳng qua khe.
-
B.
Sóng gặp khe phản xạ trở lại.
-
C.
Sóng truyền qua khe giống như một tâm phát sóng mới.
-
D.
Sóng gặp khe rồi dừng lại.
Hiện tượng giao thoa sóng là:
-
A.
Hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau.
-
B.
Hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
-
C.
Hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
-
D.
Hiện tượng hai sóng khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.
-
B.
Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.
-
C.
Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ.
-
D.
Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại.
-
B.
Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm không dao động.
-
C.
Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm không dao động tạo thành các vân cực tiểu.
-
D.
Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động mạnh tạo thành các đường thẳng cực đại.
Chọn câu đúng. Hiện tượng giao thoa là hiện tượng
-
A.
Giao nhau của hai sóng tại một điểm của môi trường
-
B.
Tổng hợp của hai dao động
-
C.
Tạo thành các gợn lồi, lõm
-
D.
Hai sóng kết hợp, khi gặp nhau có những điểm chúng luôn luôn tăng cường nhau, có những điểm chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
Điều kiện có giao thoa sóng là gì?
-
A.
Có hai sóng chuyển động ngược chiều giao nhau.
-
B.
Có hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi.
-
C.
Có hai sóng cùng bước sóng giao nhau.
-
D.
Có hai sóng cùng biên độ, cùng tốc độ giao nhau.
Biểu thức nào sau đây xác định vị trí các cực đại giao thoa với 2 nguồn cùng pha?
-
A.
\({d_2} - {d_1} = \left( {k + \frac{1}{2}} \right)\lambda \)
-
B.
\({d_2} - {d_1} = \frac{{k\lambda }}{2}\)
-
C.
\({d_2} - {d_1} = k\lambda \)
-
D.
\({d_2} - {d_1} = \left( {k - \frac{1}{2}} \right)\lambda \)
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?
-
A.
Bằng hai lần bước sóng.
-
B.
Bằng một bước sóng.
-
C.
Bằng một nửa bước sóng.
-
D.
Bằng một phần tư bước sóng.
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa một cực đại và một cực tiểu ngay sát nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?
-
A.
Bằng hai lần bước sóng.
-
B.
Bằng một bước sóng.
-
C.
Bằng một nửa bước sóng.
-
D.
Bằng một phần tư bước sóng.
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, tốc độ truyền sóng là $0,5 m/s$, cần rung có tần số $40 Hz$. Khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn thẳng $S_1S_2$.
-
A.
$2,5 cm$
-
B.
$1,25 cm$
-
C.
$0,625 cm$
-
D.
$0,3125 cm$
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, tốc độ truyền sóng là $6 m/s$, $A$ là điểm dao động với biên độ cực đại và $B$ là điểm dao động với biên độ cực tiểu gần $A$ nhất, biết $AB = 2cm$. Cần rung có tần số bằng bao nhiêu?
-
A.
$75 Hz$
-
B.
$150 Hz$
-
C.
$300 Hz$
-
D.
$50 Hz$
Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động
-
A.
Lệch pha nhau góc π/3
-
B.
Cùng pha nhau
-
C.
Ngược pha nhau.
-
D.
Lệch pha nhau góc π/2
Trong giao thoa sóng trên mặt nước, ta quan sát được hệ vân giao thoa gồm các gợn sóng có dạng:
-
A.
Parabol
-
B.
Elip
-
C.
Hyperbol
-
D.
Vòng tròn
Trong giao thoa sóng trên mặt nước, nếu quan sát hệ vân giao thoa trên trần nhà thì các hypebol sáng là ảnh của các vân giao thoa
-
A.
Đứng yên vì ánh sáng không bị tán xạ khi truyền qua các vân này.
-
B.
Đứng yên vì ánh sáng bị tán xạ khi truyền qua các vân này.
-
C.
Dao động cực đại vì ánh sáng không bị tán xạ khi truyền qua các vân này.
-
D.
Dao động cực đại vì ánh sáng bị tán xạ khi truyền qua các vân này.
Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng dao động với cùng biên độ cùng tần số và cùng pha. Ta quan sát được hệ các vân đối xứng. Bây giờ nếu biên độ của một nguồn tăng lên gấp đôi nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn lại thì:
-
A.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, hình dạng và vị trí của các vân giao thoa không thay đổi.
-
B.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực tiểu ℓớn hơn và cực đại cũng lớn hơn.
-
C.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, nhưng vị trí các vân cực đại và cực tiểu đổi chỗ cho nhau.
-
D.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực đại giảm xuống, vân cực tiểu tăng lên.
Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng dao động với cùng biên độ cùng tần số và cùng pha. Ta quan sát được hệ các vân đối xứng. Bây giờ nếu biên độ của một nguồn giảm xuống nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn lại thì:
-
A.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, hình dạng và vị trí của các vân giao thoa không thay đổi.
-
B.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực tiểu ℓớn hơn và cực đại cũng lớn hơn.
-
C.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, nhưng vị trí các vân cực đại và cực tiểu đổi chỗ cho nhau.
-
D.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực đại giảm xuống, vân cực tiểu tăng lên.
Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ rằng ánh sáng
-
A.
là sóng ngang.
-
B.
có bản chất sóng.
-
C.
gồm các hạt phôtôn.
-
D.
là sóng dọc.
Trong thí nghiệm giao thoa ở mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng pha đặt tại A và B, trong khoảng giữa hai nguồn thì
-
A.
số vân cực đại luôn lớn hơn số vân cực tiểu.
-
B.
số vân cực đại giao thoa luôn bằng số vị trí có phần tử không dao động trên đoạn thẳng AB.
-
C.
số vân cực đại luôn nhỏ hơn số vân cực tiểu.
-
D.
số vân cực đại giao thoa luôn bằng số vị trí có phần tử dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng AB.
Lời giải và đáp án
Thế nào là 2 sóng kết hợp?
-
A.
Hai sóng chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ.
-
B.
Hai sóng luôn đi kèm với nhau.
-
C.
Hai sóng có cùng phương, tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
-
D.
Hai sóng có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.
Đáp án : C
Hai sóng kết hợp là hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra. Hai sóng kết hợp dao động cùng phương, cùng chu kì (hay tần số) và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Có hiện tượng gì xảy ra khi một sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng?
-
A.
Sóng vẫn tiếp tục truyền thẳng qua khe.
-
B.
Sóng gặp khe phản xạ trở lại.
-
C.
Sóng truyền qua khe giống như một tâm phát sóng mới.
-
D.
Sóng gặp khe rồi dừng lại.
Đáp án : C
Khi sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng thì sóng truyền qua khe giống như một tâm phát sóng mới
Hiện tượng giao thoa sóng là:
-
A.
Hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau.
-
B.
Hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
-
C.
Hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
-
D.
Hiện tượng hai sóng khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
Đáp án : C
Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.
-
B.
Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.
-
C.
Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ.
-
D.
Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha.
Đáp án : D
Hai sóng là hai sóng kết hợp tức là hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian (hoặc hai sóng cùng pha).
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại.
-
B.
Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm không dao động.
-
C.
Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm không dao động tạo thành các vân cực tiểu.
-
D.
Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động mạnh tạo thành các đường thẳng cực đại.
Đáp án : D
A, B, C - đúng
D - sai vì: Các gợn sóng có hình các đường hypebol chứ không phải là đường thẳng
Chọn câu đúng. Hiện tượng giao thoa là hiện tượng
-
A.
Giao nhau của hai sóng tại một điểm của môi trường
-
B.
Tổng hợp của hai dao động
-
C.
Tạo thành các gợn lồi, lõm
-
D.
Hai sóng kết hợp, khi gặp nhau có những điểm chúng luôn luôn tăng cường nhau, có những điểm chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
Đáp án : D
Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
Các gợn sóng có hình các đường hypebol gọi là các vân giao thoa.
Điều kiện có giao thoa sóng là gì?
-
A.
Có hai sóng chuyển động ngược chiều giao nhau.
-
B.
Có hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi.
-
C.
Có hai sóng cùng bước sóng giao nhau.
-
D.
Có hai sóng cùng biên độ, cùng tốc độ giao nhau.
Đáp án : B
Điều kiện có giao thoa sóng là: Hai sóng là hai sóng kết hợp tức là hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian (hoặc hai sóng cùng pha).
Biểu thức nào sau đây xác định vị trí các cực đại giao thoa với 2 nguồn cùng pha?
-
A.
\({d_2} - {d_1} = \left( {k + \frac{1}{2}} \right)\lambda \)
-
B.
\({d_2} - {d_1} = \frac{{k\lambda }}{2}\)
-
C.
\({d_2} - {d_1} = k\lambda \)
-
D.
\({d_2} - {d_1} = \left( {k - \frac{1}{2}} \right)\lambda \)
Đáp án : C
Vị trí các cực đại giao thoa với 2 nguồn cùng pha (∆φ = 0): \({d_2} - {d_1} = k\lambda \)
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?
-
A.
Bằng hai lần bước sóng.
-
B.
Bằng một bước sóng.
-
C.
Bằng một nửa bước sóng.
-
D.
Bằng một phần tư bước sóng.
Đáp án : C
Khoảng cách giữa 2 cực đại liên tiếp hoặc 2 cực tiểu liên tiếp là: \(\frac{\lambda }{2}\)
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa một cực đại và một cực tiểu ngay sát nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?
-
A.
Bằng hai lần bước sóng.
-
B.
Bằng một bước sóng.
-
C.
Bằng một nửa bước sóng.
-
D.
Bằng một phần tư bước sóng.
Đáp án : D
Khoảng cách giữa 1 cực đại và 1 cực tiểu gần nhất là \(\frac{\lambda }{4}\)
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, tốc độ truyền sóng là $0,5 m/s$, cần rung có tần số $40 Hz$. Khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn thẳng $S_1S_2$.
-
A.
$2,5 cm$
-
B.
$1,25 cm$
-
C.
$0,625 cm$
-
D.
$0,3125 cm$
Đáp án : C
+ Sử dụng công thức tính bước sóng: \(\lambda = \dfrac{v}{f}\)
+ Khoảng cách giữa 2 cực đại liên tiếp hoặc 2 cực tiểu liên tiếp là: \(\dfrac{\lambda }{2}\)
Ta có: Bước sóng:
\(\lambda = \dfrac{v}{f} = \dfrac{{0,5}}{{40}} = 0,0125m = 1,25cm\)
Khoảng cách giữa 2 cực đại liên tiếp :
\(\dfrac{\lambda }{2} = \dfrac{{1,25}}{2} = 0,625cm\)
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, tốc độ truyền sóng là $6 m/s$, $A$ là điểm dao động với biên độ cực đại và $B$ là điểm dao động với biên độ cực tiểu gần $A$ nhất, biết $AB = 2cm$. Cần rung có tần số bằng bao nhiêu?
-
A.
$75 Hz$
-
B.
$150 Hz$
-
C.
$300 Hz$
-
D.
$50 Hz$
Đáp án : A
+ Khoảng cách giữa 1 cực đại và 1 cực tiểu gần nhất là \(\dfrac{\lambda }{4}\)
+ Sử dụng công thức tính tần số: \(f = \dfrac{v}{\lambda }\)
Ta có: Khoảng cách giữa $1$ cực đại và $1$ cực tiểu gần nhất là \(\dfrac{\lambda }{4}\)
\( \to AB = \dfrac{\lambda }{4} = 2 \to \lambda = 8cm\)
Cần rung có tần số là:
\(f = \dfrac{v}{\lambda } = \dfrac{6}{{0,08}} = 75H{\rm{z}}\)
Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động
-
A.
Lệch pha nhau góc π/3
-
B.
Cùng pha nhau
-
C.
Ngược pha nhau.
-
D.
Lệch pha nhau góc π/2
Đáp án : B
+ Sử dụng công thức tính bước sóng: \(\lambda = \frac{v}{f}\)
+ Khoảng cách giữa 2 cực đại liên tiếp hoặc 2 cực tiểu liên tiếp là: \(\frac{\lambda }{2}\)
Gọi I - trung điểm của AB
Ta có: d1 = d2 (do I trung điểm AB) mà tại I dao động với biên độ cực đại =>∆φ = 0
=> 2 nguồn cùng pha
Trong giao thoa sóng trên mặt nước, ta quan sát được hệ vân giao thoa gồm các gợn sóng có dạng:
-
A.
Parabol
-
B.
Elip
-
C.
Hyperbol
-
D.
Vòng tròn
Đáp án : C
Các gợn sóng có hình các đường hypebol gọi là các vân giao thoa.
Trong giao thoa sóng trên mặt nước, nếu quan sát hệ vân giao thoa trên trần nhà thì các hypebol sáng là ảnh của các vân giao thoa
-
A.
Đứng yên vì ánh sáng không bị tán xạ khi truyền qua các vân này.
-
B.
Đứng yên vì ánh sáng bị tán xạ khi truyền qua các vân này.
-
C.
Dao động cực đại vì ánh sáng không bị tán xạ khi truyền qua các vân này.
-
D.
Dao động cực đại vì ánh sáng bị tán xạ khi truyền qua các vân này.
Đáp án : A
Xem lí thuyết phản xạ ánh sáng
Nếu quan sát hệ vân giao thoa trên trần nhà thì các hepebol sáng là ảnh của các vân giao thoa đứng yên vì ánh sáng không bị tán xạ khi truyền qua các vân này.
Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng dao động với cùng biên độ cùng tần số và cùng pha. Ta quan sát được hệ các vân đối xứng. Bây giờ nếu biên độ của một nguồn tăng lên gấp đôi nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn lại thì:
-
A.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, hình dạng và vị trí của các vân giao thoa không thay đổi.
-
B.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực tiểu ℓớn hơn và cực đại cũng lớn hơn.
-
C.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, nhưng vị trí các vân cực đại và cực tiểu đổi chỗ cho nhau.
-
D.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực đại giảm xuống, vân cực tiểu tăng lên.
Đáp án : B
Áp dụng công thức tính biên độ dao động của 2 nguồn cùng pha A = a1 + a2
Giả sử ban đầu:
\({u_1} = {u_2} = ac{\rm{os}}\left( {\omega t + \varphi } \right) \to \left\{ \begin{array}{l}{A_{{\rm{max}}}} = {a_1} + {a_2} = 2{\rm{a}}\\{A_{\min }} = \left| {{a_1} - {a_2}} \right| = 0\end{array} \right.\)
Nếu:
\(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = ac{\rm{os}}\left( {\omega t + \varphi } \right)\\{u_2} = 2{\rm{a}}c{\rm{os}}\left( {\omega t + \varphi } \right)\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{A_{{\rm{max}}}} = {a_1} + {a_2}' = a + 2{\rm{a}} = 3{\rm{a}}\\{A_{\min }} = \left| {{a_1} - {a_2}'} \right| = a\end{array} \right.\)
=> Nếu biên độ của một nguồn tăng lên gấp đôi nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn lại thì hiện tượng giao thao vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực tiểu lớn hơn và vân cực đại cũng lớn hơn
Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng dao động với cùng biên độ cùng tần số và cùng pha. Ta quan sát được hệ các vân đối xứng. Bây giờ nếu biên độ của một nguồn giảm xuống nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn lại thì:
-
A.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, hình dạng và vị trí của các vân giao thoa không thay đổi.
-
B.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực tiểu ℓớn hơn và cực đại cũng lớn hơn.
-
C.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, nhưng vị trí các vân cực đại và cực tiểu đổi chỗ cho nhau.
-
D.
Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực đại giảm xuống, vân cực tiểu tăng lên.
Đáp án : D
Áp dụng công thức tính biên độ dao động của 2 nguồn cùng pha A = a1 + a2
Giả sử ban đầu:
\({u_1} = {u_2} = ac{\rm{os}}\left( {\omega t + \varphi } \right) \to \left\{ \begin{array}{l}{A_{{\rm{max}}}} = {a_1} + {a_2} = 2{\rm{a}}\\{A_{\min }} = \left| {{a_1} - {a_2}} \right| = 0\end{array} \right.\)
Nếu: u2 dao động với biên độ a’, với a’ < a.
\(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = ac{\rm{os}}\left( {\omega t + \varphi } \right)\\{u_2} = a'c{\rm{os}}\left( {\omega t + \varphi } \right)\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{A_{{\rm{max}}}} = {a_1} + {a_2}' = a + a' < 2{\rm{a}}\\{A_{\min }} = \left| {{a_1} - {a_2}'} \right| = \left| {a - a'} \right| > 0\end{array} \right.\)
=> Nếu biên độ của một giảm xuống nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn lại thì hiện tượng giao thao vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực tiểu lớn hơn và vân cực đại nhỏ hơn
Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ rằng ánh sáng
-
A.
là sóng ngang.
-
B.
có bản chất sóng.
-
C.
gồm các hạt phôtôn.
-
D.
là sóng dọc.
Đáp án : B
Sử dụng lí thuyết về giao thoa sóng ánh sáng
Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ rằng ánh sáng có bản chất sóng.
Trong thí nghiệm giao thoa ở mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng pha đặt tại A và B, trong khoảng giữa hai nguồn thì
-
A.
số vân cực đại luôn lớn hơn số vân cực tiểu.
-
B.
số vân cực đại giao thoa luôn bằng số vị trí có phần tử không dao động trên đoạn thẳng AB.
-
C.
số vân cực đại luôn nhỏ hơn số vân cực tiểu.
-
D.
số vân cực đại giao thoa luôn bằng số vị trí có phần tử dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng AB.
Đáp án : D
Sử dụng lý thuyết giao thoa sóng cơ
Trong thí nghiệm giao thoa ở mặt nước với hai nguồn cùng pha, số vân cực đại giao thoa luôn bằng số vị trí có phần tử dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng AB.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Xác định cực đại - cực tiểu giao thoa sóng Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Phương trình sóng cơ tại một điểm trong trường giao thoa Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Pha dao động tại một điểm trong trường giao thoa Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Sóng dừng Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Sóng âm - Các đặc trưng vật lí và sinh lí của âm Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập sóng cơ - sóng âm (phần 1) Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập sóng cơ - sóng âm (phần 2) Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 2 Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Đồ thị sóng cơ học Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Phương trình sóng cơ học Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Các đại lượng đặc trưng cơ bản của sóng cơ Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết