Trắc nghiệm Bài 7. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ - Vật Lí 12
Đề bài
Sóng cơ là:
-
A.
Sự truyền chuyển động cơ trong không khí
-
B.
Những dao động cơ lan truyền trong môi trường.
-
C.
Chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.
-
D.
Sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử của môi trường
Sóng ngang là:
-
A.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
-
B.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
-
C.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương song song với phương truyền sóng
-
D.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo cả hai phương vuông góc và song song với phương truyền
Sóng ngang:
-
A.
Chỉ truyền được trong chất rắn
-
B.
Truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng
-
C.
Truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
-
D.
Không truyền được trong chất rắn
Sóng dọc là:
-
A.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
-
B.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương bất kì với phương truyền sóng.
-
C.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
-
D.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương song song với phương truyền sóng.
Sóng dọc:
-
A.
Chỉ truyền được trong chất rắn
-
B.
Truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
-
C.
Truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và trong chân không.
-
D.
Không truyền được trong chất rắn
Chọn câu trả lời đúng. Để phân loại sóng ngang hay sóng dọc người ta dựa vào:
-
A.
Tốc độ truyền sóng và bước sóng.
-
B.
Phương truyền sóng và tần số sóng.
-
C.
Phương truyền sóng và tốc độ truyền sóng.
-
D.
Phương dao động và phương truyền sóng.
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?
-
A.
Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng.
-
B.
Sóng cơ không truyền được trong chân không.
-
C.
Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng.
-
D.
Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.
Tốc độ truyền sóng là tốc độ:
-
A.
Chuyển động của các phần tử vật chất
-
B.
Dao động của nguồn sóng
-
C.
Truyền pha dao động
-
D.
Dao động của các phần tử vật chất
Tốc độ truyền sóng trong một môi trường:
-
A.
Phụ thuộc vào bản chất môi trường và tần số sóng
-
B.
Phụ thuộc vào bản chất môi trường và biên độ sóng.
-
C.
Chỉ phụ thuộc vào bản chất môi trường.
-
D.
Tăng theo cường độ sóng.
Một âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v1,v2, v3. Nhận định nào sau đây là đúng
-
A.
v1 >v2> v3
-
B.
v3 >v2> v1
-
C.
v2 >v3> v1
-
D.
v2 >v1> v3
Bước sóng là:
-
A.
Quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1s
-
B.
Khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.
-
C.
Khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
-
D.
Khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử của sóng
Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường A có vận tốc vA và khi truyền trong môi trường B có vận tốc vB = 2vA. Bước sóng trong môi trường B sẽ:
-
A.
Lớn gấp hai lần bước sóng trong môi trường A
-
B.
Bằng bước sóng trong môi trường A
-
C.
Bằng một nửa bước sóng trong môi trường A
-
D.
Lớn gấp bốn lần bước sóng trong môi trường A
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
-
A.
Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau.
-
B.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.
-
C.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.
-
D.
Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử môi trường.
Chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống. Khi sóng cơ truyền càng xa nguồn thì .... càng giảm?
-
A.
Biên độ sóng.
-
B.
Tần số sóng.
-
C.
Bước sóng.
-
D.
Biên độ và năng lượng sóng.
Chọn câu trả lời sai. Năng lượng của sóng truyền từ một nguồn điểm sẽ:
-
A.
Giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng, khi truyền trong không gian.
-
B.
Giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng, khi môi trường truyền là một đường thẳng.
-
C.
Giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng, khi truyền trên mặt thoáng của chất lỏng.
-
D.
Luôn không đổi khi môi trường truyền sóng là một đường thẳng.
Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
-
A.
Tốc độ truyền sóng
-
B.
Tần số sóng
-
C.
Bước sóng.
-
D.
Năng lượng.
Một sóng cơ có bước sóng λ1 truyền từ không khí vào nước. Khi ở trong nước, người ta đo được bước sóng λ2. Biết chiết suất của nước bằng 4/3. Bước sóng λ2 bằng:
-
A.
${\lambda _2} = 0,75{\lambda _1}$
-
B.
${\lambda _2} = {\lambda _1}$
-
C.
${\lambda _2} = \frac{4}{3}{\lambda _1}$
-
D.
${\lambda _2} = 0,5{\lambda _1}$
Một nguồn dao động đặt tại điểm $O$ trên mặt chất lỏng nằm ngang phát ra dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình \({u_O} = Acos\omega t\). Sóng do nguồn dao động này tạo ra truyền trên mặt chất lỏng có bước sóng $λ$ tới điểm $M$ cách $O$ một khoảng $x$. Coi biên độ sóng và vận tốc sóng không đổi khi truyền đi thì phương trình dao động tại điểm $M$ là:
-
A.
\({u_M} = Acos\omega t\)
-
B.
\({u_M} = Acos(\omega t - \dfrac{{\pi x}}{\lambda })\)
-
C.
\({u_M} = Acos(\omega t + \dfrac{{\pi x}}{\lambda })\)
-
D.
\({u_M} = Acos(\omega t - \dfrac{{2\pi x}}{\lambda })\)
Một sóng ngang truyền trên bề mặt với tân số f = 10Hz. Tại một thời điểm nào đó một phần mặt cắt của nước có hình dạng như hình vẽ. Trong đó khoảng cách từ vị trí cân bằng của A đến vị trí cân bằng của D là 60cm và điểm C đang đi xuống qua vị trí cân bằng. Chiều truyền sóng và tốc độ truyền sóng là:
-
A.
Từ A đến E với tốc độ 8m/s.
-
B.
Từ A đến E với tốc độ 6m/s.
-
C.
Từ E đến A với tốc độ 6m/s.
-
D.
Từ E đến A với tốc độ 8m/s.
Lời giải và đáp án
Sóng cơ là:
-
A.
Sự truyền chuyển động cơ trong không khí
-
B.
Những dao động cơ lan truyền trong môi trường.
-
C.
Chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.
-
D.
Sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử của môi trường
Đáp án : B
Sóng cơ: là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
Sóng ngang là:
-
A.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
-
B.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
-
C.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương song song với phương truyền sóng
-
D.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo cả hai phương vuông góc và song song với phương truyền
Đáp án : A
Sóng ngang: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
Sóng ngang:
-
A.
Chỉ truyền được trong chất rắn
-
B.
Truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng
-
C.
Truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
-
D.
Không truyền được trong chất rắn
Đáp án : B
Sóng ngang truyền trong: Chất rắn và bề mặt chất lỏng.
Sóng dọc là:
-
A.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
-
B.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương bất kì với phương truyền sóng.
-
C.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
-
D.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương song song với phương truyền sóng.
Đáp án : C
Sóng dọc: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
Sóng dọc:
-
A.
Chỉ truyền được trong chất rắn
-
B.
Truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
-
C.
Truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và trong chân không.
-
D.
Không truyền được trong chất rắn
Đáp án : B
Sóng dọc truyền trong: tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí.
Chọn câu trả lời đúng. Để phân loại sóng ngang hay sóng dọc người ta dựa vào:
-
A.
Tốc độ truyền sóng và bước sóng.
-
B.
Phương truyền sóng và tần số sóng.
-
C.
Phương truyền sóng và tốc độ truyền sóng.
-
D.
Phương dao động và phương truyền sóng.
Đáp án : D
Sóng dọc: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
Sóng ngang: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
=> Để phân biệt sóng ngang hay sóng dọc người ta dựa vào phương dao động và phương truyền sóng.
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?
-
A.
Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng.
-
B.
Sóng cơ không truyền được trong chân không.
-
C.
Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng.
-
D.
Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.
Đáp án : D
A, B, C - đúng
D - sai vì: Khi sóng truyền qua, các phần tử của môi trường chỉ dao động quanh vị trí cân bằng của chúng mà không chuyển dời theo sóng, chỉ có pha dao động của chúng được truyền đi.
Tốc độ truyền sóng là tốc độ:
-
A.
Chuyển động của các phần tử vật chất
-
B.
Dao động của nguồn sóng
-
C.
Truyền pha dao động
-
D.
Dao động của các phần tử vật chất
Đáp án : C
Khi sóng truyền qua, các phần tử của môi trường chỉ dao động quanh vị trí cân bằng của chúng mà không chuyển dời theo sóng, chỉ có pha dao động của chúng được truyền đi.
Tốc độ truyền sóng trong một môi trường:
-
A.
Phụ thuộc vào bản chất môi trường và tần số sóng
-
B.
Phụ thuộc vào bản chất môi trường và biên độ sóng.
-
C.
Chỉ phụ thuộc vào bản chất môi trường.
-
D.
Tăng theo cường độ sóng.
Đáp án : C
Tốc độ truyền sóng v : là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường
Phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền (tính đàn hồi và mật độ môi trường): vR> vL> vK
Một âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v1,v2, v3. Nhận định nào sau đây là đúng
-
A.
v1 >v2> v3
-
B.
v3 >v2> v1
-
C.
v2 >v3> v1
-
D.
v2 >v1> v3
Đáp án : A
Tốc độ truyền sóng v: là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường
Phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền (tính đàn hồi và mật độ môi trường): vR> vL> vK
=> v1> v2> v3
Bước sóng là:
-
A.
Quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1s
-
B.
Khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.
-
C.
Khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
-
D.
Khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử của sóng
Đáp án : C
Bước sóng $\lambda $: là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kỳ.
(Bước sóng $\lambda $ cũng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha).
Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường A có vận tốc vA và khi truyền trong môi trường B có vận tốc vB = 2vA. Bước sóng trong môi trường B sẽ:
-
A.
Lớn gấp hai lần bước sóng trong môi trường A
-
B.
Bằng bước sóng trong môi trường A
-
C.
Bằng một nửa bước sóng trong môi trường A
-
D.
Lớn gấp bốn lần bước sóng trong môi trường A
Đáp án : A
Áp dụng công thức tính bước sóng:
$\lambda = vT = \frac{v}{f}$
Vì f không thay đổi trong các môi trường
Ta có:
$\lambda = vT = \dfrac{v}{f} \to \dfrac{{{\lambda _A}}}{{{\lambda _B}}} = \dfrac{{{v_A}}}{{{v_B}}} = \dfrac{1}{2} \to {\lambda _B} = 2{\lambda _A}$
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
-
A.
Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau.
-
B.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.
-
C.
Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.
-
D.
Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử môi trường.
Đáp án : A
A - sai vì: Bước sóng $\lambda $ là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha
Chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống. Khi sóng cơ truyền càng xa nguồn thì .... càng giảm?
-
A.
Biên độ sóng.
-
B.
Tần số sóng.
-
C.
Bước sóng.
-
D.
Biên độ và năng lượng sóng.
Đáp án : D
Khi sóng cơ truyền càng xa nguồn thì biên độ và năng lượng sóng càng giảm
Chọn câu trả lời sai. Năng lượng của sóng truyền từ một nguồn điểm sẽ:
-
A.
Giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng, khi truyền trong không gian.
-
B.
Giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng, khi môi trường truyền là một đường thẳng.
-
C.
Giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng, khi truyền trên mặt thoáng của chất lỏng.
-
D.
Luôn không đổi khi môi trường truyền sóng là một đường thẳng.
Đáp án : B
B - sai vì: Năng lượng sóng luôn không đổi khi môi trường truyền sóng là 1 đường thẳng
Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
-
A.
Tốc độ truyền sóng
-
B.
Tần số sóng
-
C.
Bước sóng.
-
D.
Năng lượng.
Đáp án : B
Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì tần số sóng không thay đổi
Một sóng cơ có bước sóng λ1 truyền từ không khí vào nước. Khi ở trong nước, người ta đo được bước sóng λ2. Biết chiết suất của nước bằng 4/3. Bước sóng λ2 bằng:
-
A.
${\lambda _2} = 0,75{\lambda _1}$
-
B.
${\lambda _2} = {\lambda _1}$
-
C.
${\lambda _2} = \frac{4}{3}{\lambda _1}$
-
D.
${\lambda _2} = 0,5{\lambda _1}$
Đáp án : A
Áp dụng công thức tính bước sóng trong khi thay đổi môi trường truyền:
$\lambda = \frac{{{\lambda _{kk/ck}}}}{n}$
Ta có: $\lambda = \frac{{{\lambda _{kk/ck}}}}{n} \to {\lambda _2} = \frac{{{\lambda _1}}}{{\frac{4}{3}}} = \frac{3}{4}{\lambda _1}$
Một nguồn dao động đặt tại điểm $O$ trên mặt chất lỏng nằm ngang phát ra dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình \({u_O} = Acos\omega t\). Sóng do nguồn dao động này tạo ra truyền trên mặt chất lỏng có bước sóng $λ$ tới điểm $M$ cách $O$ một khoảng $x$. Coi biên độ sóng và vận tốc sóng không đổi khi truyền đi thì phương trình dao động tại điểm $M$ là:
-
A.
\({u_M} = Acos\omega t\)
-
B.
\({u_M} = Acos(\omega t - \dfrac{{\pi x}}{\lambda })\)
-
C.
\({u_M} = Acos(\omega t + \dfrac{{\pi x}}{\lambda })\)
-
D.
\({u_M} = Acos(\omega t - \dfrac{{2\pi x}}{\lambda })\)
Đáp án : D
Phương trình sóng tại $M$ cách $O$ một khoảng $x$ là: \({u_M} = Acos\omega (t - \dfrac{x}{v}) = Acos\left( {\omega t - 2\pi \dfrac{x}{\lambda }} \right)\)
Một sóng ngang truyền trên bề mặt với tân số f = 10Hz. Tại một thời điểm nào đó một phần mặt cắt của nước có hình dạng như hình vẽ. Trong đó khoảng cách từ vị trí cân bằng của A đến vị trí cân bằng của D là 60cm và điểm C đang đi xuống qua vị trí cân bằng. Chiều truyền sóng và tốc độ truyền sóng là:
-
A.
Từ A đến E với tốc độ 8m/s.
-
B.
Từ A đến E với tốc độ 6m/s.
-
C.
Từ E đến A với tốc độ 6m/s.
-
D.
Từ E đến A với tốc độ 8m/s.
Đáp án : D
+ Sử dụng hình vẽ dưới đây để xác định chiều chiều sóng:
+ Tốc độ truyền sóng: \(v = \lambda .f\)
Từ đồ thị ta có:\(AD = \dfrac{\lambda }{2} + \dfrac{\lambda }{4} = \dfrac{{3\lambda }}{4} = 60cm \Rightarrow \lambda = 80cm = 0,8m\)
Tốc độ truyền sóng: \(v = \lambda .f = 0,8.10 = 8m/s\)
Vậy sóng truyền từ E đến A với tốc độ 8m/s.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Các đại lượng đặc trưng cơ bản của sóng cơ Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Phương trình sóng cơ học Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Đồ thị sóng cơ học Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Giao thoa sóng Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Xác định cực đại - cực tiểu giao thoa sóng Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Phương trình sóng cơ tại một điểm trong trường giao thoa Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Pha dao động tại một điểm trong trường giao thoa Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Sóng dừng Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Sóng âm - Các đặc trưng vật lí và sinh lí của âm Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập sóng cơ - sóng âm (phần 1) Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập sóng cơ - sóng âm (phần 2) Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 2 Vật lí 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết