Trắc nghiệm Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 5 Văn 9
Đề bài
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm điều tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa của cuộc sống cũng như giá trị của bản thân bạn. Bạn là người duy nhất cần được biết điều đó. Cuộc sống này là của bạn, vì vậy dù bất cứ giá nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên sống hết lòng với nó, không phải vì bất kỳ ai mà vì chính bạn.
(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí cuộc sống, NXB Trẻ, 2008)
Xét về mục đích nói, câu văn “Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế” thuộc kiểu câu gì?
-
A.
Cầu khiến
-
B.
Cảm thán
-
C.
Nghi vấn
-
D.
Trần thuật
Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn trích trên?
-
A.
So sánh
-
B.
Hoán dụ
-
C.
Điệp cấu trúc
-
D.
Nói quá
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Nghị luận
-
D.
Thuyết minh
Người viết khuyên chúng ta “Hãy làm việc tốt” vì ai?
-
A.
Vì gia đình
-
B.
Vì bạn bè
-
C.
Vì xã hội
-
D.
Vì chính chúng ta
Trong văn bản trên, “việc tốt” được so sánh với thứ gì?
-
A.
Bánh lái con tàu
-
B.
Cây đèn
-
C.
Ngọn đuốc
-
D.
Ngọn hải đăng
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Gió biển
Biển thở hơi xanh mỗi đầu ngọn sóng,
Sáng thổi buồm đi, chiều thổi buồm về.
Ta ơn biển khơi cả từ hơi thở,
Làm áo đêm đông, làm quạt trưa hè.
(Nguyễn Duy - Gió biển)
Đoạn trên được viết theo thể thơ gì?
-
A.
Tám chữ
-
B.
Bảy chữ
-
C.
Năm chữ
-
D.
Tự do
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là?
-
A.
Biểu cảm
-
B.
Miêu tả
-
C.
Nghị luận
-
D.
Thuyết minh
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Biển thở hơi xanh mỗi đầu ngọn sóng”?
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Liệt kê
-
D.
Nói quá
Một văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 cùng chủ đề với bài thơ trên là?
-
A.
Đồng chí
-
B.
Đoàn thuyền đánh cá
-
C.
Mùa xuân nho nhỏ
-
D.
Nói với con
Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
-
A.
Sự tự hào, biết ơn và yêu mến của tác giả dành cho biển cả.
-
B.
Sự lo ngại của tác giả về nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi của đất nước.
-
C.
Tình cảm của tác giả dành cho ngư dân trên biển cả.
-
D.
Sự trăn trở của tác giả trước thiên nhiên.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
HOA HỒNG TẶNG MẸ
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng ba trăm ki-lố-mét. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
– Cháu muốn mua một bồng hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm xu trong khi giá hoa hồng đến hai mươi đô la.
Anh mỉm cười và nói với nó:
– Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời:
– Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
– Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã Lái một mạch ba trăm ki-lô-mét về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003)
Ngôi kể được sử dụng trong đoạn văn trên là?
-
A.
Ngôi thứ nhất
-
B.
Ngôi thứ hai
-
C.
Ngôi thứ ba
-
D.
Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Nghị luận
-
D.
Thuyết minh
Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Cháu muốn mua một bồng hoa hồng để tặng mẹ cháu nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm xu trong khi giá hoa hồng đến hai mươi đô la." thuộc kiểu câu gì?
-
A.
Câu đơn
-
B.
Câu ghép
-
C.
Câu rút gọn
-
D.
Câu đặc biệt
Tại sao người thanh niên đã hủy dịch vụ gửi hoa và chạy về trao trực tiếp hoa cho mẹ mình?
-
A.
Vì mẹ anh đang bị ốm
-
B.
Vì mẹ gọi điện cho anh trở về
-
C.
Vì anh nhận ra còn gặp được mẹ là điều quý giá
-
D.
Vì cô bé trong truyện đã khuyên anh trở về
Đoạn thơ nào dưới đây phù hợp với thông điệp được gửi gắm qua văn bản trên?
-
A.
Hãy yêu khi mẹ vẫn còn biết
Đừng chờ đến lúc mẹ ra đi
Ghi lời yêu quí lên bia đá
Đá vô tri nào có nghĩa gì. -
B.
Mẹ là dòng sông
Cho tôi tắm mát
Mẹ là khúc hát
Ru tôi lớn khôn -
C.
Mồ hôi mẹ thấm
Bước đường con đi
Mẹ chẳng có gì
Ngoài con tất cả -
D.
Mẹ là tia nắng đời con
Đêm ngày khổ cực héo mòn sắc xuân
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…
Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ…mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng?
(Trích “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” - Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010)
Đoạn trích trên thuộc thể thơ nào?
-
A.
Bảy chữ
-
B.
Tám chữ
-
C.
Lục bát
-
D.
Tự do
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Thuyết minh
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Bao giờ cho tới mùa thu/ Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm?”
-
A.
Nói quá
-
B.
Đảo ngữ
-
C.
Nhân hóa
-
D.
Điệp từ
Tình cảm nào được thể hiện trong đoạn thơ trên?
-
A.
Tình phụ tử
-
B.
Tình mẫu tử
-
C.
Tình thầy trò
-
D.
Tình bạn
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
-
A.
Sự tiếc nuối của tác giả về một thời tuổi thơ đã xa và không quay trở lại
-
B.
Nỗi day dứt của tác giả về những lỗi lầm trong quá khứ
-
C.
Ý nghĩa lời ru trong cuộc sống của mỗi người
-
D.
Sự hồi tưởng của tác giả về tuổi thơ và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ và lời ru
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Nắm tay tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
(Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007)
Đoạn trích trên thuộc thể thơ nào?
-
A.
Bảy chữ
-
B.
Tám chữ
-
C.
Lục bát
-
D.
Tự do
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Thuyết minh
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi”?
-
A.
Nói quá
-
B.
Đảo ngữ
-
C.
Nhân hóa
-
D.
Điệp từ
Các từ ngữ thác, ghềnh, đò, đất bùn thuộc trường từ vựng nào?
-
A.
Cây cối
-
B.
Thiên nhiên
-
C.
Gia đình
-
D.
Sông ngòi
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
-
A.
Sự tiếc nuối của tác giả về một thời tuổi thơ đã xa và không quay trở lại
-
B.
Nỗi day dứt của tác giả về những lỗi lầm trong quá khứ
-
C.
Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý.
-
D.
Sự hồi tưởng của tác giả về tuổi thơ và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ và lời ru
Lời giải và đáp án
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm điều tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa của cuộc sống cũng như giá trị của bản thân bạn. Bạn là người duy nhất cần được biết điều đó. Cuộc sống này là của bạn, vì vậy dù bất cứ giá nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên sống hết lòng với nó, không phải vì bất kỳ ai mà vì chính bạn.
(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí cuộc sống, NXB Trẻ, 2008)
Xét về mục đích nói, câu văn “Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế” thuộc kiểu câu gì?
-
A.
Cầu khiến
-
B.
Cảm thán
-
C.
Nghi vấn
-
D.
Trần thuật
Đáp án: A
Xét về mục đích nói, câu văn “Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế” thuộc kiểu câu cầu khiến.
Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn trích trên?
-
A.
So sánh
-
B.
Hoán dụ
-
C.
Điệp cấu trúc
-
D.
Nói quá
Đáp án: C
Đoạn văn sử dụng biện pháp điệp cấu trúc (Hãy làm việc tốt vì…)
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Nghị luận
-
D.
Thuyết minh
Đáp án: C
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.
Người viết khuyên chúng ta “Hãy làm việc tốt” vì ai?
-
A.
Vì gia đình
-
B.
Vì bạn bè
-
C.
Vì xã hội
-
D.
Vì chính chúng ta
Đáp án: D
Người viết khuyên chúng ta “Hãy làm việc tốt” vì chính chúng ta.
Trong văn bản trên, “việc tốt” được so sánh với thứ gì?
-
A.
Bánh lái con tàu
-
B.
Cây đèn
-
C.
Ngọn đuốc
-
D.
Ngọn hải đăng
Đáp án: C
Hãy làm điều tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa của cuộc sống cũng như giá trị của bản thân bạn. => Việc tốt được so sánh với ngọn đuốc.
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Gió biển
Biển thở hơi xanh mỗi đầu ngọn sóng,
Sáng thổi buồm đi, chiều thổi buồm về.
Ta ơn biển khơi cả từ hơi thở,
Làm áo đêm đông, làm quạt trưa hè.
(Nguyễn Duy - Gió biển)
Đoạn trên được viết theo thể thơ gì?
-
A.
Tám chữ
-
B.
Bảy chữ
-
C.
Năm chữ
-
D.
Tự do
Đáp án: A
Đoạn trên được viết theo thể thơ tám chữ.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là?
-
A.
Biểu cảm
-
B.
Miêu tả
-
C.
Nghị luận
-
D.
Thuyết minh
Đáp án: A
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Biển thở hơi xanh mỗi đầu ngọn sóng”?
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Liệt kê
-
D.
Nói quá
Đáp án: B
Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ trên: “biển thở”.
Một văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 cùng chủ đề với bài thơ trên là?
-
A.
Đồng chí
-
B.
Đoàn thuyền đánh cá
-
C.
Mùa xuân nho nhỏ
-
D.
Nói với con
Đáp án: B
Đoàn thuyền đánh cá có cùng chủ đề với bài thơ trên (đều ca ngợi vẻ đẹo của biển cả).
Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
-
A.
Sự tự hào, biết ơn và yêu mến của tác giả dành cho biển cả.
-
B.
Sự lo ngại của tác giả về nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi của đất nước.
-
C.
Tình cảm của tác giả dành cho ngư dân trên biển cả.
-
D.
Sự trăn trở của tác giả trước thiên nhiên.
Đáp án: A
Bài thơ thể hiện sự tự hào, biết ơn và yêu mến của tác giả dành cho biển cả.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
HOA HỒNG TẶNG MẸ
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng ba trăm ki-lố-mét. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
– Cháu muốn mua một bồng hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm xu trong khi giá hoa hồng đến hai mươi đô la.
Anh mỉm cười và nói với nó:
– Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời:
– Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
– Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã Lái một mạch ba trăm ki-lô-mét về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003)
Ngôi kể được sử dụng trong đoạn văn trên là?
-
A.
Ngôi thứ nhất
-
B.
Ngôi thứ hai
-
C.
Ngôi thứ ba
-
D.
Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Đáp án: C
Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ ba.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Nghị luận
-
D.
Thuyết minh
Đáp án: A
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự.
Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Cháu muốn mua một bồng hoa hồng để tặng mẹ cháu nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm xu trong khi giá hoa hồng đến hai mươi đô la." thuộc kiểu câu gì?
-
A.
Câu đơn
-
B.
Câu ghép
-
C.
Câu rút gọn
-
D.
Câu đặc biệt
Đáp án: B
Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu trên thuộc kiểu câu ghép.
Tại sao người thanh niên đã hủy dịch vụ gửi hoa và chạy về trao trực tiếp hoa cho mẹ mình?
-
A.
Vì mẹ anh đang bị ốm
-
B.
Vì mẹ gọi điện cho anh trở về
-
C.
Vì anh nhận ra còn gặp được mẹ là điều quý giá
-
D.
Vì cô bé trong truyện đã khuyên anh trở về
Đáp án: C
Người thanh niên đã hủy dịch vụ gửi hoa và chạy về trao trực tiếp hoa cho mẹ mình vì anh biết còn gặp được mẹ là điều vô cùng quý giá.
Đoạn thơ nào dưới đây phù hợp với thông điệp được gửi gắm qua văn bản trên?
-
A.
Hãy yêu khi mẹ vẫn còn biết
Đừng chờ đến lúc mẹ ra đi
Ghi lời yêu quí lên bia đá
Đá vô tri nào có nghĩa gì. -
B.
Mẹ là dòng sông
Cho tôi tắm mát
Mẹ là khúc hát
Ru tôi lớn khôn -
C.
Mồ hôi mẹ thấm
Bước đường con đi
Mẹ chẳng có gì
Ngoài con tất cả -
D.
Mẹ là tia nắng đời con
Đêm ngày khổ cực héo mòn sắc xuân
Đáp án: A
Đoạn trích trên gửi gắm đến mỗi người bài học về đạo hiếu. Rằng chúng ta hãy tranh thủ thời gian để yêu thương, quan tâm mẹ cha khi cha mẹ vẫn còn bên cạnh ta.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…
Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ…mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng?
(Trích “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” - Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010)
Đoạn trích trên thuộc thể thơ nào?
-
A.
Bảy chữ
-
B.
Tám chữ
-
C.
Lục bát
-
D.
Tự do
Đáp án: C
Đoạn trên được viết theo thể thơ lục bát.
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Thuyết minh
Đáp án: C
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Bao giờ cho tới mùa thu/ Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm?”
-
A.
Nói quá
-
B.
Đảo ngữ
-
C.
Nhân hóa
-
D.
Điệp từ
Đáp án: C
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.
- Nhân hóa: Trái hồng trái bưởi đánh đu.
Tình cảm nào được thể hiện trong đoạn thơ trên?
-
A.
Tình phụ tử
-
B.
Tình mẫu tử
-
C.
Tình thầy trò
-
D.
Tình bạn
Đáp án: B
Đoạn thơ đã thể hiện cảm động tình mẫu tử qua sự cảm nhận sâu sắc của người con.
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
-
A.
Sự tiếc nuối của tác giả về một thời tuổi thơ đã xa và không quay trở lại
-
B.
Nỗi day dứt của tác giả về những lỗi lầm trong quá khứ
-
C.
Ý nghĩa lời ru trong cuộc sống của mỗi người
-
D.
Sự hồi tưởng của tác giả về tuổi thơ và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ và lời ru
Đáp án: D
Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Nắm tay tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
(Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007)
Đoạn trích trên thuộc thể thơ nào?
-
A.
Bảy chữ
-
B.
Tám chữ
-
C.
Lục bát
-
D.
Tự do
Đáp án: D
Đoạn trên được viết theo thể thơ tự do.
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Thuyết minh
Đáp án: C
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi”?
-
A.
Nói quá
-
B.
Đảo ngữ
-
C.
Nhân hóa
-
D.
Điệp từ
Đáp án: C
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.
- Nhân hóa: tre già.
Các từ ngữ thác, ghềnh, đò, đất bùn thuộc trường từ vựng nào?
-
A.
Cây cối
-
B.
Thiên nhiên
-
C.
Gia đình
-
D.
Sông ngòi
Đáp án: D
Đây đều là những từ ngữ liên quan đến sông ngòi.
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
-
A.
Sự tiếc nuối của tác giả về một thời tuổi thơ đã xa và không quay trở lại
-
B.
Nỗi day dứt của tác giả về những lỗi lầm trong quá khứ
-
C.
Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý.
-
D.
Sự hồi tưởng của tác giả về tuổi thơ và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ và lời ru
Đáp án: C
Nội dung chính của đoạn thơ: Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý.
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 4 Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 3 Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 1 Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 1 Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Lý thuyết về Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Văn 9
- Trắc nghiệm Lý thuyết về Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) Văn 9
- Trắc nghiệm Phân tích chi tiết tác phẩm Tôi và chúng ta Văn 9
- Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về tác phẩm Tôi và chúng ta Văn 9
- Trắc nghiệm Vài nét về tác giả Lưu Quang Vũ Văn 9