Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương Văn 9
Đề bài
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
“Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?
-
A.
Phong cách Hồ Chí Minh
-
B.
Chuyện người con gái Nam Xương
-
C.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
-
D.
Hoàng Lê nhất thống chí
Những từ xưng hô in đậm trong đoạn văn trên chỉ ai?
-
A.
Vũ Nương
-
B.
Trương Sinh
-
C.
Mẹ Trương Sinh
-
D.
Linh Phi
Xét về mục đích nói, câu văn - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thuộc kiểu câu gì?
-
A.
Trần thuật
-
B.
Cầu khiến
-
C.
Cảm thán
-
D.
Nghi vấn
Xác định biện pháp tu từ trong câu: “Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”
-
A.
Ẩn dụ
-
B.
Liệt kê
-
C.
Chơi chữ
-
D.
Điệp từ
Đoạn trích trên thể hiện phẩm chất gì của Vũ Nương?
-
A.
Nhân hậu
-
B.
Nghiêm khắc
-
C.
Trung thực
-
D.
Tự trọng
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất.
(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên được trích trong văn bản của tác giả nào?
-
A.
Nguyễn Dữ
-
B.
Nguyễn Du
-
C.
Nguyễn Huệ
-
D.
Nguyễn Trãi
Đoạn trích trên trích trong cảnh nào của truyện?
-
A.
Trương Sinh giã từ người thân để đi lính
-
B.
Trương Sinh trở về và mẹ đã mất
-
C.
Vũ Nương bị nghi oan
-
D.
Vũ Nương trở về trần thế trong đàn giải oan của Trương Sinh
Xét theo mục đích nói, câu: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất.” thuộc kiểu câu gì?
-
A.
Trần thuật
-
B.
Cầu khiến
-
C.
Cảm thán
-
D.
Nghi vấn
Các từ láy có trong văn bản trên là?
-
A.
Rực rỡ, loang loáng, đàn tràng
-
B.
Rực rỡ, võng lọng, loang loáng
-
C.
Rực rỡ, loang loáng
-
D.
Vọng vào, loang loáng
Việc Vũ Nương trở về trần gian để giải oan và quyết ra đi không ở lại thể hiện điều gì?
-
A.
Vũ Nương là một người sống tình nghĩa
-
B.
Vũ Nương là người tự trọng
-
C.
Vũ Nương là người ý thức được giá trị bản thân
-
D.
Cả ba phương án trên
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Phan nói:
- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?
Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cản vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.
(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên cho thấy Vũ Nương là người như thế nào?
-
A.
Nhân hậu
-
B.
Tự trọng
-
C.
Giàu tình nghĩa
-
D.
Cứng rắn
Hình ảnh "ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam" có ý nghĩa chỉ điều gì?
-
A.
Sự trung thực
-
B.
Lòng tự trọng
-
C.
Sự biết ơn
-
D.
Ân nghĩa, thủy chung
Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau: “Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cản vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”
-
A.
Phép nối, phép thế
-
B.
Phép lặp, phép nối
-
C.
Phép thế, phép lặp
-
D.
Phép liên tưởng, phép lặp
Từ “tiên nhân” trong đoạn văn trên chỉ ai?
-
A.
Vũ Nương
-
B.
Ông cha tổ tiên
-
C.
Trương Sinh
-
D.
Đáp án B và C
Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?
-
A.
Vũ Nương về trần gian giải oan và gặp Phan Lang
-
B.
Vũ Nương trầm mình tự vẫn
-
C.
Trương Sinh từ biệt vợ đi lính
-
D.
Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương ở dưới thủy cung
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Nàng bất đắc dĩ nói:
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.
(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Những hình ảnh được Vũ Nương dùng trong lời nói thể hiện tâm trạng của nàng như thế nào?
-
A.
Hạnh phúc, bất ngờ
-
B.
Thất vọng, đau đớn, tủi hổ
-
C.
Vui vẻ, phấn chấn
-
D.
Cả ba phương án trên
Điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ nào không được nhắc đến trong lời nói của Vũ Nương?
-
A.
Bình rơi trâm gãy
-
B.
Sen rũ trong ao
-
C.
Lên núi Vọng Phu
-
D.
Sân Lai, gốc Tử
Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu văn ''Nay đã bình rơi trâm gãy.......Vọng Phu kia nữa''?
-
A.
Điệp từ
-
B.
So sánh
-
C.
Liệt kê
-
D.
Nhân hóa
Cụm từ “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩa là gì?
-
A.
Cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.
-
B.
Sự giàu có
-
C.
Nghi ngờ, không tin tưởng
-
D.
Thất vọng, mất niềm tin
Vũ Nương nói câu nói trên trong hoàn cảnh nào?
-
A.
Trong lúc từ biệt Trương Sinh đi lính
-
B.
Khi mẹ chồng mất
-
C.
Lúc Trương Sinh nghi oan cho nàng
-
D.
Khi Vũ Nương trở về bên đàn giải oan
Lời giải và đáp án
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
“Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?
-
A.
Phong cách Hồ Chí Minh
-
B.
Chuyện người con gái Nam Xương
-
C.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
-
D.
Hoàng Lê nhất thống chí
Đáp án: B
Đoạn trích trên trích trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
Những từ xưng hô in đậm trong đoạn văn trên chỉ ai?
-
A.
Vũ Nương
-
B.
Trương Sinh
-
C.
Mẹ Trương Sinh
-
D.
Linh Phi
Đáp án: A
Những từ xưng hô in đậm trong đoạn văn trên chỉ Vũ Nương.
Xét về mục đích nói, câu văn - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thuộc kiểu câu gì?
-
A.
Trần thuật
-
B.
Cầu khiến
-
C.
Cảm thán
-
D.
Nghi vấn
Đáp án: B
Câu trên thuộc kiểu câu cầu khiến.
Xác định biện pháp tu từ trong câu: “Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”
-
A.
Ẩn dụ
-
B.
Liệt kê
-
C.
Chơi chữ
-
D.
Điệp từ
Đáp án: B
Biện pháp tu từ liệt kê: dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Đoạn trích trên thể hiện phẩm chất gì của Vũ Nương?
-
A.
Nhân hậu
-
B.
Nghiêm khắc
-
C.
Trung thực
-
D.
Tự trọng
Đáp án: D
Đoạn trích trên thể hiện phẩm chất tự trọng của Vũ Nương.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất.
(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên được trích trong văn bản của tác giả nào?
-
A.
Nguyễn Dữ
-
B.
Nguyễn Du
-
C.
Nguyễn Huệ
-
D.
Nguyễn Trãi
Đáp án: A
Đoạn trích trên được trích trong văn bản của tác giả Nguyễn Dữ.
Đoạn trích trên trích trong cảnh nào của truyện?
-
A.
Trương Sinh giã từ người thân để đi lính
-
B.
Trương Sinh trở về và mẹ đã mất
-
C.
Vũ Nương bị nghi oan
-
D.
Vũ Nương trở về trần thế trong đàn giải oan của Trương Sinh
Đáp án: D
Đoạn trích được trích trong cảnh Vũ Nương trở về trần gian.
Xét theo mục đích nói, câu: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất.” thuộc kiểu câu gì?
-
A.
Trần thuật
-
B.
Cầu khiến
-
C.
Cảm thán
-
D.
Nghi vấn
Đáp án: A
Câu trên thuộc câu trần thuật.
Các từ láy có trong văn bản trên là?
-
A.
Rực rỡ, loang loáng, đàn tràng
-
B.
Rực rỡ, võng lọng, loang loáng
-
C.
Rực rỡ, loang loáng
-
D.
Vọng vào, loang loáng
Đáp án: C
Từ láy: Rực rỡ, loang loáng.
Việc Vũ Nương trở về trần gian để giải oan và quyết ra đi không ở lại thể hiện điều gì?
-
A.
Vũ Nương là một người sống tình nghĩa
-
B.
Vũ Nương là người tự trọng
-
C.
Vũ Nương là người ý thức được giá trị bản thân
-
D.
Cả ba phương án trên
Đáp án: D
Việc Vũ Nương trở về trần gian để giải oan thể hiện nàng là một người tình nghĩa khi trở về thăm phần mộ tổ tiên, là người tự trọng, ý thức được giá trị bản thân khi mong muốn được giải oan cho chính bản thân mình.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Phan nói:
- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?
Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cản vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.
(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên cho thấy Vũ Nương là người như thế nào?
-
A.
Nhân hậu
-
B.
Tự trọng
-
C.
Giàu tình nghĩa
-
D.
Cứng rắn
Đáp án: C
Đoạn trích trên cho thấy Vũ Nương là người giàu tình nghĩa.
Hình ảnh "ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam" có ý nghĩa chỉ điều gì?
-
A.
Sự trung thực
-
B.
Lòng tự trọng
-
C.
Sự biết ơn
-
D.
Ân nghĩa, thủy chung
Đáp án: D
- Ngựa Hồ là ngựa ở nước Hồ, ở về phương bắc nước Tàu. Ngựa Hồ tuy về Trung Quốc, là nơi tương đối ấm áp nhưng vẫn nhớ đến đất Hồ tê lạnh, mỗi độ đông về. Vì thế khi có gió bấc là gió phương bắc thổi đến, tuyết rơi lả tả nơi đất Trung nguyên thì ngựa cất tiếng hí lên thê thảm tỏ lòng nhớ cố quốc.
- Chim Việt là loài chim sinh ở đất Việt, thuộc phía nam nước Tàu. Muốn làm ổ, chúng chọn cành cây chĩa về phương Nam, tức là phương của quê nhà mà chim sinh trưởng
=>Như vậy, hình ảnh "ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam" có nghĩa là không quên nơi quê hương cố quốc dù ở nơi đất khách quê người.
Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau: “Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cản vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”
-
A.
Phép nối, phép thế
-
B.
Phép lặp, phép nối
-
C.
Phép thế, phép lặp
-
D.
Phép liên tưởng, phép lặp
Đáp án: A
Các phép liên kết:
- Phép nối: “vả chăng”.
- Phép thế: “ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam” – “nỗi ấy”.
Từ “tiên nhân” trong đoạn văn trên chỉ ai?
-
A.
Vũ Nương
-
B.
Ông cha tổ tiên
-
C.
Trương Sinh
-
D.
Đáp án B và C
Đáp án: D
Từ “tiên nhân”:
- Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.
- Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.
Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?
-
A.
Vũ Nương về trần gian giải oan và gặp Phan Lang
-
B.
Vũ Nương trầm mình tự vẫn
-
C.
Trương Sinh từ biệt vợ đi lính
-
D.
Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương ở dưới thủy cung
Đáp án: D
Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương ở dưới thủy cung.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Nàng bất đắc dĩ nói:
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.
(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Những hình ảnh được Vũ Nương dùng trong lời nói thể hiện tâm trạng của nàng như thế nào?
-
A.
Hạnh phúc, bất ngờ
-
B.
Thất vọng, đau đớn, tủi hổ
-
C.
Vui vẻ, phấn chấn
-
D.
Cả ba phương án trên
Đáp án: B
Những hình ảnh được Vũ Nương dùng trong lời nói thể hiện tâm trạng thất vọng, đau đớn, tủi hổ của nàng.
Điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ nào không được nhắc đến trong lời nói của Vũ Nương?
-
A.
Bình rơi trâm gãy
-
B.
Sen rũ trong ao
-
C.
Lên núi Vọng Phu
-
D.
Sân Lai, gốc Tử
Đáp án: D
Biện pháp tu từ liệt kê: vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển.
Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu văn ''Nay đã bình rơi trâm gãy.......Vọng Phu kia nữa''?
-
A.
Điệp từ
-
B.
So sánh
-
C.
Liệt kê
-
D.
Nhân hóa
Đáp án: C
Câu văn trên sử dụng biện pháp liệt kê: bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa.
Cụm từ “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩa là gì?
-
A.
Cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.
-
B.
Sự giàu có
-
C.
Nghi ngờ, không tin tưởng
-
D.
Thất vọng, mất niềm tin
Đáp án: A
Cụm từ “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩa là cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình
Vũ Nương nói câu nói trên trong hoàn cảnh nào?
-
A.
Trong lúc từ biệt Trương Sinh đi lính
-
B.
Khi mẹ chồng mất
-
C.
Lúc Trương Sinh nghi oan cho nàng
-
D.
Khi Vũ Nương trở về bên đàn giải oan
Đáp án: C
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.
Luyện tập và củng cố kiến thức Lý thuyết về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Lý thuyết về sự phát triển của từ vựng Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Lập dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Vài nét cơ bản về tác giả Nguyễn Dữ Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Lý thuyết về Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Văn 9
- Trắc nghiệm Lý thuyết về Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) Văn 9
- Trắc nghiệm Phân tích chi tiết tác phẩm Tôi và chúng ta Văn 9
- Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về tác phẩm Tôi và chúng ta Văn 9
- Trắc nghiệm Vài nét về tác giả Lưu Quang Vũ Văn 9