Trắc nghiệm Bài 1: Số thập phân Toán 6 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Viết phân số \(\dfrac{4}{3}\) dưới dạng hỗn số ta được
-
A.
$1\dfrac{2}{3}$
-
B.
\(3\dfrac{1}{3}\)
-
C.
\(3\dfrac{1}{4}\)
-
D.
\(1\dfrac{1}{3}\)
Hỗn số \( - 2\dfrac{3}{4}\) được viết dưới dạng phân số là
-
A.
$ - \dfrac{{21}}{4}$
-
B.
\( - \dfrac{{11}}{4}\)
-
C.
\( - \dfrac{{10}}{4}\)
-
D.
\( - \dfrac{5}{4}\)
Viết phân số \(\dfrac{{131}}{{1000}}\) dưới dạng số thập phân ta được
-
A.
$0,131$
-
B.
\(0,1331\)
-
C.
\(1,31\)
-
D.
\(0,0131\)
Viết số thập phân \(0,25\) về dạng phân số ta được
-
A.
$\dfrac{1}{4}$
-
B.
\(\dfrac{5}{2}\)
-
C.
\(\dfrac{2}{5}\)
-
D.
\(\dfrac{1}{5}\)
Viết các phân số và hỗn số sau dưới dạng số thập phân:
\(\dfrac{{ - 9}}{{1\,\,000}}\)= …; \(\dfrac{{ - 5}}{8}\)= …; \(3\dfrac{2}{{25}}\)=…
-
A.
\(-0,09; -0,625; 3,08\)
-
B.
\(-0,009; -0,625; 3,08\)
-
C.
\(-0,9; -0,625; 3,08\)
-
D.
\(-0,009; -0,625; 3,008\)
Viết các số thập phân sau dưới dạng phân số tối giản:
\( - 0,125\)=…; \( - 0,012 = ...{\rm{ }}\); \( - 4,005 = ...\)
-
A.
\(\dfrac{{ - 1}}{8}; \dfrac{{ - 3}}{{250}}; \dfrac{{ - 4005}}{{1000}}\)
-
B.
\( \dfrac{{ - 1}}{8}; \dfrac{{ - 3}}{{25}}; \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)
-
C.
\(\dfrac{{ - 1}}{4}; \dfrac{{ - 3}}{{250}}; \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)
-
D.
\( \dfrac{{ - 1}}{8}; \dfrac{{ - 3}}{{250}}; \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)
Điền dấu ">;<;=" vào ô trống
\(508,99\)
\(509,01\)
-
A.
\(36,095; 36,100; - 120,34; - 120,341\)
-
B.
\(36,095; 36,100; - 120,341; - 120,34\)
-
C.
\(36,100; 36,095; - 120,341; - 120,34\)
-
D.
\(36,100; 36,095; - 120,34; - 120,341\)
Trong một cuộc thi chạy 200 m, có ba vận động viên đạt thành tích cao nhất là:
Mai Anh: 31,42 giây; Ngọc Mai: 31,48 giây; Phương Hà: 31,09 giây.
Các vận động viên đã về Nhất, về Nhì, về Ba lần lượt là:
-
A.
Ngọc Mai, Mai Anh, Phương Hà.
-
B.
Ngọc Mai, Phương Hà, Mai Anh.
-
C.
Phương Hà, Mai Anh, Ngọc Mai.
-
D.
Mai Anh, Ngọc Mai, Phương Hà.
Số đối của các số thập phân sau lần lượt là: \(9,32;\; - 12,34;\; - 0,7;\;3,333\)
-
A.
\(9,32;\; - 12,34;\; - 0,7;\;3,333\)
-
B.
\( - 9,32;\;12,34;\;0,7;\;3,333\)
-
C.
\( - 9,32;\;12,34;\;0,7;\; - 3,333\)
-
D.
\( - 9,32;\; - 12,34;\;0,7;\; - 3,333\)
Các phân số \(\dfrac{{69}}{{1000}};8\dfrac{{77}}{{100}};\dfrac{{34567}}{{{{10}^4}}}\) được viết dưới dạng số thập phân theo lần lượt là
-
A.
\(0,69;0,877;3,4567\)
-
B.
\(0,69;8,77;3,4567\)
-
C.
\(0,069;0,877;3,4567\)
-
D.
\(0,069;8,77;3,4567\)
Lời giải và đáp án
Viết phân số \(\dfrac{4}{3}\) dưới dạng hỗn số ta được
-
A.
$1\dfrac{2}{3}$
-
B.
\(3\dfrac{1}{3}\)
-
C.
\(3\dfrac{1}{4}\)
-
D.
\(1\dfrac{1}{3}\)
Đáp án : D
+ Nếu phân số dương lớn hơn $1,$ ta có thể viết nó dưới dạng hỗn số bằng cách: chia tử cho mẫu, thương tìm được là phần nguyên của hỗn số, số dư là tử của phân số kèm theo, còn mẫu vẫn là mẫu đã cho.
Ta có: \(4:3\) bằng $1$ (dư \(1\) ) nên \(\dfrac{4}{3} = 1\dfrac{1}{3}\)
Hỗn số \( - 2\dfrac{3}{4}\) được viết dưới dạng phân số là
-
A.
$ - \dfrac{{21}}{4}$
-
B.
\( - \dfrac{{11}}{4}\)
-
C.
\( - \dfrac{{10}}{4}\)
-
D.
\( - \dfrac{5}{4}\)
Đáp án : B
Quy tắc đổi hỗn số:
Đối với các hỗn số có dấu \('' - ''\) đằng trước thì ta chỉ cần đổi phần hỗn số dương theo quy tắc thông thường rồi viết thêm dấu \('' - ''\) đằng trước phân số tìm được, tuyệt đối không lấy phần số nguyên âm nhân với mẫu rồi cộng tử số.
\( - 2\dfrac{3}{4} = - \dfrac{{2.4 + 3}}{4} = - \dfrac{{11}}{4}\)
Viết phân số \(\dfrac{{131}}{{1000}}\) dưới dạng số thập phân ta được
-
A.
$0,131$
-
B.
\(0,1331\)
-
C.
\(1,31\)
-
D.
\(0,0131\)
Đáp án : A
Định nghĩa số thập phân:
+ Số thập phân gồm hai phần:
- Phần số nguyên viết bên trái dấu phẩy;
- Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy.
\(\dfrac{{131}}{{1000}} = 0,131\)
Viết số thập phân \(0,25\) về dạng phân số ta được
-
A.
$\dfrac{1}{4}$
-
B.
\(\dfrac{5}{2}\)
-
C.
\(\dfrac{2}{5}\)
-
D.
\(\dfrac{1}{5}\)
Đáp án : A
Đổi số thập phân \(a,bc\) về phân số ta được \(\dfrac{{abc}}{{100}}\)
\(0,25 = \dfrac{{25}}{{100}} = \dfrac{1}{4}\)
Viết các phân số và hỗn số sau dưới dạng số thập phân:
\(\dfrac{{ - 9}}{{1\,\,000}}\)= …; \(\dfrac{{ - 5}}{8}\)= …; \(3\dfrac{2}{{25}}\)=…
-
A.
\(-0,09; -0,625; 3,08\)
-
B.
\(-0,009; -0,625; 3,08\)
-
C.
\(-0,9; -0,625; 3,08\)
-
D.
\(-0,009; -0,625; 3,008\)
Đáp án : B
Viết các phân số và hỗn số dưới dạng các phân số có mẫu là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,…rồi viết chúng dưới dạng số thập phân.
\(\dfrac{{ - 9}}{{1\,\,000}} = - 0,009\)
\(\dfrac{{ - 5}}{8} = \dfrac{{ - 5.125}}{{8.125}} = \dfrac{{ - 625}}{{1000}} = - 0,625\)
\(3\dfrac{2}{{25}} = 3\dfrac{8}{{100}} = 3,08\)
Viết các số thập phân sau dưới dạng phân số tối giản:
\( - 0,125\)=…; \( - 0,012 = ...{\rm{ }}\); \( - 4,005 = ...\)
-
A.
\(\dfrac{{ - 1}}{8}; \dfrac{{ - 3}}{{250}}; \dfrac{{ - 4005}}{{1000}}\)
-
B.
\( \dfrac{{ - 1}}{8}; \dfrac{{ - 3}}{{25}}; \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)
-
C.
\(\dfrac{{ - 1}}{4}; \dfrac{{ - 3}}{{250}}; \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)
-
D.
\( \dfrac{{ - 1}}{8}; \dfrac{{ - 3}}{{250}}; \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)
Đáp án : D
\(\overline {a,bcd} = \dfrac{{abcd}}{{1000}}\)
\( - 0,125 = \dfrac{{ - 125}}{{1000}} = \dfrac{{ - 125:125}}{{1000:125}} = \dfrac{{ - 1}}{8}\)
\( - 0,012 = \dfrac{{ - 12}}{{1000}} = \dfrac{{ - 12:4}}{{1000:4}} = \dfrac{{ - 3}}{{250}}\)
\( - 4,005 = \dfrac{{ - 4005}}{{1000}} = \dfrac{{ - 4005:5}}{{1000:5}} = \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)
Điền dấu ">;<;=" vào ô trống
\(508,99\)
\(509,01\)
\(508,99\)
\(509,01\)
Để so sánh hai số thập phân dương, ta làm như sau:
Bước 1. So sánh phần số nguyên của hai số thập phân dương đó. Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn
Bước 2. Nếu hai số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng (sau dấu ",") kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữ số đó lớn hơn.
Ta có: \(508 < 509\) nên \(508,99\) \( < \) \(509,01\).
-
A.
\(36,095; 36,100; - 120,34; - 120,341\)
-
B.
\(36,095; 36,100; - 120,341; - 120,34\)
-
C.
\(36,100; 36,095; - 120,341; - 120,34\)
-
D.
\(36,100; 36,095; - 120,34; - 120,341\)
Đáp án : D
- So sánh cặp số nguyên âm, so sánh cặp số nguyên dương.
- Các số nguyên âm luôn nhỏ hơn số nguyên dương.
Chia các số thành 2 nhóm:
+) Các số lớn hơn 0. \(36,1\) và \(36,095\)
Ta có: \(36,100 > 36,095\) nên \(36,1 > 36,095\).
+) Các số nhỏ hơn 0: \(- 120,34\) và \(- 120,341\)
Ta có: \( - 120,340 > - 120,341\) nên \( - 120,34 > - 120,341\)
\( \Rightarrow 36,100 > 36,095 > - 120,34 > - 120,341\).
Trong một cuộc thi chạy 200 m, có ba vận động viên đạt thành tích cao nhất là:
Mai Anh: 31,42 giây; Ngọc Mai: 31,48 giây; Phương Hà: 31,09 giây.
Các vận động viên đã về Nhất, về Nhì, về Ba lần lượt là:
-
A.
Ngọc Mai, Mai Anh, Phương Hà.
-
B.
Ngọc Mai, Phương Hà, Mai Anh.
-
C.
Phương Hà, Mai Anh, Ngọc Mai.
-
D.
Mai Anh, Ngọc Mai, Phương Hà.
Đáp án : C
So sánh ba số để suy ra các vận động viên nào đã về nhất? Về nhì? Về ba?
Ta có: \(31,48 > 31,42 > 31,09.\)
Suy ra Phương Hà về nhất, Mai Anh về nhì, Ngọc Mai về ba.
Số đối của các số thập phân sau lần lượt là: \(9,32;\; - 12,34;\; - 0,7;\;3,333\)
-
A.
\(9,32;\; - 12,34;\; - 0,7;\;3,333\)
-
B.
\( - 9,32;\;12,34;\;0,7;\;3,333\)
-
C.
\( - 9,32;\;12,34;\;0,7;\; - 3,333\)
-
D.
\( - 9,32;\; - 12,34;\;0,7;\; - 3,333\)
Đáp án : C
Số đối của số \(a\) là \( - a\).
Số đối của \(9,32\) là \(-9,32\)
Số đối của \(-12,34\) là \(12,34\)
Số đối của \(-0,7\) là \(0,7\)
Số đối của \(3,333\) là \(-3,333\)
Vậy ta được: \( - 9,32;\;12,34;\;0,7;\; - 3,333\).
Các phân số \(\dfrac{{69}}{{1000}};8\dfrac{{77}}{{100}};\dfrac{{34567}}{{{{10}^4}}}\) được viết dưới dạng số thập phân theo lần lượt là
-
A.
\(0,69;0,877;3,4567\)
-
B.
\(0,69;8,77;3,4567\)
-
C.
\(0,069;0,877;3,4567\)
-
D.
\(0,069;8,77;3,4567\)
Đáp án : D
Viết một phân số thập phân dưới dạng số thập phân, ta đếm xem mẫu số có bao nhiêu chữ số \(0\) thì ta đếm tử hàng đơn vị của tử số bấy nhiêu chữ số rồi thêm dấu \('',''\) ở vị trí dừng đếm.
\(\begin{array}{l}\dfrac{{69}}{{1000}} = 0,069\\8\dfrac{{77}}{{100}} = \dfrac{{877}}{{100}} = 8,77\\\dfrac{{34567}}{{{{10}^4}}} = 3,4567\end{array}\)
Vậy các số thập phân viết theo thứ tự là \(0,069;8,77;3,4567\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: Các phép tính với số thập phân Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4: Tỉ số và tỉ số phần trăm Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5: Bài toán về tỉ số phần trăm Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài tập ôn tập chương 6: Số thập phân Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài tập ôn tập chương 9: Một số yếu tố thống kê Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 2: Xác suất thực nghiệm Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 1: Phép thử nghiệm – Sự kiện Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài tập ôn tập chương 8: Hình học phẳng. Các hình hình học cơ bản Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt Toán 6 Chân trời sáng tạo