Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng - Hóa học 8
Đề bài
Trộn 300 gam dung dịch NaOH 3% với 200 gam dung dịch NaOH 10% thì thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu %?
-
A.
4,8%.
-
B.
5,8%.
-
C.
13%.
-
D.
6,8%.
Trộn 200 gam dung dịch CuCl2 15% với m gam dung dịch CuCl2 5,4% thì thu được dung dịch có nồng độ 11,8%. Giá trị của m là
-
A.
200.
-
B.
50
-
C.
100
-
D.
150
Cần pha chế theo tỉ lệ nào về khối lượng của 2 dung dịch KNO3 có nồng độ tương ứng là 45% và 15% để được dung dịch KNO3 20%
-
A.
1 : 4.
-
B.
1 : 5.
-
C.
1 : 6.
-
D.
1 : 3.
Cần lấy bao nhiêu lít dung dịch HCl 0,2M để khi trộn với dung dịch HCl 0,8M thì thu được 2 lít dung dịch HCl 0,5M? Giả sử không có sự thay đổi thể tích khi trộn.
-
A.
3 lít.
-
B.
2 lít.
-
C.
1 lít.
-
D.
1,5 lít.
Tính khối lượng dung dịch NaCl 10% cần trộn với 300 gam dung dịch NaCl 25% để thu được dung dịch NaCl 15%
-
A.
600 gam.
-
B.
500 gam.
-
C.
200 gam.
-
D.
100 gam.
Cho m1 gam dung dịch KNO3 5% vào m2 gam dung dịch KNO3 17% thu được 360 gam dung dịch KNO3 9%. Tính m1, m2
-
A.
m1 = 240 và m2 = 120.
-
B.
m1 = 120 và m2 = 240.
-
C.
m1 = 180 và m2 = 180.
-
D.
m1 = 140 và m2 = 220.
Trộn 200 ml dung dịch CuSO4 1M với 300 ml dung dịch CuSO4 0,8 M. Tính CM của dung dịch thu được
-
A.
0,12M.
-
B.
0,24M.
-
C.
0,44M.
-
D.
0,88M.
Cần cho thêm bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 1,2M vào 1300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M để thu được dung dịch Ba(OH)2 0,8M ?
-
A.
0,975
-
B.
975.
-
C.
0,795.
-
D.
795.
Cho V1 ml dung dịch Na2SO4 0,3M vào V2 ml dung dịch Na2SO4 1,7M, thu được 1400 ml dung dịch Na2SO4 0,6M. Tính V1 và V2
-
A.
V1 = 1150; V2 = 250
-
B.
V1 = 1200; V2 = 200
-
C.
V1 = 1300; V2 = 100
-
D.
V1 = 1100; V2 = 300
Có 2 dung dịch NaOH nồng độ 2M và 0,5M. Cần phải pha chế chúng theo tỉ lệ thể tích như thế nào để thu được dung dịch NaOH 1M ?
-
A.
2 : 1.
-
B.
1 : 2
-
C.
1 : 3.
-
D.
3 : 1
Cho x gam dd NaCl 18% vào 450 gam dd NaCl 2M (D = 1,125 g/ml) khuấy đều, thu được dd NaCl 12,3%. Giá trị của x là
-
A.
120 gam.
-
B.
140 gam.
-
C.
160 gam.
-
D.
150 gam.
Hòa tan KCl rắn vào nước để tạo thành hai dung dịch A và B, trong đó nồng độ phần trăm của dd A gấp 2 lần dung dịch B. Nếu đem trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ khối lượng mdd A : mdd B = 3 : 2 thì thu được dung dịch C có nồng độ 20%. Nồng độ % của dung dịch B là
-
A.
12,5%.
-
B.
25,0%.
-
C.
15,0%.
-
D.
22,5%.
Có 2 dung dịch H2SO4 là A và B. Nếu 2 dung dịch A và B được trộn lẫn theo tỉ lệ khối lượng 7 : 3 thì thu được dung dịch C có nồng độ 29%. Tính C% của dung dịch A, biết nồng độ dung dịch B bằng 2,5 lần nồng độ dung dịch A.
-
A.
10%.
-
B.
14,5%.
-
C.
20%.
-
D.
20,5%.
Lời giải và đáp án
Trộn 300 gam dung dịch NaOH 3% với 200 gam dung dịch NaOH 10% thì thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu %?
-
A.
4,8%.
-
B.
5,8%.
-
C.
13%.
-
D.
6,8%.
Đáp án : B
+) Tính khối lượng chất tan ở dd (1)
+) Tính khối lượng chất tan ở dd (2)
+) Tính khối lượng chất tan dd thu được là: mNaOH = mNaOH (1) + mNaOH (2)
+) Tính khối lượng dd thu được : mdd = mdd (1) + mdd (2)
Khối lượng chất tan ở dd (1) là: mNaOH (1) = $\frac{300.3\%}{100\%}=9\,gam$
Khối lượng chất tan ở dd (2) là: mNaOH (2) = $\frac{200.10\%}{100\%}=20\,gam$
=> khối lượng chất tan dd thu được là: mNaOH = mNaOH (1) + mNaOH (2) = 9 + 20 = 29 gam
Khối lượng dd thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) = 300 + 200 = 500 gam
=> Nồng độ dung dịch thu được là: $C\%=\frac{{{m}_{NaOH}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{29}{500}.100\%=$ 5,8%
Trộn 200 gam dung dịch CuCl2 15% với m gam dung dịch CuCl2 5,4% thì thu được dung dịch có nồng độ 11,8%. Giá trị của m là
-
A.
200.
-
B.
50
-
C.
100
-
D.
150
Đáp án : C
+) Tính khối lượng chất tan ở dd (1)
+) Tính khối lượng chất tan ở dd (2) theo m
+) Tính khối lượng chất tan dd thu được là: mct = m1 + m2
+) Tính khối lượng dd thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2)
Áp dụng vào biểu thức tính nồng độ dung dịch thu được => m
Khối lượng chất tan ở dd (1) là: m1 = mdd (1) .C%= $\frac{200.15\%}{100\%}=30$ (gam)
Khối lượng chất tan ở dd (2) là: m2 = mdd (2) .C%=$\frac{m.5,4\%}{100\%}=0,054m$(gam)
=> khối lượng chất tan dd thu được là: mct = m1 + m2 = 30 + 0,054m
Khối lượng dd thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) = 200 + m
=> Nồng độ dung dịch thu được là: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{30+0,054m}{200+m}.100\%=11,8\%$
=> m = 100
Cần pha chế theo tỉ lệ nào về khối lượng của 2 dung dịch KNO3 có nồng độ tương ứng là 45% và 15% để được dung dịch KNO3 20%
-
A.
1 : 4.
-
B.
1 : 5.
-
C.
1 : 6.
-
D.
1 : 3.
Đáp án : B
+) Gọi khối lượng dung dịch KNO3 45% và 15% cần lấy lần lượt là m1 (gam) và m2 (gam)
+) Tính khối lượng chất tan trong mỗi dung dịch theo m1 và m2 => Tổng khối lượng chất tan
+) Tính tổng khối lượng dung dịch là: mdd (3) = mdd (1) + mdd (2) = m1 + m2
Áp vào biểu thức tính C% => tính tỉ lệ m1 và m2
Gọi khối lượng dung dịch KNO3 45% và 15% cần lấy lần lượt là m1 (gam) và m2 (gam) cần pha trộn với nhau để được dung dịch KNO3 20%
=> ${{m}_{KN{{O}_{3}}(1)}}=\frac{45}{100}.{{m}_{1}}$; ${{m}_{KN{{O}_{3}}(2)}}=\frac{15}{100}.{{m}_{2}}$
=> Tổng khối lượng chất tan là: ${{m}_{KN{{O}_{3}}(3)}}={{m}_{KN{{O}_{3}}(1)}}+{{m}_{KN{{O}_{3}}(2)}}=\frac{45.{{m}_{1}}}{100}+\frac{15.{{m}_{2}}}{100}$ = 0,45.m1 + 0,15.m2 (1)
Tổng khối lượng dung dịch là: mdd (3) = mdd (1) + mdd (2) = m1 + m2
Dung dịch thu được có nồng độ 20% => ${{m}_{ct(3)}}=\frac{({{m}_{1}}+{{m}_{2}}).20\%}{100\%}=0,2.({{m}_{1}}+{{m}_{2}})$ (2)
Từ (1) và (2) => 0,45.m1 + 0,15.m2 = 0,2.(m1 + m2) => 0,25.m1 = 0,05.m2
$=>\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{2}}}=\frac{0,05}{0,25}=1:5$
Cần lấy bao nhiêu lít dung dịch HCl 0,2M để khi trộn với dung dịch HCl 0,8M thì thu được 2 lít dung dịch HCl 0,5M? Giả sử không có sự thay đổi thể tích khi trộn.
-
A.
3 lít.
-
B.
2 lít.
-
C.
1 lít.
-
D.
1,5 lít.
Đáp án : C
Gọi n1, V1 lần lượt là số mol và thể tích dung dịch HCl 0,2M => n1 = 0,2.V1
Gọi n2, V2 lần lượt là số mol và thể tích dung dịch HCl 0,8M => n2 = 0,8.V2
Gọi n3, V3 lần lượt là số mol và thể tích của dd HCl 0,5M
=> số mol HCl trong dung dịch HCl 0,5M là: n3 = 2.0,5 = 1 mol
Ta có: n1 + n2 = n3 => 0,2.V1 + 0,8.V2 = 1 (1)
V1 + V2 = V3 => V1 + V2 = 2 lít (2)
Từ (1) và (2), giải hệ pt ta được V1 = 1 lít; V2 = 1 lít
Tính khối lượng dung dịch NaCl 10% cần trộn với 300 gam dung dịch NaCl 25% để thu được dung dịch NaCl 15%
-
A.
600 gam.
-
B.
500 gam.
-
C.
200 gam.
-
D.
100 gam.
Đáp án : A
+) Gọi khối lượng dung dịch (1) NaCl 10% cần lấy là m (gam)
+) Tính khối lượng NaCl trong dd (1) theo m
+) Tính khối lượng NaCl có trong 300 gam dd NaCl 25%
+) Tính tổng khối lượng NaCl: mNaCl = mNaCl (1) + mNaCl (2)
+) Tính khối lượng dd NaCl sau pha trộn là: mdd NaCl = mdd (1) + mdd (2)
Gọi khối lượng dung dịch (1) NaCl 10% cần lấy là m (gam)
=> khối lượng NaCl trong dd (1) là: mNaCl (1) = $\frac{m.10\%}{100\%}=0,1m$
Khối lượng NaCl có trong 300 gam dd NaCl 25% là: mNaCl (2) = $\frac{300.25\%}{100\%}=75$ (gam)
=> Tổng khối lượng NaCl là: mNaCl = mNaCl (1) + mNaCl (2) = 0,1m + 75 (gam)
Khối lượng dd NaCl sau pha trộn là: mdd NaCl = mdd (1) + mdd (2) = m + 300 (gam)
=> Nồng độ dung dịch thu được là: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{0,1m+75}{m+300}.100\%=15\%$
=> m = 600 (gam)
Cho m1 gam dung dịch KNO3 5% vào m2 gam dung dịch KNO3 17% thu được 360 gam dung dịch KNO3 9%. Tính m1, m2
-
A.
m1 = 240 và m2 = 120.
-
B.
m1 = 120 và m2 = 240.
-
C.
m1 = 180 và m2 = 180.
-
D.
m1 = 140 và m2 = 220.
Đáp án : A
+) Tính khối lượng chất tan trong dd KNO3 5% và trong dd KNO3 17%
+) Tính tổng khối lượng chất tan theo m1 và m2
+) tính khối lượng chất tan trong 360 gam dd KNO3 9% => PT (1)
+) Tính khối lượng dung dịch KNO3 thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) => PT (2)
Khối lượng chất tan trong dd KNO3 5% là: ${{m}_{KN{{O}_{3}}(1)}}=\frac{{{m}_{1}}.5\%}{100\%}=0,05.{{m}_{1}}$
Khối lượng chất tan trong dd KNO3 17% là: ${{m}_{KN{{O}_{3}}(2)}}=\frac{{{m}_{2}}.17\%}{100\%}=0,17.{{m}_{2}}$
=> Tổng khối lượng chất tan là: ${{m}_{KN{{O}_{3}}}}={{m}_{KN{{O}_{3}}(1)}}+{{m}_{KN{{O}_{3}}(2)}}=0,05.{{m}_{1}}+0,17.{{m}_{2}}$
Mặt khác, 360 gam dd KNO3 9% chứa số gam chất tan là: mct = $\frac{360.9\%}{100\%}=32,4\,gam$
=> 0,05.m1 + 0,17.m2 = 32,4 (1)
Khối lượng dung dịch KNO3 thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) = m1 + m2 = 360 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ:
$\left\{ \begin{array}{l}0,05.{m_1} + {\rm{ }}0,17.{m_2} = {\rm{ }}32,4\\{m_1} +{m_2} = 360\end{array} \right. = > \left\{ \begin{array}{l}{m_1} = 240\\{m_2} = 120\end{array} \right.$
Trộn 200 ml dung dịch CuSO4 1M với 300 ml dung dịch CuSO4 0,8 M. Tính CM của dung dịch thu được
-
A.
0,12M.
-
B.
0,24M.
-
C.
0,44M.
-
D.
0,88M.
Đáp án : D
+) Tính số mol chất tan có trong 200 ml dd CuSO4 1M và số mol chất tan có trong 300 ml dd CuSO4 0,8M
=> tổng số mol chất tan
+) Tính thể tích dd thu được là: Vdd = V1 + V2
=> Nồng độ mol của dd thu được
Số mol chất tan có trong 200 ml dd CuSO4 1M là: ${{n}_{CuS{{O}_{4}}(1)}}=0,2.1=0,2\,mol$
Số mol chất tan có trong 300 ml dd CuSO4 0,8M là: ${{n}_{CuS{{O}_{4}}(2)}}=0,3.0,8=0,24\,mol$
=> dd thu được có số mol chất tan là: nct = n1 + n2 = 0,2 + 0,24 = 0,44 mol
Thể tích dd thu được là: Vdd = V1 + V2 = 0,2 + 0,3 = 0,5 mol
=> Nồng độ mol của dd thu được là: ${{C}_{M}}=\frac{n}{V}=\frac{0,44}{0,5}=0,88\,M$
Cần cho thêm bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 1,2M vào 1300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M để thu được dung dịch Ba(OH)2 0,8M ?
-
A.
0,975
-
B.
975.
-
C.
0,795.
-
D.
795.
Đáp án : B
Gọi thể tích dung dịch Ba(OH)2 1,2M cần thêm vào là V (lít)
=> số mol chất tan trong V lít dd Ba(OH)2
+) Tính số mol chất tan trong 1,3 lít dd Ba(OH)2 0,5M
+) Tính tổng số mol chất tan là : nct = ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}(1)}}+{{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}(2)}}$
+) Tính thể tích dung dịch thu được là, thay vào biểu thức nồng độ => V
Đổi 1300 ml = 1,3 lít
Gọi thể tích dung dịch Ba(OH)2 1,2M cần thêm vào là V (lít)
=> số mol chất tan trong V lít dd Ba(OH)2 là: ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}(1)}}=1,2V$ (mol)
Số mol chất tan trong 1,3 lít dd Ba(OH)2 0,5M là: ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}(2)}}=1,3.0,5=0,65\,(mol)$
=> tổng số mol chất tan là : nct = ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}(1)}}+{{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}(2)}}=1,2V+0,65\,(mol)$
Thể tích dung dịch thu được là: Vdd = V + 1,3
=> Nồng độ dd thu được là: ${{C}_{M}}=\frac{{{n}_{ct}}}{{{V}_{dd}}}=\frac{1,2V+0,65}{V+1,3}=0,8$ => V = 0,975 lít = 975 ml
Cho V1 ml dung dịch Na2SO4 0,3M vào V2 ml dung dịch Na2SO4 1,7M, thu được 1400 ml dung dịch Na2SO4 0,6M. Tính V1 và V2
-
A.
V1 = 1150; V2 = 250
-
B.
V1 = 1200; V2 = 200
-
C.
V1 = 1300; V2 = 100
-
D.
V1 = 1100; V2 = 300
Đáp án : D
+) Tính số mol chất tan có trong V1 ml dd Na2SO4 0,3M và số mol chất tan có trong V2 ml dd Na2SO4 1,7M
+) Tính tổng số mol chất tan là: nct = ${{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}(1)}}+{{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}(2)}}$ theo V1 và V2
+) Tính số mol chất tan trong 1400 ml dd Na2SO4 0,6M => PT (1)
Tổng khối lượng dung dịch => PT (2)
Số mol chất tan có trong V1 ml dd Na2SO4 0,3M là: ${{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}(1)}}=0,3.\frac{{{V}_{1}}}{1000}=0,0003{{V}_{1}}$
Số mol chất tan có trong V2 ml dd Na2SO4 1,7M là: ${{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}(2)}}=1,7.\frac{{{V}_{2}}}{1000}=0,0017{{V}_{2}}$
=> tổng số mol chất tan là: nct = ${{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}(1)}}+{{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}(2)}}=0,0003{{V}_{1}}+0,0017{{V}_{2}}$
Mặt khác, trong 1400 ml dd Na2SO4 0,6M có số mol chất tan là: nct = 1,4.0,6 = 0,84 (mol)
=> 0,0003V1 + 0,0017V2 = 0,84 (1)
Tổng khối lượng dung dịch là : V = V1 + V2 => V1 + V2 = 1400 (2)
Từ (1) và (2) => V1 = 1100; V2 = 300
Có 2 dung dịch NaOH nồng độ 2M và 0,5M. Cần phải pha chế chúng theo tỉ lệ thể tích như thế nào để thu được dung dịch NaOH 1M ?
-
A.
2 : 1.
-
B.
1 : 2
-
C.
1 : 3.
-
D.
3 : 1
Đáp án : B
+) Gọi thể tích dung dịch NaOH nồng độ 2M và 0,5M lần lượt là V1 và V2 (lít)
+) Tính số mol NaOH trong dd (1) và số mol NaOH trong dd (2)
=> Tính số mol NaOH trong dd thu được theo V1 và V2
+) Tính thể tích dd NaOH thu được, áp vào biểu thức tính nồng độ mol => tỉ lệ V1 : V2
Gọi thể tích dung dịch NaOH nồng độ 2M và 0,5M lần lượt là V1 và V2 (lít)
Số mol NaOH trong dd (1) là: nNaOH (1) = 2.V1
Số mol NaOH trong dd (2) là: nNaOH (2) = 0,5.V2
=> Số mol chất tan trong dd thu được là: nct = nNaOH (1) + nNaOH (2) = 2.V1 + 0,5.V2
Thể tích dd NaOH thu được là: V = V1 + V2
=> Nồng độ mol dd là: ${{C}_{M}}=\frac{{{n}_{ct}}}{V}=\frac{2.{{V}_{1}}+0,5.{{V}_{2}}}{{{V}_{1}}+{{V}_{2}}}=1$
=> 2.V1 + 0,5.V2 = V1 + V2 => V1 = 0,5.V2 $=>\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}=0,5=1:2$
Cho x gam dd NaCl 18% vào 450 gam dd NaCl 2M (D = 1,125 g/ml) khuấy đều, thu được dd NaCl 12,3%. Giá trị của x là
-
A.
120 gam.
-
B.
140 gam.
-
C.
160 gam.
-
D.
150 gam.
Đáp án : D
+) Tính thể tích của 450 gam dd NaCl 2M theo CT: ${{V}_{dd\,(2)}}=\frac{m}{D}$
=> Khối lượng NaCl (2)
+) Tính số mol chất tan trong x gam dd NaCl 18%
=> tổng khối lượng chất tan là: mNaCl = mNaCl (1) + mNaCl (2)
+) Tính khối lượng dd NaCl 12,3% thu được => áp vào biểu thức tính nồng độ phần trăm => tính x
Thể tích của 450 gam dd NaCl 2M là: ${{V}_{dd\,(2)}}=\frac{m}{D}=\frac{450}{1,125}=400\,ml$ = 0,4 lít
=> Số mol NaCl trong dd này là: nNaCl (2) = CM . V = 2 . 0,4 = 0,8 mol
=> Khối lượng NaCl (2) là: mNaCl (2) = 0,8.58,5 = 46,8 gam
x gam dd NaCl 18% chứa mNaCl (1) = $\frac{x.18\%}{100\%}=0,18x\,\,(gam)$
=> tổng khối lượng chất tan là: mNaCl = mNaCl (1) + mNaCl (2) = 0,18x + 46,8 (gam)
Khối lượng dd NaCl 12,3% thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) = x + 450 (gam)
=> Nồng độ phần trăm của dd thu được là: $C\%=\frac{{{m}_{NaCl}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{0,18\text{x}+46,8}{x+450}.100\%=12,3\%$
=> x = 150 (gam)
Hòa tan KCl rắn vào nước để tạo thành hai dung dịch A và B, trong đó nồng độ phần trăm của dd A gấp 2 lần dung dịch B. Nếu đem trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ khối lượng mdd A : mdd B = 3 : 2 thì thu được dung dịch C có nồng độ 20%. Nồng độ % của dung dịch B là
-
A.
12,5%.
-
B.
25,0%.
-
C.
15,0%.
-
D.
22,5%.
Đáp án : A
+) Gọi nồng độ % của dd A là 2a thì nồng độ % của dd B là a
+) Vì đề bài chỉ cho tỉ lệ các chất, không cho khối lượng cụ thể => ta giả sử khối lượng dung dịch A là 30 (gam) => khối lượng dd B là 20 (gam)
+) Tính khối lượng chất tan trong dd A và khối lượng chất tan trong dd B theo a
=> khối lượng chất tan trong dd C
+) Áp vào biểu thức tính C% của dd C => a
Gọi nồng độ % của dd A là 2a thì nồng độ % của dd B là a
Vì đề bài chỉ cho tỉ lệ các chất, không cho khối lượng cụ thể => ta giả sử khối lượng dung dịch A là 30 (gam) => khối lượng dd B là 20 (gam)
=> khối lượng chất tan trong dd A là: mKCl (A) = $2\text{a}.\frac{30}{100}=0,6\text{a}$ (gam)
Khối lượng chất tan trong dd B là: mKCl (B) = $\text{a}.\frac{20}{100}=0,2\text{a}$(gam)
=> khối lượng chất tan trong dd C là: mKCl (C) = mKCl (A) + mKCl (B) = 0,6a + 0,2a = 0,8a (gam)
Nồng độ chất tan trong C là: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{0,8\text{a}}{30+20}.100\%=20\%=>a=12,5$
Vậy nồng độ phần trăm của dd B là: 12,5%
Có 2 dung dịch H2SO4 là A và B. Nếu 2 dung dịch A và B được trộn lẫn theo tỉ lệ khối lượng 7 : 3 thì thu được dung dịch C có nồng độ 29%. Tính C% của dung dịch A, biết nồng độ dung dịch B bằng 2,5 lần nồng độ dung dịch A.
-
A.
10%.
-
B.
14,5%.
-
C.
20%.
-
D.
20,5%.
Đáp án : C
+) Vì đề bài chỉ cho tỉ lệ các chất, không cho khối lượng cụ thể => ta giả sử khối lượng dung dịch A là 70 (gam) => khối lượng dd B là 30 (gam)
+) Gọi nồng độ của dd A là a (%), nồng độ dd B là 2,5a (%)
+) Tính khối lượng chất tan trong A và khối lượng chất tan trong B
+) Tính khối lượng chất tan trong C là: mct (C) = mct (A) + mct (B)
+) mdd C = mdd A + mdd B => áp vào biểu thức tính nồng độ dd C => a
Vì đề bài chỉ cho tỉ lệ các chất, không cho khối lượng cụ thể => ta giả sử khối lượng dung dịch A là 70 (gam) => khối lượng dd B là 30 (gam)
Gọi nồng độ của dd A là a (%)
Vì nồng độ dd B bằng 2,5 lần nồng độ dd A => nồng độ dd B là 2,5a (%)
Khối lượng chất tan trong A là: mct (A) = $\frac{70.a\%}{100\%}=0,7\text{a}$ (gam)
Khối lượng chất tan trong B là: mct (B) = $\frac{30.2,5.a\%}{100\%}=0,75\text{a}$ (gam)
=> Khối lượng chất tan trong C là: mct (C) = mct (A) + mct (B) = 0,7a + 0,75a = 1,45a (gam)
Ta có: mdd C = mdd A + mdd B = 70 + 30 = 100 gam
=> Nồng độ dd C là: $C\%=\frac{1,45\text{a}}{100}.100\%=29\%=>a=20$(%)
Vậy nồng độ dung dịch A là 20%
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập hòa tan một chất vào nước và vào dung dịch cho sẵn Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập hòa tan kim loại và chất rắn vào dung dịch axit Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 43. Pha chế dung dịch Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 42. Nồng độ dung dịch Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 41. Độ tan của một chất trong nước Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Dung dịch Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan kim loại và chất rắn vào dung dịch axit - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan một chất vào nước và vào dung dịch cho sẵn - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Bài 43. Pha chế dung dịch - Hóa học 8