Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng - Hóa học 8
Đề bài
Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaHSO4 1M với 100 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được chất rắn khan có khối lượng bao nhiêu? (Biết sơ đồ phản ứng: NaHSO4 + NaOH ---> Na2SO4 + H2O)
-
A.
14,2 gam.
-
B.
18,2 gam.
-
C.
4,0 gam.
-
D.
10,2 gam.
Cho 200 gam dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch HCl, phản ứng sinh ra NaCl và nước.
Tính nồng độ muối thu được sau phản ứng
-
A.
19,5%.
-
B.
20,5%.
-
C.
18,6%.
-
D.
12,4%.
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl ban đầu.
-
A.
3,65%.
-
B.
36,5%.
-
C.
18,25%.
-
D.
29,5%.
Cho dung dịch NaOH phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch A gồm 2 axit H2SO4 và HCl, cô cạn dung dịch thu được 13,2 gam muối khan. Biết rằng cứ 10 ml dung dịch A thì phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,5M. Sơ đồ phản ứng là: NaOH + H2SO4 ---> Na2SO4 + H2O và NaOH + HCl ---> NaCl + H2O. Nồng độ mol/l của axit HCl trong dung dịch ban đầu là
-
A.
0,06M.
-
B.
0,08M.
-
C.
0,6M.
-
D.
0,8M
Cho 50 ml dung dịch NaOH 1,2M phản ứng vừa đủ V (ml) dung dịch H2SO4 30% (D = 1,222 g/ml). Biết sơ đồ phản ứng là: NaOH + H2SO4 ---> Na2SO4 + H2O. Tính V?
-
A.
9,8 ml.
-
B.
10,1 ml.
-
C.
8,02 ml.
-
D.
5,68 ml.
Cho 200 gam dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 120 gam dung dịch HCl. Sau phản ứng, dung dịch NaCl tạo thành có nồng độ 15,476%. Tính C% của dung dịch Na2CO3 ban đầu, biết phương trình phản ứng là: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
-
A.
12,2%.
-
B.
11,7%.
-
C.
21,2%.
-
D.
20,6%.
Cho 200 gam dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch HCl, phản ứng tạo thành NaCl, CO2 và H2O. Tính C% của dung dịch HCl ban đầu, biết khối lượng của dung dịch sau phản ứng là 289 gam.
-
A.
18,25%.
-
B.
36,50%.
-
C.
29,50%.
-
D.
14,60%
Cho 17,75 gam dung dịch Na2SO4 8% tác dụng với 31,2 gam dung dịch BaCl2 10%. Sau khi loại bỏ kết tủa thu được dung dịch NaCl có nồng độ phần trăm là
-
A.
2,51%.
-
B.
3,21%.
-
C.
5,125%.
-
D.
4,14%
Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH biết:
+) 30 ml dung dịch H2SO4 được trung hoà hết bởi 20 ml dung dịch NaOH và 10 ml dung dịch KOH 2M
+) 30 ml dung dịch NaOH được trung hòa bởi 20 ml dung dịch H2SO4 và 5 ml dung dịch HCl 1M
-
A.
5M và 4,4M.
-
B.
5M và 4M.
-
C.
3M và 2M.
-
D.
0,7M và 1,1M.
Cho a gam dung dịch H2SO4 24,5% vào b gam dung dịch NaOH 8% thu được 3,6 gam muối axit NaHSO4 và 2,84 gam muối trung hòa Na2SO4.
Giá trị a và b lần lượt là
-
A.
20 và 35.
-
B.
35 và 20.
-
C.
45 và 30.
-
D.
30 và 45.
Tính nồng độ phần trăm của dd Na2SO4 thu được
-
A.
6,55%
-
B.
5,16%.
-
C.
7,02%.
-
D.
5,61%
Trộn 50 ml dung dịch HNO3 nồng độ x mol/l với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được dung dịch A. Cho một ít quỳ tím vào dung dịch A thấy có màu xanh. Thêm từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch A thấy quỳ trở lại màu tím. Tính nồng độ x
-
A.
2,0M.
-
B.
1,0M.
-
C.
1,5M.
-
D.
2,5M.
Lời giải và đáp án
Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaHSO4 1M với 100 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được chất rắn khan có khối lượng bao nhiêu? (Biết sơ đồ phản ứng: NaHSO4 + NaOH ---> Na2SO4 + H2O)
-
A.
14,2 gam.
-
B.
18,2 gam.
-
C.
4,0 gam.
-
D.
10,2 gam.
Đáp án : B
+) Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{NaH\text{S}{{O}_{4}}}}}{1}$ và $\frac{{{n}_{NaOH}}}{1}$ => chất hết, chất dư
=> tính số mol sản phẩm theo chất phản ứng hết
+) Chất rắn khan thu được sau phản ứng gồm sản phẩm và chất dư.
+) Viết PTHH: NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
+) Tính số mol mỗi chất theo PT => khối lượng
+) mNaOH dư = mNaOH ban đầu – mNaOH phản ứng
+) mrắn khan = ${{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}+{{m}_{NaOH\,du}}$
${{n}_{NaHS{{O}_{4}}}}={{C}_{M}}.V=1.0,1=0,1\,mol$
${{n}_{NaOH}}={{C}_{M}}.V=2.0,1=0,2\,mol$
PTHH: NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{NaH\text{S}{{O}_{4}}}}}{1}=0,1<\frac{{{n}_{NaOH}}}{1}=0,2$ => NaHSO4 phản ứng hết, NaOH còn dư
=> tính số mol sản phẩm theo NaHSO4; chất rắn khan thu được sau phản ứng gồm Na2SO4 và NaOH dư.
PTHH: NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 1mol
P/ứng: 0,1mol → 0,1mol → 0,1mol
=> Khối lượng Na2SO4 sinh ra là: ${{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,1.142=14,2\,gam$
Khối lượng NaOH phản ứng là: mNaOH phản ứng = 0,1.40 = 4 gam
=> Khối lượng NaOH dư là: mNaOH dư = mNaOH ban đầu – mNaOH phản ứng = 0,2.40 – 4 = 4 gam
=> Khối lượng chất rắn khan thu được sau phản ứng là
mrắn khan = ${{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}+{{m}_{NaOH\,du}}=14,2+4=18,2\,gam$
Cho 200 gam dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch HCl, phản ứng sinh ra NaCl và nước.
Tính nồng độ muối thu được sau phản ứng
-
A.
19,5%.
-
B.
20,5%.
-
C.
18,6%.
-
D.
12,4%.
Đáp án: A
+) Tính khối lượng NaOH => số mol NaOH
+) Viết PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
=> tính số mol muối thu được sau phản ứng
+) Vì phản ứng không sinh khí hay kết tủa => mdd sau pứ = mdd NaOH + mdd HCl
Khối lượng NaOH là: ${{m}_{NaOH}}=\frac{200.20%}{100%}=40\,gam$
=> số mol NaOH là: ${{n}_{NaOH}}=\frac{40}{40}=1\,mol$
PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
P/ứng: 1mol → 1mol → 1mol
Muối thu được sau phản ứng là NaCl
mNaCl = 1.58,5 = 58,5 gam
Vì phản ứng không sinh khí hay kết tủa => Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:
mdd sau pứ = mdd NaOH + mdd HCl = 200 + 100 = 300 (gam)
=> Nồng độ dd NaCl sau phản ứng là: $C{{\%}_{dd\,NaCl}}=\frac{58,5}{300}.100\%=19,5\%$
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl ban đầu.
-
A.
3,65%.
-
B.
36,5%.
-
C.
18,25%.
-
D.
29,5%.
Đáp án: B
+) Tính khối lượng HCl
+) Tính nồng độ dd HCl ban đầu là: $C{{\%}_{dd\,HCl}}=\frac{{{m}_{HCl}}}{{{m}_{dd\,HCl}}}.100\%$
Khối lượng HCl là: mHCl = 1.36,5 = 36,5 gam
Khối lượng dung dịch HCl là 100 gam
=> Nồng độ dd HCl ban đầu là: $C{{\%}_{dd\,HCl}}=\frac{36,5}{100}.100\%=36,5\%$
Cho dung dịch NaOH phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch A gồm 2 axit H2SO4 và HCl, cô cạn dung dịch thu được 13,2 gam muối khan. Biết rằng cứ 10 ml dung dịch A thì phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,5M. Sơ đồ phản ứng là: NaOH + H2SO4 ---> Na2SO4 + H2O và NaOH + HCl ---> NaCl + H2O. Nồng độ mol/l của axit HCl trong dung dịch ban đầu là
-
A.
0,06M.
-
B.
0,08M.
-
C.
0,6M.
-
D.
0,8M
Đáp án : D
+) Gọi số mol của H2SO4 và HCl trong 100 ml dung dịch là x và y mol
+) Tính số mol NaOH phản ứng với 100 ml dung dịch A
+) viết PTHH, tính số mol NaOh theo x và y => PT (1)
+) Muối khan thu được sau phản ứng là Na2SO4 và NaCl, tính số mol mỗi muối theo x và y
=> tổng khối lượng muối => PT (2)
Gọi số mol của H2SO4 và HCl trong 100 ml dung dịch là x và y mol
Cứ 10 ml dung dịch 2 axit này thì phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,5M
=> 100 ml dung dịch 2 axit này thì phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M
=> nNaOH = 0,4.0,5 = 0,2 mol
PTHH:
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
Tỉ lệ PT: 1mol 2mol 1mol
P/ứng: x mol → 2x mol → x mol
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 1mol
P/ứng: y mol → y mol → y mol
Từ 2 PT, ta có tổng số mol NaOH phản ứng là: nNaOH = 2x + y = 0,2 (1)
Muối khan thu được sau phản ứng là Na2SO4 (x mol) và NaCl (y mol)
=> khối lượng muối khan là: ${{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}+{{m}_{NaCl}}=13,2\,gam\,=>\,142\text{x}+58,5y=13,2\,\,(2)$
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2{\rm{x}} + y = 0,2}\\{142{\rm{x}} + 58,5y = 13,2}\end{array}} \right. = > \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0,06}\\{y = 0,08}\end{array}} \right.$
=> số mol HCl có trong 100 ml dung dịch A là 0,08 mol
=> ${{C}_{M}}=\frac{n}{V}=\frac{0,08}{0,1}=0,8M$
Cho 50 ml dung dịch NaOH 1,2M phản ứng vừa đủ V (ml) dung dịch H2SO4 30% (D = 1,222 g/ml). Biết sơ đồ phản ứng là: NaOH + H2SO4 ---> Na2SO4 + H2O. Tính V?
-
A.
9,8 ml.
-
B.
10,1 ml.
-
C.
8,02 ml.
-
D.
5,68 ml.
Đáp án : C
+) Viết PTHH, tính khối lượng H2SO4 phản ứng => khối lượng dd H2SO4 đã dùng
+) Từ CT: m = D.V => V
nNaOH = CM . V = 0,05.1,2 = 0,06 mol
PTHH: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
Tỉ lệ PT: 2mol 1mol 1mol
P/ứng: 0,06mol → 0,03mol
=> Khối lượng H2SO4 phản ứng là: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,03.98=2,94\,gam$
=> Khối lượng dung dịch H2SO4 30% đã dùng là:
${{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{{{m}_{ct}}.100%}{C%}=\frac{2,94.100%}{30%}=9,8\,gam$
=> Thể tích dung dịch H2SO4 là: ${{V}_{dd}}=\frac{{{m}_{dd}}}{D}=\frac{9,8}{1,222}=8,02\,ml$
Cho 200 gam dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 120 gam dung dịch HCl. Sau phản ứng, dung dịch NaCl tạo thành có nồng độ 15,476%. Tính C% của dung dịch Na2CO3 ban đầu, biết phương trình phản ứng là: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
-
A.
12,2%.
-
B.
11,7%.
-
C.
21,2%.
-
D.
20,6%.
Đáp án : C
+) Gọi số mol Na2CO3 trong dung dịch ban đầu là x (mol)
+) Viết PTHH, tính khối lượng NaCl và CO2 theo x
+) Vì sau phản ứng sinh ra chất khí => mdd sau pứ = mcác dd trước pứ - mCO2
Thay các số liệu vào công thức tính C% của NaCl => tìm x
Gọi số mol Na2CO3 trong dung dịch ban đầu là x (mol)
PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 ↑
Tỉ lệ PT: 1mol 2mol 2mol 1mol
P/ứng: x mol → 2x mol → x mol
=> Khối lượng NaCl tạo ra là: mNaCl = 2x.58,5 = 117x (gam)
Khối lượng CO2 tạo ra là: ${{m}_{C{{O}_{2}}}}=44\text{x}\,(gam)$
Vì sau phản ứng sinh ra chất khí => mdd sau pứ = mcác dd trước pứ - mCO2 = 200 + 120 – 44x = 320 – 44x (gam)
=> $C{{\%}_{NaCl}}=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{117\text{x}}{320-44\text{x}}.100\%=15,476\%$
=> x = 0,4 (mol)
=> Nồng độ phần trăm của dd Na2CO3 ban đầu là: $C{{\%}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=\frac{0,4.106}{200}.100\%=21,2\%$
Cho 200 gam dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch HCl, phản ứng tạo thành NaCl, CO2 và H2O. Tính C% của dung dịch HCl ban đầu, biết khối lượng của dung dịch sau phản ứng là 289 gam.
-
A.
18,25%.
-
B.
36,50%.
-
C.
29,50%.
-
D.
14,60%
Đáp án : A
+) Gọi số mol HCl là x (mol)
+) Viết PTHH, tính khối lượng CO2 sinh ra theo x
+) mdd sau phản ứng = mcác dd trước pứ - mCO2 => tính x. Biết x ta tính được C% của HCl
Gọi số mol HCl là x (mol)
PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 ↑
Tỉ lệ PT: 1mol 2mol 2mol 1mol 1mol
P/ứng: 0,5x mol ← x mol → x mol → 0,5x mol
=> Khối lượng CO2 sinh ra là: ${{m}_{C{{O}_{2}}}}=44.0,5\text{x}=22\text{x}\,(gam)$
Vì phản ứng tạo thành khí => mdd sau phản ứng = mcác dd trước pứ - mCO2 = 200 + 100 – 22x = 289
=> x = 0,5 (mol)
=> $C{{\%}_{HCl}}=\frac{{{m}_{HCl}}}{{{m}_{dd\,HCl}}}.100\%=\frac{36,5.0,5}{100}.100\%=18,25\%$
Cho 17,75 gam dung dịch Na2SO4 8% tác dụng với 31,2 gam dung dịch BaCl2 10%. Sau khi loại bỏ kết tủa thu được dung dịch NaCl có nồng độ phần trăm là
-
A.
2,51%.
-
B.
3,21%.
-
C.
5,125%.
-
D.
4,14%
Đáp án : A
+) Tính số mol Na2SO4 và BaCl2
+) Viết PTHH, xét tỉ lệ phản ứng => kết luận chất dư, chất hết
=> tính số mol NaCl và BaSO4 theo số mol chất hết
+) Vì phản ứng sinh ra chất kết tủa => mdd sau pứ = mcác dd trước pứ - mBaSO4
${{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{17,75.8%}{100%}=1,42\,(gam)=>{{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{1,42}{142}=0,01\,(mol)$
${{m}_{BaC{{l}_{2}}}}=\frac{31,2.10%}{100%}=3,12(gam)\,=>{{n}_{BaC{{l}_{2}}}}=\frac{3,12}{208}=0,015\,(mol)$
PTHH: Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4 ↓
Xét tỉ lệ $\frac{{{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}}{1}=0,01<\frac{{{n}_{BaC{{l}_{2}}}}}{1}=0,015$ => Na2SO4 phản ứng hết, BaCl2 còn dư
=> tính toán theo số mol Na2SO4
PTHH: Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4 ↓
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 2mol 1mol
P/ứng: 0,01mol → 0,01mol → 0,02mol → 0,01mol
=> Khối lượng NaCl là: mNaCl = 0,02.58,5 = 1,17 gam
Khối lượng BaSO4 là: ${{m}_{BaS{{O}_{4}}}}=0,01.233=2,33\,(gam)$
Vì phản ứng sinh ra chất kết tủa => mdd sau pứ = mcác dd trước pứ - mBaSO4 = 17,75 + 31,2 – 2,33 = 46,62 gam
=> $C{{\%}_{dd\,NaCl}}=\frac{1,17}{46,62}.100\%=2,51\%$
Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH biết:
+) 30 ml dung dịch H2SO4 được trung hoà hết bởi 20 ml dung dịch NaOH và 10 ml dung dịch KOH 2M
+) 30 ml dung dịch NaOH được trung hòa bởi 20 ml dung dịch H2SO4 và 5 ml dung dịch HCl 1M
-
A.
5M và 4,4M.
-
B.
5M và 4M.
-
C.
3M và 2M.
-
D.
0,7M và 1,1M.
Đáp án : D
+) Gọi nồng độ của dd H2SO4 là a (M), nồng độ của dd NaOH là b (M)
TH1: tính số mol H2SO4 và NaOH theo a và b
+) viết 2PTHH
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (1)
H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O (2)
=> tính số mol H2SO4 theo NaOH và KOH => PT (I)
+) TH2: tính số mol NaOH và H2SO4 theo a và b
+) Viết 2 PTHH:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O (3)
NaOH + HCl → NaCl + H2O (4)
=> tính số mol NaOH theo số mol H2SO4 và HCl => PT (II)
Gọi nồng độ của dd H2SO4 là a (M), nồng độ của dd NaOH là b (M)
TH1: 30 ml dd H2SO4 aM chứa ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,03\text{a}\,(mol)$; 20 ml dd NaOH bM chứa nNaOH = 0,02b (mol)
nKOH = 0,01.2 = 0,02 mol
PTHH:
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (1)
1 mol 2 mol 1 mol
0,01b mol ← 0,02b mol
H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O (2)
1 mol 2 mol 1 mol
0,01 mol ← 0,02 mol
Từ PT (1) và (2) => $\sum{{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}}={{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(1)}}+{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(2)}}=0,01b+0,01=0,03\text{a}\,\,(I)$
TH2: 30 ml dd NaOH bM chứa nNaOH = 0,03b mol; 20 ml dd H2SO4 aM chứa ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,02\text{a}\,(mol)$
nHCl = 0,005 mol
PTHH:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O (3)
2 mol 1 mol 1 mol
0,04a mol ← 0,02a mol
NaOH + HCl → NaCl + H2O (4)
1 mol 1 mol 1 mol
0,005 mol ← 0,005 mol
Từ PT (3) và (4) => ∑nNaOH = nNaOH (3) + nNaOH (4) = 0,04a + 0,005 = 0,03b (II)
Từ (I) và (II) ta có hệ PT: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{0,01 + 0,01 = 0,03a}\\{0,04{\rm{a}} + 0,005 = 0,03b}\end{array}} \right. = > \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = 0,7}\\{b = 1,1}\end{array}}\right.$
Cho a gam dung dịch H2SO4 24,5% vào b gam dung dịch NaOH 8% thu được 3,6 gam muối axit NaHSO4 và 2,84 gam muối trung hòa Na2SO4.
Giá trị a và b lần lượt là
-
A.
20 và 35.
-
B.
35 và 20.
-
C.
45 và 30.
-
D.
30 và 45.
Đáp án: A
Tính số mol H2SO4 theo a và NaOH theo b
+) Viết 2 PTHH, từ số mol Na2SO4 và NaHSO4 tính tổng số mol H2SO4 và NaOH đã phản ứng:
${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(1)}}+{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(2)}}$
nNaOH = nNaOH (1) + nNaOH (2)
+) Tính a và b
${{n}_{NaHS{{O}_{4}}}}=\frac{3,6}{120}=0,03\,mol;\,\,{{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{2,84}{142}=0,02\,mol$
${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{a.24,5%}{100%}=0,245\text{a}\,(gam)\,=>{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,0025\text{a}\,(mol)$
${{m}_{NaOH}}=\frac{b.8%}{100%}=0,08b\,(gam)=>{{n}_{NaOH}}=0,002b\,(mol)$
PTHH: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (1)
Tỉ lệ PT: 1 mol 2 mol 1 mol
P/ứng: 0,02 mol ← 0,04 mol ← 0,02 mol
H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O (2)
Tỉ lệ PT: 1 mol 1 mol 1 mol
P/ứng: 0,03 mol ← 0,03 mol ← 0,03 mol
=> Tổng số mol H2SO4 đã phản ứng là: ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(1)}}+{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(2)}}$
$=>0,02+0,03=0,0025a\,=>a=20$
Tổng số mol NaOH đã phản ứng là: nNaOH = nNaOH (1) + nNaOH (2)
=> 0,04 + 0,03 = 0,002b => b = 35
Tính nồng độ phần trăm của dd Na2SO4 thu được
-
A.
6,55%
-
B.
5,16%.
-
C.
7,02%.
-
D.
5,61%
Đáp án: B
Vì phản ứng không sinh ra chất khí hay chất kết tủa nên:
mdd sau phản ứng = mcác dd trước pứ = ${{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}+{{m}_{dd\,NaOH}}$
Vì phản ứng không sinh ra chất khí hay chất kết tủa nên:
mdd sau phản ứng = mcác dd trước pứ = ${{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}+{{m}_{dd\,NaOH}}=20+35=55\,(gam)$
Khối lượng Na2SO4 trong dung dịch là 2,84 gam
=> $C{{\%}_{dd\,N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{2,84}{55}.100\%=5,16\%$
Trộn 50 ml dung dịch HNO3 nồng độ x mol/l với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được dung dịch A. Cho một ít quỳ tím vào dung dịch A thấy có màu xanh. Thêm từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch A thấy quỳ trở lại màu tím. Tính nồng độ x
-
A.
2,0M.
-
B.
1,0M.
-
C.
1,5M.
-
D.
2,5M.
Đáp án : B
+) Viết 2 PTHH
+) Quỳ tím không đổi màu => Ba(OH)2 tác dụng vừa đủ với 2 axit
+) Từ 2 PTHH, ta có: ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=\frac{1}{2}.{{n}_{HN{{O}_{3}}}}+\frac{1}{2}.{{n}_{HCl}}$ => tìm x
${{n}_{HN{{O}_{3}}}}=0,05\text{x}\,(mol);\,\,{{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=0,15.0,2=0,03\,(mol)$
nHCl = 0,1.0,1 = 0,01 (mol)
Các phản ứng:
2HNO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2H2O (1)
2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O (2)
Sau phản ứng (2) thì quỳ tím không đổi màu => như vậy Ba(OH)2 tác dụng vừa đủ với 2 axit, sản phẩm thu được chỉ gồm các muối.
Dựa vào tỉ lệ 2 PT, ta có: ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=\frac{1}{2}.{{n}_{HN{{O}_{3}}}}+\frac{1}{2}.{{n}_{HCl}}$
\(\Rightarrow 0,03=\frac{1}{2}.0,05x+\frac{1}{2}.0,01\text{ }\Rightarrow x=1\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập hòa tan một chất vào nước và vào dung dịch cho sẵn Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập hòa tan kim loại và chất rắn vào dung dịch axit Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 43. Pha chế dung dịch Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 42. Nồng độ dung dịch Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 41. Độ tan của một chất trong nước Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Dung dịch Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan kim loại và chất rắn vào dung dịch axit - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan một chất vào nước và vào dung dịch cho sẵn - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Bài 43. Pha chế dung dịch - Hóa học 8