Trắc nghiệm Bài 22. Tính theo phương trình hóa học - Hóa học 8
Đề bài
Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxi. Phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là Al2O3. Giá trị của a là
-
A.
21,6
-
B.
16,2
-
C.
18,0
-
D.
27,0
Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.
-
A.
1,6 gam.
-
B.
3,2 gam.
-
C.
4,8 gam.
-
D.
6,4 gam.
Tính thể tích của oxygen (đkc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn P2O5.
-
A.
1,4 lít.
-
B.
2,24 lít.
-
C.
3,1 lít.
-
D.
2,8 lít.
Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít khí CH4 (đktc) cần dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được sản phẩm là khí cacbonic (CO2) và nước (H2O). Giá trị của V là
-
A.
2,24
-
B.
1,12
-
C.
3,36
-
D.
4,48
Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO. Thể tích khí oxi đã dùng (đktc) là
-
A.
11,2 lít.
-
B.
3,36 lít.
-
C.
2,24 lít.
-
D.
4,48 lít.
Hãy tìm thể tích khí oxi đủ để đốt cháy hết 11,2 lít khí A. Biết rằng:
– Khí A có tỉ lệ khối đối với không khí là 0,552
– Thành phần theo khối lượng của khí A là: 75% C và 25% H
Các thể tích khí đo ở đktc
-
A.
11,2 lít.
-
B.
6,72 lít.
-
C.
22,4 lít.
-
D.
15,68 lít.
Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí clo (ở đktc) theo sơ đồ phản ứng: R + Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ RCl
Kim loại R là
-
A.
K
-
B.
Li
-
C.
Cu
-
D.
Na
Khối lượng sản phẩm tạo thành là
-
A.
5,85 gam.
-
B.
11,7 gam.
-
C.
7,02 gam.
-
D.
8,19 gam.
Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế oxi bằng cách nhiệt phân kali clorat theo sơ đồ phản ứng: KClO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ KCl + O2
Khối lượng KClO3 cần thiết để điều chế được 9,6 gam oxi là
-
A.
24,5 gam.
-
B.
12,25 gam.
-
C.
36,75 gam.
-
D.
49,0 gam.
Khối lượng KCl tạo thành là
-
A.
24,5 gam.
-
B.
7,45 gam.
-
C.
14,9 gam.
-
D.
22,35 gam.
Cho phương trình hóa học sau: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2
Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2 gam CaO ?
-
A.
0,1 mol.
-
B.
0,3 mol.
-
C.
0,2 mol.
-
D.
0,4 mol.
Muốn điều chế được 7 gam CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?
-
A.
1,25 gam.
-
B.
125 gam.
-
C.
0,125 gam.
-
D.
12,5 gam
Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc) ?
-
A.
7,84 lít.
-
B.
78,4 lít.
-
C.
15,68 lít.
-
D.
156,8 lít.
Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng ?
-
A.
mchất rắn tham gia = 60 gam và mchất rắn tạo thành = 40 gam.
-
B.
mchất rắn tham gia = 60 gam và mchất rắn tạo thành = 33,6 gam.
-
C.
mchất rắn tham gia = 33,6 gam và mchất rắn tạo thành = 60 gam.
-
D.
mchất rắn tham gia = 40 gam và mchất rắn tạo thành = 60 gam.
Khử 48 gam đồng (II) oxit bằng hiđro được 36,48 gam đồng sau phản ứng. Hiệu suất của phản ứng trên là:
-
A.
95%.
-
B.
90%.
-
C.
94%.
-
D.
85%.
Cho dung dịch chứa 0,2 mol NaOH phản ứng với dung dịch chứa 0,3 mol HCl thu được dung dịch A. Tính tổng khối lượng chất tan trong dung dịch A. Biết PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O.
-
A.
15,35 gam.
-
B.
15,1 gam.
-
C.
9,5 gam.
-
D.
19 gam.
Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp Zn và Al2O3 trong V lít dung dịch HCl 2M thu được dung dịch muối và 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị V là
-
A.
0,2.
-
B.
0,3.
-
C.
0,4.
-
D.
0,5.
): Hòa tan 28,8 gam hỗn hợp Mg và CuO trong m gam dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối và 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị m là
-
A.
343.
-
B.
294.
-
C.
245.
-
D.
392
Hòa tan 31,2 gam hỗn hợp Ca(NO3)2 và Mg(NO3)2 trong dung dịch Na2CO3 thu được 18,4 gam kết tủa và dung dịch muối. Phần trăm khối muối Mg(NO3)2 là
-
A.
26,8%.
-
B.
33,6%.
-
C.
34,2%.
-
D.
47,4%.
Hòa tan 44,8 gam hỗn hợp NH4NO3, (NH4)2CO3 trong dung dịch Ba(OH)2 thu được 59,1 gam kết tủa và V lít khí NH3 (đktc). Giá trị V là:
-
A.
8,96.
-
B.
11,20.
-
C.
13,44.
-
D.
17,92.
Dẫn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí CO, CO2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy xuất hiện 20 gam kết tủa. Phần trăm thể tích khí CO là
-
A.
33,33%.
-
B.
50,00%.
-
C.
66,67%.
-
D.
80,00%.
Dẫn V lít khí CO2 (đktc) qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng dung dịch Ca(OH)2 giảm 14 gam. Giá trị V là
-
A.
3,36.
-
B.
4,48.
-
C.
5,60.
-
D.
6,72.
Nhúng thanh Fe trong 150 ml dung dịch AgNO3 xM sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng thanh kim loại tăng 24 gam. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là
-
A.
1,5.
-
B.
2.
-
C.
1.
-
D.
2,5.
Hòa tan m gam Mg trong bình đựng dung dịch H2SO4, sau khi phản ứng hết thấy khối lượng bình tăng 4,4 gam. Giá trị m là
-
A.
2,40.
-
B.
4,80.
-
C.
7,20.
-
D.
9,60.
Đốt cháy hết 5,6 lít hỗn hợp CH4 và C2H4 (đktc) cần dùng 13,44 lít khí O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi. Phần trăm thể tích CH4 là
-
A.
40%.
-
B.
50%.
-
C.
60%.
-
D.
70%.
Hòa tan hết 21,6 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl thu được dung dịch muối và 11,2 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Mg là
-
A.
66,7%.
-
B.
33,3%.
-
C.
77,8%.
-
D.
22,2%.
Hòa tan hết 17,05 gam hỗn hợp Al và Zn cần vừa đủ 124,1 gam dung dịch HCl 25% thu được dung dịch muối và khí không màu. Phần trăm khối lượng Zn trong hỗn hợp đầu là
-
A.
38,1%.
-
B.
23,8%.
-
C.
76,2%.
-
D.
61,9%.
Hòa tan 18,4 gam Fe, Cu trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí (đktc) thu được dung dịch muối và 1 chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp đầu là
-
A.
30,4%.
-
B.
69,6%.
-
C.
60,8%.
-
D.
39,2%.
Cho 100 ml dung dịch chứa NaCl 2M, NaBr 1M vào V lít dung dịch AgNO3 2M thu được kết tủa bạc clorua và dung dịch muối natri nitrat. Giá trị V là
-
A.
0,05.
-
B.
0,10.
-
C.
0,15.
-
D.
0,20.
Để trung hòa hết hỗn hợp gồm 8 gam NaOH và 25,65 gam Ba(OH)2 cần dùng V lít dung dịch HCl 2M thu được dung dịch muối. Giá trị V là
-
A.
0,15.
-
B.
0,25.
-
C.
0,35.
-
D.
0,45.
Hòa tan hết hỗn hợp gồm 15,9 gam Na2CO3 và 34,5 gam K2CO3 cần dùng V dung dịch HCl 2M thu được dung dịch muối và khí cacbonic. Giá trị V là
-
A.
0,4.
-
B.
0,3.
-
C.
0,2.
-
D.
0,1.
Đốt cháy hỗn hợp chứa 4,48 lít CH4 và 2,24 lít C2H4 thì cần V lít O2 (đktc) thu được sản phẩm CO2 và nước. Giá trị của V là
-
A.
11,20.
-
B.
13,44.
-
C.
15,68.
-
D.
17,92.
Cần dùng V lít H2 (đktc) để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 10,8 gam FeO và 24 gam Fe2O3 thu được kim loại và H2O. Giá trị V là
-
A.
17,92.
-
B.
13,44.
-
C.
8,96.
-
D.
6,72.
Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam sắt (Fe) trong axit clohiđric (HCl) thu được muối sắt clorua (FeCl2) và khí hiđro (H2).
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính thể tích khí hiđro (H2) thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
c. Tính khối lượng axit clohiđric (HCl) đã tham gia phản ứng.
-
A.
a) Fe + HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 7,3 (g)
-
B.
a) Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 2,24 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
-
C.
a) Fe + HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
-
D.
a) Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
Magie tác dụng với axit clohiđric:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
Nếu có 12g Mg tham gia phản ứng, em hãy tìm:
a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng.
-
A.
a) VH2(đktc) = 22,4 (lít) ; b) mHCl = 36,5 (g)
-
B.
a) VH2(đktc) = 11,2 (lít) ; b) mHCl = 18,25 (g)
-
C.
a) VH2(đktc) = 22,4 (lít) ; b) mHCl = 73 (g)
-
D.
a) VH2(đktc) = 11,2 (lít) ; b) mHCl = 36,5 (g)
Đốt cháy hoàn toàn 27 gam Al trong oxi thu được Al2O3. Tính khối lượng Al2O3 thu được và thể tích oxygen (đkc) đã dùng.
-
A.
51g và 18,6 lít
-
B.
51g và 33,6 lít
-
C.
51g và 22,4 lít
-
D.
102g và 16,8 lít
Lời giải và đáp án
Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxi. Phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là Al2O3. Giá trị của a là
-
A.
21,6
-
B.
16,2
-
C.
18,0
-
D.
27,0
Đáp án : A
+) tính số mol O2
PTHH: 4Al + 3O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Al2O3
Tỉ lệ theo PT: 4mol 3mol
?mol 0,6mol
=> số mol Al phản ứng là: ${n_{Al}} = \dfrac{{0,6.4}}{3}$ => khối lượng Al
${n_{{O_2}}} = \dfrac{{19,2}}{{32}} = 0,6\,mol$
PTHH: 4Al + 3O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Al2O3
Tỉ lệ theo PT: 4mol 3mol
?mol 0,6mol
=> số mol Al phản ứng là: ${n_{Al}} = \dfrac{{0,6.4}}{3}$ $ = 0,8\,mol$
=> khối lượng Al phản ứng là: mAl = 0,8.27 = 21,6 gam
Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.
-
A.
1,6 gam.
-
B.
3,2 gam.
-
C.
4,8 gam.
-
D.
6,4 gam.
Đáp án : B
+) Tính số mol của S tham gia phản ứng
+) Viết PTHH và tính theo tỉ lệ mol
S + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ SO2
Tỉ lệ theo PT: 1mol 1mol
0,05mol ?mol
Theo phương trình hóa học, ta có: ${n_{S{O_2}}} = {n_S}$ => khối lượng
Số mol của S tham gia phản ứng: ${n_S} = \frac{{16}}{{32}} = 0,05{\text{ }}mol$
Phương trình hóa học của S cháy trong không khí:
S + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ SO2
Tỉ lệ theo PT: 1mol 1mol
0,05mol ?mol
Theo phương trình hóa học, ta có: ${n_{S{O_2}}} = {n_S}$ $ = 0,05{\text{ }}mol$
=> khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra là
${m_{S{O_2}}} = n.M = 0,05.64 = 3,2\,gam$
Tính thể tích của oxygen (đkc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn P2O5.
-
A.
1,4 lít.
-
B.
2,24 lít.
-
C.
3,1 lít.
-
D.
2,8 lít.
Đáp án : C
+) Tính số mol P phản ứng
PTHH: 4P + 5O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2P2O5
Tỉ lệ theo PT: 4mol 5mol 2mol
1mol ?mol
Từ PTHH, ta có: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,1.5}}{4}$ => Thể tích oxi cần dùng là: V = 24,79.n
Số mol P phản ứng là: ${n_P} = \dfrac{{3,1}}{{31}} = 0,1\,mol$
PTHH: 4P + 5O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2P2O5
Tỉ lệ theo PT: 4mol 5mol
1mol ? mol
Nhân chéo chia ngang ta được: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,1.5}}{4}$ $ = 0,125\,mol$
=> Thể tích oxi cần dùng là: V = 22,4.n = 24,79.0,125 = 3,1 lít
Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít khí CH4 (đktc) cần dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được sản phẩm là khí cacbonic (CO2) và nước (H2O). Giá trị của V là
-
A.
2,24
-
B.
1,12
-
C.
3,36
-
D.
4,48
Đáp án : A
+) Tính số mol khí CH4 phản ứng: ${n_{C{H_4}}} = \dfrac{{1,12}}{{22,4}}$
PTHH: CH4 + 2O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CO2 + 2H2O
Tỉ lệ theo PT: 1mol 2mol 1mol 2mol
0,05mol ?mol
Từ PTHH, ta có: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,05.2}}{1}$ => thể tích khí O2 : V = 22,4.n
Số mol khí CH4 phản ứng là: ${n_{C{H_4}}} = \dfrac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05\,mol$
PTHH: CH4 + 2O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CO2 + 2H2O
Tỉ lệ theo PT: 1mol 2mol 1mol 2mol
0,05mol ?mol
Từ PTHH, ta có: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,05.2}}{1} = 0,1\,mol$
=> thể tích khí O2 cần dùng là: ${V_{{O_2}}} = 22,4.n = 22,4.0,1 = 2,24$ lít
Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO. Thể tích khí oxi đã dùng (đktc) là
-
A.
11,2 lít.
-
B.
3,36 lít.
-
C.
2,24 lít.
-
D.
4,48 lít.
Đáp án : C
+) Tính số mol Zn : ${n_{Zn}} = \dfrac{{13}}{{65}}$
PTHH: 2Zn + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2ZnO
Tỉ lệ theo PT: 2mol 1mol 2mol
0,2mol ? mol
Số mol khí O2 đã dùng là: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,2.1}}{2}$ => Thể tích O2 là: V = n.22,4
Số mol Zn là: ${n_{Zn}} = \dfrac{{13}}{{65}} = 0,2\,mol$
PTHH: 2Zn + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2ZnO
Tỉ lệ theo PT: 2mol 1mol 2mol
0,2mol ? mol
Số mol khí O2 đã dùng là: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,2.1}}{2} = 0,1\,mol$
=> Thể tích O2 là: V = n.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 lít
Hãy tìm thể tích khí oxi đủ để đốt cháy hết 11,2 lít khí A. Biết rằng:
– Khí A có tỉ lệ khối đối với không khí là 0,552
– Thành phần theo khối lượng của khí A là: 75% C và 25% H
Các thể tích khí đo ở đktc
-
A.
11,2 lít.
-
B.
6,72 lít.
-
C.
22,4 lít.
-
D.
15,68 lít.
Đáp án : C
+) dA/kk = 0,552 => MA = 29 . 0,552
+) mC = $\dfrac{{16.75}}{{100}}$ ; mH = $\dfrac{{16.25}}{{100}}$
+) Phương trình phản ứng : CH4 + 2O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CO2 + 2H2O
+) ${V_{{O_2}}} = 2.{V_{C{H_4}}}$
Khối lượng mol khí A tham gia phản ứng là:
dA/kk = 0,552 => MA = 29 . 0,552 = 16 gam
mC = $\dfrac{{16.75}}{{100}}$ = 12 ; mH = $\dfrac{{16.25}}{{100}}$ = 4
Đặt công thức hóa học của khí A là CxHy, ta có:
12 . x = 12 => x = 1
1 . y = 4 => y = 4
Công thức hóa học của khí A là CH4
Phương trình phản ứng : CH4 + 2O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CO2 + 2H2O
Theo phương trình phản ứng, thể tích oxi bằng hai lần thể tích khí CH4 nên thể tích khí oxi đủ để đốt cháy hết 11,2 lít khí A là:
${V_{{O_2}}} = 2.{V_{C{H_4}}}$ = 11,2 . 2 = 22,4 lít
Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí clo (ở đktc) theo sơ đồ phản ứng: R + Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ RCl
Kim loại R là
-
A.
K
-
B.
Li
-
C.
Cu
-
D.
Na
Đáp án: D
+) Tính số mol Cl2 cần dùng: ${n_{C{l_2}}} = \dfrac{V}{{22,4}}$
PTHH: 2R + Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2RCl
Tỉ lệ theo PT: 2mol 1mol 2 mol
?mol 0,05mol
Từ PTHH, ta có: ${n_R} = 2.{n_{C{l_2}}}$ => ${M_R} = \dfrac{{{m_R}}}{{{n_R}}}$
Số mol Cl2 cần dùng là: ${n_{C{l_2}}} = \dfrac{V}{{22,4}} = \dfrac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05{\text{ }}mol$
PTHH: 2R + Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2RCl
Tỉ lệ theo PT: 2mol 1mol 2 mol
?mol 0,05mol
Từ PTHH, ta có: ${n_R} = 2.{n_{C{l_2}}} = 2.0,05 = 0,1{\text{ }}mol$
=> Khối lượng mol nguyên tử của R là: ${M_R} = \dfrac{{{m_R}}}{{{n_R}}} = \dfrac{{2,3}}{{0,1}} = 23\,g/mol$
=> R là natri (Na)
Khối lượng sản phẩm tạo thành là
-
A.
5,85 gam.
-
B.
11,7 gam.
-
C.
7,02 gam.
-
D.
8,19 gam.
Đáp án: A
Cách 1:
PTHH: 2Na + Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2NaCl
Theo pt: 2mol 1mol 2mol
0,05mol ?mol
Từ PTHH, ta có: ${n_{NaCl}} = 2{n_{C{l_2}}}$
=> khối lượng của sản phẩm là: mNaCl = n.M
Cách 2: Theo định luật bảo toàn khối lượng: ${m_{NaCl}} = {m_{Na}} + {m_{C{l_2}}}$
Cách 1:
PTHH: 2Na + Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2NaCl
Theo pt: 2mol 1mol 2mol
0,05mol ?mol
Từ PTHH, ta có: ${n_{NaCl}} = 2{n_{C{l_2}}} = 2.0,05 = 0,1{\text{ }}mol$
=> khối lượng của sản phẩm là: mNaCl = n.M = 0,1.58,5 = 5,85 gam
Cách 2: Theo định luật bảo toàn khối lượng:
${m_{NaCl}} = {m_{Na}} + {m_{C{l_2}}}{\text{ = 2}},3 + 0,05.71 = 5,85{\text{ }}gam$
Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế oxi bằng cách nhiệt phân kali clorat theo sơ đồ phản ứng: KClO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ KCl + O2
Khối lượng KClO3 cần thiết để điều chế được 9,6 gam oxi là
-
A.
24,5 gam.
-
B.
12,25 gam.
-
C.
36,75 gam.
-
D.
49,0 gam.
Đáp án: A
Tính số mol O2 thu được: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{m}{M} = \dfrac{{9,6}}{{32}}$
PTHH: 2KClO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2KCl + 3O2
Tỉ lệ theo PT: 2 mol 2 mol 3 mol
?mol ?mol 0,3 mol
Từ PTHH, ta có: ${n_{KCl{O_3}}} = \dfrac{2}{3}.{\text{ }}{n_{{O_2}}}$ => ${m_{KCl{O_3}}}$ = n . M
Số mol O2 thu được là: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{m}{M} = \dfrac{{9,6}}{{32}} = 0,3{\text{ }}mol$
PTHH: 2KClO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2KCl + 3O2
Tỉ lệ theo PT: 2 mol 2 mol 3 mol
?mol ?mol 0,3 mol
Từ PTHH, ta có: ${n_{KCl{O_3}}} = \dfrac{2}{3}.{\text{ }}{n_{{O_2}}} = \dfrac{2}{3}.0,3 = 0,2{\text{ }}mol$
=> Khối lượng của KClO3 cần dùng là: ${m_{KCl{O_3}}}$ = n . M = 0,2.122,5 = 24,5 gam
Khối lượng KCl tạo thành là
-
A.
24,5 gam.
-
B.
7,45 gam.
-
C.
14,9 gam.
-
D.
22,35 gam.
Đáp án: C
Cách 1: Từ PTHH, ta có: ${n_{KCl}} = \dfrac{2}{3}.{\text{ }}{n_{{O_2}}}$ => mKCl = n.M
Cách 2: Theo định luật bảo toàn khối lượng: ${m_{KCl}} = {m_{KCl{O_3}}} - {m_{{O_2}}}$
Cách 1: Từ PTHH, ta có: ${n_{KCl}} = \dfrac{2}{3}.{\text{ }}{n_{{O_2}}} = \dfrac{2}{3}.0,3 = 0,2{\text{ }}mol$
=> Khối lượng của KCl tạo thành là: mKCl = n.M = 0,2.74,5 = 14,9 gam
Cách 2: Theo định luật bảo toàn khối lượng:
${m_{KCl}} = {m_{KCl{O_3}}} - {m_{{O_2}}}$ = 24,5 - 9,6 = 14,9 gam
Cho phương trình hóa học sau: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2
Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2 gam CaO ?
-
A.
0,1 mol.
-
B.
0,3 mol.
-
C.
0,2 mol.
-
D.
0,4 mol.
Đáp án: C
Tính số mol CaO
PTHH: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2
Tỉ lệ theo PT: 1mol 1mol
?mol 0,2mol
Từ PTHH, ta có: ${n_{CaC{O_3}}} = {n_{CaO}}$
Số mol CaO là : ${n_{Ca{\text{O}}}} = \dfrac{{11,2}}{{56}} = 0,2\,mol$
PTHH: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2
Tỉ lệ theo PT: 1mol 1mol
?mol 0,2mol
Từ PTHH, ta có: ${n_{CaC{O_3}}} = {n_{CaO}} = 0,2{\text{ }}mol$
Vậy cần dùng 0,2 mol CaCO3 để điều chế CaO
Muốn điều chế được 7 gam CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?
-
A.
1,25 gam.
-
B.
125 gam.
-
C.
0,125 gam.
-
D.
12,5 gam
Đáp án: D
Tính số mol CaO
PTHH: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2
Tỉ lệ theo PT: 1mol 1mol
?mol 0,2mol
Từ PTHH, ta có: ${n_{CaC{O_3}}} = {n_{CaO}}$ => khối lượng CaCO3
Số mol CaO là : ${n_{Ca{\text{O}}}} = \dfrac{7}{{56}} = 0,125\,mol$
PTHH: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2
Tỉ lệ theo PT: 1mol 1mol
?mol 0,2mol
Từ PTHH, ta có: ${n_{CaC{O_3}}} = {n_{CaO}} = 0,125{\text{ }}mol$
=> khối lượng CaCO3 cần dùng là: ${m_{CaC{O_3}}} = n.M = 0,125.100 = 12,5\,gam$
Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc) ?
-
A.
7,84 lít.
-
B.
78,4 lít.
-
C.
15,68 lít.
-
D.
156,8 lít.
Đáp án: B
PTHH: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2
Tỉ lệ theo PT: 1mol 1mol 1mol
? mol 3,5 mol
Theo PTHH, ta có: ${n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{{\text{O}}_3}}}$ => Thể tích khí CO2 là: ${V_{C{O_2}}} = 22,4.n$
PTHH: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2
Tỉ lệ theo PT: 1mol 1mol 1mol
? mol 3,5 mol
Theo PTHH, ta có: ${n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{{\text{O}}_3}}} = 3,5\,mol$
=> Thể tích khí CO2 là: ${V_{C{O_2}}} = 22,4.n = 22,4.3,5 = 78,4{\text{ }}lít$
Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng ?
-
A.
mchất rắn tham gia = 60 gam và mchất rắn tạo thành = 40 gam.
-
B.
mchất rắn tham gia = 60 gam và mchất rắn tạo thành = 33,6 gam.
-
C.
mchất rắn tham gia = 33,6 gam và mchất rắn tạo thành = 60 gam.
-
D.
mchất rắn tham gia = 40 gam và mchất rắn tạo thành = 60 gam.
Đáp án: B
PTHH: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2
Tỉ lệ theo PT: 1mol 1mol 1mol
? mol ? mol 0,6 mol
Theo PTHH, ta có: ${n_{C{O_2}}} = {n_{CaO}} = {n_{CaC{{\text{O}}_3}}}$
Khối lượng CaCO3 phản ứng là: ${m_{CaC{{\text{O}}_3}}} = n.M$
Khối lượng CaO tạo thành là: mCaO = n.M
Số mol khí CO2 thu được là: ${n_{C{O_2}}} = \dfrac{{13,44}}{{22,4}} = 0,6\,mol$
PTHH: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2
Tỉ lệ theo PT: 1mol 1mol 1mol
? mol ? mol 0,6 mol
Theo PTHH, ta có: ${n_{C{O_2}}} = {n_{CaO}} = {n_{CaC{{\text{O}}_3}}} = 0,6\,mol$
Khối lượng CaCO3 phản ứng là: ${m_{CaC{{\text{O}}_3}}} = n.M = 0,6.100 = 60\,gam$
Khối lượng CaO tạo thành là: mCaO = n.M = 0,6.56 = 33,6 gam
Khử 48 gam đồng (II) oxit bằng hiđro được 36,48 gam đồng sau phản ứng. Hiệu suất của phản ứng trên là:
-
A.
95%.
-
B.
90%.
-
C.
94%.
-
D.
85%.
Đáp án : A
Đổi số mol Cu, CuO =?
CuO + H2 \( \to\) Cu + H2O
\(\% H = \dfrac{{{n_{Cu}}}}{{{n_{CuO}}}}.100\% = ?\% \)
CuO + H2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Cu + H2O
nCu = 36,48 /64 = 0,57 (mol)
nCuO = 48/ 80 = 0,6 (mol)
\(\% H = \dfrac{{{n_{Cu}}}}{{{n_{CuO}}}}.100\% = \dfrac{{0,57}}{{0,6}}.100\% = 95\% \)
Cho dung dịch chứa 0,2 mol NaOH phản ứng với dung dịch chứa 0,3 mol HCl thu được dung dịch A. Tính tổng khối lượng chất tan trong dung dịch A. Biết PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O.
-
A.
15,35 gam.
-
B.
15,1 gam.
-
C.
9,5 gam.
-
D.
19 gam.
Đáp án : A
PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Từ số mol ban đầu xác định chất hết, chất dư
Tính theo PTHH suy ra thành phần của dung dịch A
Tính tổng khối lượng các chất tan có trong A
PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Bđầu: 0,2 0,3 (Vì \(\dfrac{{0,2}}{1} < \dfrac{{0,3}}{1}\) ⟹ NaOH hết)
P.ứng: 0,2 → 0,2 → 0,2
Sau p.ư: 0 0,1 0,2
Dung dịch A có các chất tan: \(\left\{ \begin{array}{l}HCl:0,1\left( {mol} \right)\\NaCl:0,2\left( {mol} \right)\end{array} \right.\)
⟹ ∑mchất tan = mHCl + mNaCl = 0,1.36,5 + 0,2.58,5 = 15,35 gam.
Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp Zn và Al2O3 trong V lít dung dịch HCl 2M thu được dung dịch muối và 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị V là
-
A.
0,2.
-
B.
0,3.
-
C.
0,4.
-
D.
0,5.
Đáp án : D
Viết các PTHH
Từ số mol khí H2 tính được số mol Zn
Từ khối lượng hh suy ra khối lượng Al2O3
Tính theo các PTHH được số mol HCl
nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
0,2 ← 0,4 ← 0,2 (mol)
⟹ mAl2O3 = 23,2 - 0,2.65 = 10,2 gam
⟹ nAl2O3 = 10,2/102 = 0,1 mol
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
0,1 → 0,6
⟹ nHCl = 0,4 + 0,6 = 1 mol
⟹ Vdd HCl = n : CM = 1/2 = 0,5 lít
): Hòa tan 28,8 gam hỗn hợp Mg và CuO trong m gam dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối và 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị m là
-
A.
343.
-
B.
294.
-
C.
245.
-
D.
392
Đáp án : C
Viết các PTHH
Từ số mol khí H2 tính được số mol Mg
Từ khối lượng hh suy ra khối lượng CuO
Tính theo các PTHH được số mol H2SO4
nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
0,2 ← 0,2 ← 0,2
⟹ mCuO = 28,8 - 4,8 = 24 gam
⟹ nCuO = 24/80 = 0,3 mol
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
0,3 → 0,3
⟹ ∑nH2SO4 = 0,2 + 0,3 = 0,5 mol
⟹ mH2SO4 = 0,5.98 = 49 gam
⟹ mdd H2SO4 = 49.100/20 = 245 gam
Hòa tan 31,2 gam hỗn hợp Ca(NO3)2 và Mg(NO3)2 trong dung dịch Na2CO3 thu được 18,4 gam kết tủa và dung dịch muối. Phần trăm khối muối Mg(NO3)2 là
-
A.
26,8%.
-
B.
33,6%.
-
C.
34,2%.
-
D.
47,4%.
Đáp án : D
Đặt ẩn là số mol mỗi muối trong hh đầu
Từ khối lượng hỗn hợp ⟹ PT (1)
Viết PTHH; dựa vào PTHH tính được số mol mỗi kết tủa ⟹ PT (2)
Từ (1) và (2) tính được số mol mỗi muối.
Đặt nCa(NO3)2 = a mol; nMg(NO3)2 = b mol
⟹ mhh = 164a + 148b = 31,2 (1)
Ca(NO3)2 + Na2CO3 → 2NaNO3 + CaCO3 ↓
a → a
Mg(NO3)2 + Na2CO3 → 2NaNO3 + MgCO3 ↓
b → b
⟹ m ↓ = mCaCO3 + mMgCO3 ⟹ 100a + 84b = 18,4 (2)
Từ (1) và (2) ⟹ a = 0,1; b = 0,1
⟹ mMg(NO3)2 = 0,1.148 = 14,8 gam
⟹ %mMg(NO3)2 = \(\dfrac{{14,8}}{{31,2}}.100\% \) = 47,4%.
Hòa tan 44,8 gam hỗn hợp NH4NO3, (NH4)2CO3 trong dung dịch Ba(OH)2 thu được 59,1 gam kết tủa và V lít khí NH3 (đktc). Giá trị V là:
-
A.
8,96.
-
B.
11,20.
-
C.
13,44.
-
D.
17,92.
Đáp án : D
Viết các PTHH; từ số mol kết tủa BaCO3 suy ra số mol (NH4)2CO3
Từ khối lượng hỗn hợp và (NH4)2CO3 suy ra khối lượng NH4NO3
Tính theo PTHH được số mol khí NH3
nBaCO3 = 59,1/197 = 0,3 mol
(NH4)2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2NH3 ↑ + 2H2O
0,3 ← 0,3 → 0,6
⟹ mNH4NO3 = 44,8 - m(NH4)2CO3 = 44,8 - 0,3.96 = 16 gam
⟹ nNH4NO3 = 16/80 = 0,2 mol
2NH4NO3 + Ba(OH)2 → 2NH3 + Ba(NO3)2 + 2H2O
0,2 → 0,2
⟹ ∑VNH3 = (0,2+ 0,6).22,4 = 17,92 lít
Dẫn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí CO, CO2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy xuất hiện 20 gam kết tủa. Phần trăm thể tích khí CO là
-
A.
33,33%.
-
B.
50,00%.
-
C.
66,67%.
-
D.
80,00%.
Đáp án : A
Viết PTHH; từ số mol CaCO3 tính được số mol khí CO2
Tính thể tích CO2 suy ra thể tích khí CO
Tính phần trăm thể tích khí CO
nCaCO3 = 20/100 = 0,2 mol
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,2 ← 0,2
⟹ VCO2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít
⟹ VCO = 6,72 - 4,48 = 2,24 lít
⟹ %VCO = \(\dfrac{{2,24}}{{6,72}}.100\% \) = 33,33%
Dẫn V lít khí CO2 (đktc) qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng dung dịch Ca(OH)2 giảm 14 gam. Giá trị V là
-
A.
3,36.
-
B.
4,48.
-
C.
5,60.
-
D.
6,72.
Đáp án : C
Đặt ẩn là số mol CO2
Ta có mdd giảm = mCaCO3 - mCO2
Suy ra số mol CO2
Xác định giá trị của V
Đặt số mol CO2 là x mol
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
x → x (mol)
Ta có: m dd giảm = mCaCO3 - mCO2
⟹ 100x - 44x = 14
⟹ x = 0,25 mol
⟹ VCO2 = 0,25.22,4 = 5,6 lít.
Nhúng thanh Fe trong 150 ml dung dịch AgNO3 xM sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng thanh kim loại tăng 24 gam. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là
-
A.
1,5.
-
B.
2.
-
C.
1.
-
D.
2,5.
Đáp án : B
Đặt ẩn là số mol AgNO3
Viết PTHH; đặt mol AgNO3 vào suy ra số mol Fe và Ag
Ta có mthanh KL tăng = mAg - mFe pư
Từ đó tính được số mol AgNO3
Tính nồng độ dung dịch AgNO3
Đặt số mol AgNO3 phản ứng là x mol
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
0,5x ← x → x (mol)
Ta có mthanh KL tăng = mAg - mFe pư
⇔ 108x - 56.0,5x = 24
⇔ x = 0,3 mol
⟹ x = CM dd AgNO3 = 0,3 : 0,15 = 2M
Hòa tan m gam Mg trong bình đựng dung dịch H2SO4, sau khi phản ứng hết thấy khối lượng bình tăng 4,4 gam. Giá trị m là
-
A.
2,40.
-
B.
4,80.
-
C.
7,20.
-
D.
9,60.
Đáp án : B
Đặt ẩn là số mol Mg
Viết PTHH, đặt số mol Mg vào PTHH suy ra số mol H2
Khối lượng bình tăng: mbình tăng = mMg pư - mH2
Suy ra số mol Mg ⟹ khối lượng Mg
Đặt nMg = x mol
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 ↑
x → x (mol)
Khối lượng bình tăng: mbình tăng = mFe pư - mH2
⟹ 4,4 = 24x - 2x
⟹ x = 0,2 mol
⟹ m = mMg = 4,8 gam
Đốt cháy hết 5,6 lít hỗn hợp CH4 và C2H4 (đktc) cần dùng 13,44 lít khí O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi. Phần trăm thể tích CH4 là
-
A.
40%.
-
B.
50%.
-
C.
60%.
-
D.
70%.
Đáp án : C
Đặt ẩn là số mol mỗi khí
+ Từ thể tích hỗn hợp ⟹ PT (1)
+ Viết PTHH; từ lượng O2 ⟹ PT (2)
Từ (1) và (2) tính được số mol mỗi khí
Đặt nCH4 = x mol; nC2H4 = y mol
⟹ nhh = x + y = 0,25 (1)
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
x → 2x
C2H4 + 3O2 → 2H2O + 2CO2
y → 3y
⟹ nO2 = 2x + 3y = 0,6 (2)
Từ (1) và (2) ⟹ x = 0,15; y = 0,1 mol
⟹ %VCH4 = \(\dfrac{{0,15}}{{0,25}}.100\% \) = 60%
Hòa tan hết 21,6 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl thu được dung dịch muối và 11,2 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Mg là
-
A.
66,7%.
-
B.
33,3%.
-
C.
77,8%.
-
D.
22,2%.
Đáp án : D
Đặt ẩn là số mol mỗi kim loại
+ Từ khối lượng ⟹ PT (1)
+ Viết PTHH, từ số mol H2 ⟹ PT (2)
Giải hệ (1) (2) được số mol mỗi kim loại.
nH2 = 11,2/22,4 = 0,5 mol
Đặt nMg = x mol; nFe = y mol
⟹ mhh = 24x + 56y = 21,6 (1)
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
x → x
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
y → y
⟹ nH2 = x + y = 0,5 (2)
Từ (1) và (2) ⟹ x = 0,2; y = 0,3
⟹ mMg = 24.0,2 = 4,8 gam
⟹ %mMg = \(\dfrac{{4,8}}{{21,6}}.100\% \) = 22,2%.
Hòa tan hết 17,05 gam hỗn hợp Al và Zn cần vừa đủ 124,1 gam dung dịch HCl 25% thu được dung dịch muối và khí không màu. Phần trăm khối lượng Zn trong hỗn hợp đầu là
-
A.
38,1%.
-
B.
23,8%.
-
C.
76,2%.
-
D.
61,9%.
Đáp án : C
Đặt ẩn là số mol mỗi kim loại
+ Từ khối lượng ⟹ PT (1)
+ Viết PTHH, từ số mol HCl ⟹ PT (2)
Giải hệ (1) (2) được số mol mỗi kim loại.
mHCl = 124,1.25% = 31,025 gam ⟹ nHCl = 31,025 : 36,5 = 0,85 mol
Đặt nZn = x mol; nAl = y mol
mhh = 65x + 27y = 17,05 (1)
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
x → 2x (mol)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.
y → 3y (mol)
⟹ nHCl = 2x + 3y = 0,85 (2)
Từ (1) và (2) ⟹ x = 0,2; y = 0,15
⟹ mZn = 65.0,2 = 13 gam
⟹ %mZn = \(\dfrac{{13}}{{17,05}}.100\% \) = 76,2%
Hòa tan 18,4 gam Fe, Cu trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí (đktc) thu được dung dịch muối và 1 chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp đầu là
-
A.
30,4%.
-
B.
69,6%.
-
C.
60,8%.
-
D.
39,2%.
Đáp án : B
Viết PTHH của phản ứng xảy ra; từ số mol H2 tính được số mol Fe phản ứng.
Suy ra khối lượng Cu trong hỗn hợp ⟹ % khối lượng Cu trong hỗn hợp.
nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0,1 ← 0,1 (mol)
⟹ mFe = 0,1.56 = 5,6 gam
⟹ mCu = 18,4 - 5,6 = 12,8 gam
⟹ %mCu = \(\dfrac{{12,8}}{{18,4}}.100\% \) = 69,6%
Cho 100 ml dung dịch chứa NaCl 2M, NaBr 1M vào V lít dung dịch AgNO3 2M thu được kết tủa bạc clorua và dung dịch muối natri nitrat. Giá trị V là
-
A.
0,05.
-
B.
0,10.
-
C.
0,15.
-
D.
0,20.
Đáp án : C
Tính số mol NaCl, NaBr.
Dựa vào phương trình hóa học tính được tổng số mol AgNO3 đã phản ứng.
nNaCl = 0,1.2 = 0,2 mol; nNaBr = 0,1.1 = 0,1 mol
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl.
0,2 → 0,2
NaBr + AgNO3 → NaNO3 + AgBr.
0,1 → 0,1
⟹ nAgNO3 = 0,3 mol
⟹ Vdd AgNO3 = 0,3/2 = 0,15 lít
Để trung hòa hết hỗn hợp gồm 8 gam NaOH và 25,65 gam Ba(OH)2 cần dùng V lít dung dịch HCl 2M thu được dung dịch muối. Giá trị V là
-
A.
0,15.
-
B.
0,25.
-
C.
0,35.
-
D.
0,45.
Đáp án : B
Tính số mol NaOH, Ba(OH)2.
Dựa vào phương trình hóa học tính được tổng số mol HCl đã phản ứng.
nNaOH = 8/40 = 0,2 mol; nBa(OH)2 = 25,65/171 = 0,15 mol
NaOH + HCl → NaCl + H2O
0,2 → 0,2
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
0,15 → 0,3
⟹ nHCl = 0,2 + 0,3 = 0,5 mol
⟹ V dd HCl = 0,5/2 = 0,25 lít
Hòa tan hết hỗn hợp gồm 15,9 gam Na2CO3 và 34,5 gam K2CO3 cần dùng V dung dịch HCl 2M thu được dung dịch muối và khí cacbonic. Giá trị V là
-
A.
0,4.
-
B.
0,3.
-
C.
0,2.
-
D.
0,1.
Đáp án : A
Tính số mol Na2CO3, K2CO3.
Dựa vào phương trình hóa học tính được tổng số mol HCl đã phản ứng.
nNa2CO3 = 15,9/106 = 0,15 mol; nK2CO3 = 34,5/138 = 0,25 mol
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
0,15 → 0,3
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O
0,25 → 0,5
⟹ nHCl = 0,3 + 0,5 = 0,8 mol
⟹ V dd HCl = 0,8/2 = 0,4 lít
Đốt cháy hỗn hợp chứa 4,48 lít CH4 và 2,24 lít C2H4 thì cần V lít O2 (đktc) thu được sản phẩm CO2 và nước. Giá trị của V là
-
A.
11,20.
-
B.
13,44.
-
C.
15,68.
-
D.
17,92.
Đáp án : C
Tính số mol CH4, C2H4.
Dựa vào phương trình hóa học tính được tổng số mol O2 đã phản ứng.
nCH4 = 4,48/22,4 = 0,2 mol; nC2H4 = 2,24/22,4 = 0,1 mol
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
0,2 → 0,4
C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
0,1 → 0,3
⟹ nO2 = 0,4 + 0,3 = 0,7 mol
⟹ VO2 = 0,7.22,4 = 15,68 lít
Cần dùng V lít H2 (đktc) để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 10,8 gam FeO và 24 gam Fe2O3 thu được kim loại và H2O. Giá trị V là
-
A.
17,92.
-
B.
13,44.
-
C.
8,96.
-
D.
6,72.
Đáp án : B
Tính số mol FeO, Fe2O3.
Dựa vào phương trình hóa học tính được tổng số mol H2 đã phản ứng.
nFeO = 10,8/72 = 0,15 mol; nFe2O3 = 24/160 = 0,15 mol
FeO + H2 → Fe + H2O
0,15 → 0,15
Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
0,15 → 0,45
⟹ nH2 = 0,15 + 0,45 = 0,6 mol
⟹ VH2 = 0,6.22,4 = 13,44 lít.
Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam sắt (Fe) trong axit clohiđric (HCl) thu được muối sắt clorua (FeCl2) và khí hiđro (H2).
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính thể tích khí hiđro (H2) thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
c. Tính khối lượng axit clohiđric (HCl) đã tham gia phản ứng.
-
A.
a) Fe + HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 7,3 (g)
-
B.
a) Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 2,24 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
-
C.
a) Fe + HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
-
D.
a) Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
Đáp án : D
\({n_{Fe}} = {{{m_{Fe}}} \over {{M_{Fe}}}} = {{11,2} \over {56}} = 0,2\,(mol)\)
a. Fe + 2 HCl →FeCl2 + H2↑
Theo PT: 1 2 1 (mol)
Theo ĐB: 0,2 x = ? y = ? (mol)
b. Tìm ra \(y = {{0,2 \times 1} \over 1} = ? \Rightarrow {V_{{H_2}(dktc)}} = 22,4 \times y = ?\,(l)\)
c. Tìm ra \(x = {{0,2 \times 2} \over 1} = ? \Rightarrow {m_{HCl}} = {n_{HCl}} \times {M_{HCl}} = 36,5 \times x = ?\,(g)\)
a. Fe + 2 HCl →FeCl2 + H2↑
b. \({n_{Fe}} = {{{m_{Fe}}} \over {{M_{Fe}}}} = {{11,2} \over {56}} = 0,2\,(mol)\)
Theo phương trình hóa học: \({n_{{H_2}}} = {n_{Fe}} = 0,2\,(mol)\)
\({V_{{H_2}(dktc)}} = {n_{{H_2}}} \times 22,4 = 0,2 \times 22,4 = 4,48\,(l)\)
c. Theo phương trình hóa học: \({n_{HCl}} = 2{n_{Fe}} = 2 \times 0,2 = 0,4\,(mol)\)
mHCl = nHCl × MHCl = 0,4 × 36,5 = 14,6 (g)
Magie tác dụng với axit clohiđric:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
Nếu có 12g Mg tham gia phản ứng, em hãy tìm:
a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng.
-
A.
a) VH2(đktc) = 22,4 (lít) ; b) mHCl = 36,5 (g)
-
B.
a) VH2(đktc) = 11,2 (lít) ; b) mHCl = 18,25 (g)
-
C.
a) VH2(đktc) = 22,4 (lít) ; b) mHCl = 73 (g)
-
D.
a) VH2(đktc) = 11,2 (lít) ; b) mHCl = 36,5 (g)
Đáp án : D
Số mol của 12 g Mg là: \({n_{Mg}} = {{{m_{Mg}}} \over {{M_{Mg}}}} = {{12} \over {24}} = 0,5\,(mol)\)
PTPƯ: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
Theo PTP Ư: 1 2 1 (mol)
Theo đề bài: 0,5 x=? y = ? (mol)
Tìm x, y từ đó tính được VH2(đktc) và mHCl = ?
Số mol của 12 g Mg là: \({n_{Mg}} = {{{m_{Mg}}} \over {{M_{Mg}}}} = {{12} \over {24}} = 0,5\,(mol)\)
PTPƯ: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
Theo PTP Ư: 1 2 1 (mol)
Theo đề bài: 0,5 x=? y = ? (mol)
a) số mol H2 sinh ra là: y = nH2 = \({{0,5 \times 1} \over 1} = 0,5\,(mol)\)
=> Thể tích của H2 thu được ở đktc là: VH2(ĐKTC) =nH2×22,4 = 0,5×22,4 = 11,2 (lít)
b) Số mol HCl phản ứng là: x = nHCl = \({{0,5 \times 2} \over 1} = 1\,(mol)\)
Khối lượng HCl tham gia phản ứng là: mHCl = nHCl×MHCl = 1. 36,5 = 36,5 (g)
Đốt cháy hoàn toàn 27 gam Al trong oxi thu được Al2O3. Tính khối lượng Al2O3 thu được và thể tích oxygen (đkc) đã dùng.
-
A.
51g và 18,6 lít
-
B.
51g và 33,6 lít
-
C.
51g và 22,4 lít
-
D.
102g và 16,8 lít
Đáp án : A
Viết phương trình hóa học xảy ra, tính toán theo phương trình hóa học.
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập tính lượng chất dư, chất hết Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 21. Tính theo công thức hóa học Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 20. Tỉ khối của chất khí Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 18. Mol Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan kim loại và chất rắn vào dung dịch axit - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan một chất vào nước và vào dung dịch cho sẵn - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Bài 43. Pha chế dung dịch - Hóa học 8