Trắc nghiệm Bài 43. Pha chế dung dịch - Hóa học 8

Đề bài

Câu 1 :

Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, người ta làm thế nào?

  • A.

    Tính số gam KOH có trong 100 gam dung dịch.

     

  • B.

    Tính số gam KOH có trong 1 lít dung dịch.

  • C.

    Tính số gam KOH có trong 1000 gam dung dịch.

  • D.

    Tính số mol KOH có trong 1 lít dung dịch.

Câu 2 :

Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

 

  • A.

    Tính số gam H2SO4có trong 100 gam dung dịch.

  • B.

    Tính số gam H2SO4có trong 1 lít dung dịch.

  • C.

    Tính số gam H2SO4có trong 1000 gam dung dịch.

  • D.

    Tính số mol H2SO4có trong 10 lít dung dịch.

Câu 3 :

Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%?

 

  • A.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 90 gam H2O

  • B.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 100 gam H2O

  • C.

    Hoà tan 30 gam NaCl vào 170 gam H2O

  • D.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 190 gam H2O

Câu 4 :

Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là

 

  • A.

    5,04 gam 

  • B.

    1,078 gam 

  • C.

    10,8 gam                 

  • D.

    10 gam

Câu 5 :

Muốn pha 300 ml dung dịch NaCl 3M thì khối lượng NaCl cần lấy là

 

  • A.

    52,65 gam. 

  • B.

    54,65 gam. 

  • C.

    60,12 gam.              

  • D.

    60,18 gam.

Câu 6 :

Để pha 100 gam dung dịch CuSO4 5% thì khối lượng nước cần lấy là

 

  • A.

    95 gam.

  • B.

    96 gam. 

  • C.

    97 gam.                   

  • D.

    98 gam.

Câu 7 :

Muốn pha 150 gam dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20% thì khối lượng dung dịch CuSO4 20% cần lấy là

 

  • A.

    14 gam. 

  • B.

    15 gam. 

  • C.

    16 gam.                   

  • D.

    17 gam.

Câu 8 :

Có 60 gam dung dịch NaOH 20%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 25% là

 

  • A.

    4 gam. 

  • B.

    5 gam. 

  • C.

    6 gam.                     

  • D.

    7 gam.

Câu 9 :

Muốn pha 250 ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là

 

  • A.

    62,5 ml. 

  • B.

    67,5 ml. 

  • C.

    68,6 ml.                  

  • D.

    69,4 ml.

Câu 10 :

Có 60 gam dung dịch NaOH 30%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 44% là

 

  • A.

    18 gam 

  • B.

    15 gam 

  • C.

    23 gam                    

  • D.

    21 gam

Câu 11 :

Có 60 gam dung dịch NaCl 20%. Tính nồng độ % dung dịch thu được khi cô đặc dung dịch để chỉ còn 50 gam?

 

  • A.

    22%. 

  • B.

    25%. 

  • C.

    30%.                      

  • D.

    24%

Câu 12 :

Lấy 60 gam dung dịch NaOH 25% đem cô cạn, sau một thời gian thu được dung dịch có nồng độ 30%. Khối lượng dung dịch sau khi cô cạn là

 

  • A.

    40 gam. 

  • B.

    45 gam. 

  • C.

    50 gam.                   

  • D.

    55 gam

     

Câu 13 :

Làm bay hơi 20 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Dung dịch ban đầu có khối lượng:

  • A.
    90 gam.           
  • B.
    60 gam.
  • C.
    70 gam.
  • D.
    80 gam.
Câu 14 :

Cần phải dùng bao nhiêu lít H2SO4 có d = 1,84g/ml vào bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28g/ml?

  • A.
    6,66 lít H2SO4 và 3,34 lít nước cất.    
  • B.
    7,00 lít H2SO4 và 3,00 lít nước cất.
  • C.
    6,65 lít H2SO4 và 3,35 lít nước cất.    
  • D.
    6,67 lít H2SO4 và 3,33 lít nước cất.
Câu 15 :

Cho 200ml dung dịch NaCl 5M. Nếu thêm vào 50ml nước thì dung dịch thu được có CM là:

  • A.
    2M. 
  • B.
    4 M. 
  • C.
    3 M. 
  • D.
    1 M.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, người ta làm thế nào?

  • A.

    Tính số gam KOH có trong 100 gam dung dịch.

     

  • B.

    Tính số gam KOH có trong 1 lít dung dịch.

  • C.

    Tính số gam KOH có trong 1000 gam dung dịch.

  • D.

    Tính số mol KOH có trong 1 lít dung dịch.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nồng độ mol là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

 

Lời giải chi tiết :

Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, ta cần tính số mol KOH có trong 1 lít dung dịch.

 

Câu 2 :

Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

 

  • A.

    Tính số gam H2SO4có trong 100 gam dung dịch.

  • B.

    Tính số gam H2SO4có trong 1 lít dung dịch.

  • C.

    Tính số gam H2SO4có trong 1000 gam dung dịch.

  • D.

    Tính số mol H2SO4có trong 10 lít dung dịch.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nồng độ phần trăm là khối lượng chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Lời giải chi tiết :

Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, ta tính số gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch.

 

Câu 3 :

Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%?

 

  • A.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 90 gam H2O

  • B.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 100 gam H2O

  • C.

    Hoà tan 30 gam NaCl vào 170 gam H2O

  • D.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 190 gam H2O

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính mdd  = mNaCl + mnước

+) Áp dụng công thức: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%$

Lời giải chi tiết :

Xét đáp án A: mdd  = mNaCl + mnước = 15 + 90 = 105 gam

$=>C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{15}{105}.100\%=14,28\%$

Xét đáp án B: mdd  = mNaCl + mnước = 15 + 100 = 115 gam

$=>C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{15}{115}.100\%=13,04\%$

Xét đáp án C: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{30}{30+170}.100\%=15\%$

Xét đáp án D: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{15}{15+190}.100\%=7,32\%$

Câu 4 :

Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là

 

  • A.

    5,04 gam 

  • B.

    1,078 gam 

  • C.

    10,8 gam                 

  • D.

    10 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: \({{n}_{CuC{{l}_{2}}}}~={{C}_{M}}.\text{ }V=0,2.0,4=0,08\text{ }mol\)

 

 

Lời giải chi tiết :

\({{n}_{CuC{{l}_{2}}}}~={{C}_{M}}.\text{ }V=0,2.0,4=0,08\text{ }mol\)

=> Khối lượng CuCl2 cần lấy là: \({{m}_{CuC{{l}_{2}}}}~=0,08.135=10,8\text{ }gam\)

 

Câu 5 :

Muốn pha 300 ml dung dịch NaCl 3M thì khối lượng NaCl cần lấy là

 

  • A.

    52,65 gam. 

  • B.

    54,65 gam. 

  • C.

    60,12 gam.              

  • D.

    60,18 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol chất tan theo CT: $n={{C}_{M}}.V$ => Khối lượng NaCl cần lấy

 

Lời giải chi tiết :

Vì đơn vị của nồng độ mol là mol/l nên ta đổi 300 ml thành 0,3 lít

Số mol chất tan trong 0,3 lít dung dịch NaCl 3M là

${{C}_{M}}=\frac{n}{V}=>n={{C}_{M}}.V=3.0,3=0,9\,mol$

Khối lượng NaCl cần lấy là: mNaCl = n.M = 0,9.58,5 = 52,65 gam

 

Câu 6 :

Để pha 100 gam dung dịch CuSO4 5% thì khối lượng nước cần lấy là

 

  • A.

    95 gam.

  • B.

    96 gam. 

  • C.

    97 gam.                   

  • D.

    98 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính khối lượng CuSO4 chứa trong 100 gam dung dịch 5%  theo CT: ${{m}_{ct}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}$

+) Tính khối lượng nước cần lấy: mnước = mdung dịch - mchất tan

 

Lời giải chi tiết :

Khối lượng CuSO4 chứa trong 100 gam dung dịch 5% là

${{m}_{ct}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}=\frac{5\%.100}{100\%}=5\,gam$

Khối lượng nước cần lấy là:

mnước = mdung dịch - mchất tan = 100 – 5 = 95 gam

 

Câu 7 :

Muốn pha 150 gam dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20% thì khối lượng dung dịch CuSO4 20% cần lấy là

 

  • A.

    14 gam. 

  • B.

    15 gam. 

  • C.

    16 gam.                   

  • D.

    17 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Khi pha loãng dung dịch từ 20% xuống 2% thì chỉ có khối lượng dung môi thay đổi còn khối lượng chất tan vẫn giữ nguyên => tính khối lượng chất tan

+) Tính khối lượng dung dịch CuSO4 20% cần lấy 

 

Lời giải chi tiết :

Khi pha loãng dung dịch từ 20% xuống 2% thì chỉ có khối lượng dung môi thay đổi còn khối lượng chất tan vẫn giữ nguyên.

Từ 150 gam dung dịch CuSO4 2% ta có khối lượng chất tan là:

$C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=>{{m}_{ct}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}=\frac{2\%.150}{100\%}=3\,gam$

Khối lượng dung dịch CuSO4 20% cần lấy là:

${{m}_{dd}}=\frac{{{m}_{ct}}.100\%}{C\%}=\frac{3.100\%}{20\%}=15\,gam$

 

Câu 8 :

Có 60 gam dung dịch NaOH 20%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 25% là

 

  • A.

    4 gam. 

  • B.

    5 gam. 

  • C.

    6 gam.                     

  • D.

    7 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính khối lượng NaOH có trong 60 gam dung dịch 20%

+) Gọi khối lượng NaOH thêm vào là a (gam)

=> tính khối lượng chất tan trong dung dịch sau khi thêm và khối lượng dung dịch sau khi thêm

+) Thay vào biểu thức tính nồng độ dung dịch => a

 

 

Lời giải chi tiết :

Khối lượng NaOH có trong 60 gam dung dịch 20% là:

\({{m}_{ct}}=\frac{{{m}_{dd}}.C\%}{100\%}=\frac{20.60}{100}=12\,gam\)

Gọi khối lượng NaOH thêm vào là a (gam), ta có:

Khối lượng chất tan trong dung dịch sau khi thêm là: mct sau = 12 + a

Khối lượng dung dịch sau khi thêm là: mdd sau = 60 + a

=> Nồng độ dung dịch thu được là: $C\%=\frac{{{m}_{ct\,sau}}.100\%}{{{m}_{dd\,sau}}}=\frac{12+a}{60+a}.100\%=25\%$

=> a = 4 (gam)

 

Câu 9 :

Muốn pha 250 ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là

 

  • A.

    62,5 ml. 

  • B.

    67,5 ml. 

  • C.

    68,6 ml.                  

  • D.

    69,4 ml.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Pha loãng dung dịch có nồng độ 2M xuống 0,5M thì số mol NaOH không đổi

=> tính số mol NaOH

+)  Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy theo CT: $V=\frac{n}{{{C}_{M}}}$

 

Lời giải chi tiết :

Đổi 250 ml = 0,25 lít

Pha loãng dung dịch có nồng độ 2M xuống 0,5M thì số mol NaOH không đổi

nNaOH = 0,5.0,25 = 0,125 mol

Thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là

$V=\frac{n}{{{C}_{M}}}=\frac{0,125}{2}=0,0625$ lít = 62,5 ml

 

Câu 10 :

Có 60 gam dung dịch NaOH 30%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 44% là

 

  • A.

    18 gam 

  • B.

    15 gam 

  • C.

    23 gam                    

  • D.

    21 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính khối lượng NaOH có chứa trong 60 gam dung dịch 30%

+) Gọi khối lượng NaOH thêm vào là a (gam)

=> tính khối lượng chất tan trong dung dịch sau và khối lượng dung dịch sau

+) Thay vào biểu thức tính nồng độ phần trăm của dd sau pha => a

Lời giải chi tiết :

Khối lượng NaOH có chứa trong 60 gam dung dịch 30% là

${{m}_{ct}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}=\frac{30\%.60}{100\%}=18\,gam$

Gọi khối lượng NaOH thêm vào là a (gam), ta có:

Khối lượng chất tan trong dung dịch sau là: mct = 18 + a

Khối lượng dung dịch sau là: mdd = 60 + a

=> Nồng độ phần trăm của dd sau pha là:

$C\%=\frac{{{m}_{ct}}.100\%}{{{m}_{dd}}}=>\frac{18+a}{60+a}.100\%=44\%=>a=15\,gam$

 

Câu 11 :

Có 60 gam dung dịch NaCl 20%. Tính nồng độ % dung dịch thu được khi cô đặc dung dịch để chỉ còn 50 gam?

 

  • A.

    22%. 

  • B.

    25%. 

  • C.

    30%.                      

  • D.

    24%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính khối lượng NaCl có trong dung dịch

+) Cô cạn dung dịch không làm thay đổi khối lượng chất tan

+) Tính C% theo CT: $C{{\%}_{dd\,sau}}=\frac{{{m}_{NaCl}}}{{{m}_{dd}}}.100\%$

 

Lời giải chi tiết :

Khối lượng NaCl có trong dung dịch là: ${{m}_{NaCl}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}=\frac{60.20\%}{100\%}=12\,gam$

Khối lượng dung dịch sau khi cô đặc là 50 gam, khối lượng chất tan là 12 gam

=> nồng độ dung dịch sau cô đặc là:

$C{{\%}_{dd\,sau}}=\frac{{{m}_{NaCl}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{12}{50}.100\%=24\%$

 

Câu 12 :

Lấy 60 gam dung dịch NaOH 25% đem cô cạn, sau một thời gian thu được dung dịch có nồng độ 30%. Khối lượng dung dịch sau khi cô cạn là

 

  • A.

    40 gam. 

  • B.

    45 gam. 

  • C.

    50 gam.                   

  • D.

    55 gam

     

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính khối lượng NaOH có trong dung dịch

+) cô cạn không làm thay đổi khối lượng chất tan

+) Tính khối lượng dung dịch sau cô cạn theo CT: ${{m}_{dd}}=\frac{{{m}_{NaCl}}.100\%}{C{{\%}_{dd\,sau}}}$

 

Lời giải chi tiết :

Khối lượng NaOH có trong dung dịch là: ${{m}_{NaOH}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}=\frac{60.25\%}{100\%}=15\,gam$

Nồng độ dung dịch sau cô cạn là 30%, khối lượng chất tan là 12 gam (cô cạn không làm thay đổi khối lượng chất tan)

=> Khối lượng dung dịch sau cô cạn là:

${{m}_{dd}}=\frac{{{m}_{NaCl}}.100\%}{C{{\%}_{dd\,sau}}}=\frac{15.100\%}{30\%}=50\,gam$

 

Câu 13 :

Làm bay hơi 20 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Dung dịch ban đầu có khối lượng:

  • A.
    90 gam.           
  • B.
    60 gam.
  • C.
    70 gam.
  • D.
    80 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gọi khối lượng dung dịch ban đầu là m (g)

\(\begin{gathered}
C\% = \dfrac{{mc\tan }}{{m\,dd\,sau}}.100\% \hfill \\
= > 20\% = \dfrac{{0,15m}}{{m - 20}}.100\% \hfill \\
= > m = ?\,(gam) \hfill \\
\end{gathered} \)

Lời giải chi tiết :

Gọi khối lượng dung dịch ban đầu là m (g)

Khối lượng chất tan ban đầu là: 0,15m (g)

Sau khi làm bay hơi 20 gam nước thì khối lượng dung dịch sau là: m – 20 (g)

Nồng độ phần trăm sau phản ứng:

\(\begin{gathered}
C\% = \dfrac{{mc\tan }}{{m\,dd\,sau}}.100\% \hfill \\
= > 20\% = \dfrac{{0,15m}}{{m - 20}}.100\% \hfill \\
= > m = 80\,(gam) \hfill \\
\end{gathered} \) 

Câu 14 :

Cần phải dùng bao nhiêu lít H2SO4 có d = 1,84g/ml vào bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28g/ml?

  • A.
    6,66 lít H2SO4 và 3,34 lít nước cất.    
  • B.
    7,00 lít H2SO4 và 3,00 lít nước cất.
  • C.
    6,65 lít H2SO4 và 3,35 lít nước cất.    
  • D.
    6,67 lít H2SO4 và 3,33 lít nước cất.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Công thức: mdd sau = V.d

Lời giải chi tiết :

Khối lượng 10 lít dung dịch sau khi pha là:

mdd sau = V.d =  10.1,28 = 12,8 (kg)

Gọi thể tích cần thiết là x lít. Suy ra khối lượng nước là x (kg)

Gọi thể tích dung dịch axit là y lít. Suy ra khối lượng là 1,84y kg

=> x + y = 10 (1)

x + 1,84y = 12,8 (2)

từ (1) và (2) => x = 6,67 (lít) và y = 3,33 (lít)

Câu 15 :

Cho 200ml dung dịch NaCl 5M. Nếu thêm vào 50ml nước thì dung dịch thu được có CM là:

  • A.
    2M. 
  • B.
    4 M. 
  • C.
    3 M. 
  • D.
    1 M.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức: Vdd sau = V + Vthêm vào = ?(lít)

CM = n : Vdd sau

Lời giải chi tiết :

200 ml = 0,2 (l)

Số mol của NaCl trước khi thêm nước là: nNaCl = CM. V = 5. 0,2 = 1 (mol)

Thể tích dung dịch sau khi thêm 50 ml nước là: Vdd sau = 200 +50 = 250 (ml) = 0,25 (l)

=> CM NaCl sau khi thêm nước là: CM = nNaCl : Vdd sau = 1 : 0,25 = 4 (M)

Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan một chất vào nước và vào dung dịch cho sẵn - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập hòa tan một chất vào nước và vào dung dịch cho sẵn Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan kim loại và chất rắn vào dung dịch axit - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập hòa tan kim loại và chất rắn vào dung dịch axit Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 42. Nồng độ dung dịch - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 42. Nồng độ dung dịch Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 41. Độ tan của một chất trong nước - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 41. Độ tan của một chất trong nước Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 40. Dung dịch - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Dung dịch Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết