Trắc nghiệm Bài 42. Nồng độ dung dịch - Hóa học 8

Đề bài

Câu 1 :

Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết

 

  • A.

    số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

     

  • B.

    số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch bão hòa.

  • C.

    số gam chất tan có trong 100 gam nước.

  • D.

    số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Câu 2 :

Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH người ta làm thế nào?

 

 

  • A.

    Tính số gam NaOH có trong 100 gam dung dịch.

     

  • B.

    Tính số gam NaOH có trong 1 lít dung dịch.

     

  • C.

    Tính số gam NaOH có trong 1000 gam dung dịch.

     

  • D.

    Tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch.

Câu 3 :

Công thức tính nồng độ phần trăm là

  • A.

    $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%$ 

  • B.

    $C\%=\frac{n}{V}.100\%$ 

  • C.

    $C\%=\frac{{{m}_{dd}}}{{{m}_{ct}}}.100\%$ 

  • D.

    $C\%=\frac{V}{n}$

Câu 4 :

Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dung dịch NaOH 15%

 

  • A.

    20 gam. 

  • B.

    30 gam. 

  • C.

    40 gam.                   

  • D.

    50 gam.

Câu 5 :

Hoà tan 20 gam muối vào nước được dung dịch có nồng độ 10%

Câu 5.1

Khối lượng dung dịch nước muối thu được là

  • A

    200 gam. 

  • B

    300 gam. 

  • C

    400 gam.

  • D

    500 gam.

Câu 5.2

Tính khối lượng nước cần dựng cho sự pha chế

  • A

    100 gam. 

  • B

    120 gam. 

  • C

    130 gam.                 

  • D

    180 gam.

Câu 6 :

Số mol chất tan có trong 400 ml NaOH 6M là

 

  • A.

    1,2 mol 

  • B.

    2,4 mol 

  • C.

    1,5 mol                   

  • D.

    4 mol

Câu 7 :

Trong 200 ml dung dịch có hoà tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch.

 

  • A.

    1,2M. 

  • B.

    1,2%. 

  • C.

    2M.             

  • D.

    2%.

Câu 8 :

Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M.

 

  • A.

    27,36 gam 

  • B.

    2,052 gam 

  • C.

    20,52 gam               

  • D.

    9,474 gam

Câu 9 :

Hòa tan 10,6 gam Na2CO3 vào 456 ml nước thu được dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là

 

  • A.

    0,32M 

  • B.

    0,129M

  • C.

    0,2M                       

  • D.

    0,219M

Câu 10 :

Cho dung dịch HCl 25% có D = 1,198 g/ml. Tính nồng độ mol của dung dịch đã cho

 

  • A.

    8M 

  • B.

    8,2M 

  • C.

    7,9M                       

  • D.

    6,5M

Câu 11 :

Cho dung dịch NaOH 4M có D = 1,43 g/ml. Tính C% của dung dịch NaOH đã cho.

 

  • A.

    11,88% 

  • B.

    12,20% 

  • C.

    11,19%                   

  • D.

    11,79%

Câu 12 :

Hòa tan 75 gam HCl vào 225 gam nước thu được dung dịch B. C% của dung dịch B là

 

  • A.

    25%. 

  • B.

    30%. 

  • C.

    35%.                       

  • D.

    40%.

Câu 13 :

Cho 200 gam dung dịch FeCl2 9,525%. Tính số mol FeCl2 có trong dung dịch

 

  • A.

    0,12 mol. 

  • B.

    0,20 mol. 

  • C.

    0,30 mol.                

  • D.

    0,15 mol.

Câu 14 :

Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch HNO3 2,52% để có 3,78 gam HNO3 làm thí nghiệm?

 

  • A.

    120 gam. 

  • B.

    150 gam. 

  • C.

    160 gam.                 

  • D.

    100 gam.

Câu 15 :

Với một lượng chất xác định, khi tăng thể tích dung môi thì:

  • A.
    Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM tăng.
  • B.
    Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM giảm.
  • C.
    Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM giảm.
  • D.
    Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM tăng.
Câu 16 :

Hòa tan 124 gam natri oxit vào 876 ml nước (\({d_{{H_2}O}} = 1\,\,g/ml\)), phản ứng sinh ra natri hiđroxit. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:

  • A.
    16%.
  • B.
    17%.
  • C.
    18%.
  • D.
    19%.
Câu 17 :

Hòa tan 12,5 gam CuSO4.5H2O vào 8,75 ml nước. Xác định nồng độ phần trăm dung dịch thu được. (Biết DH2O = 1 g/ml)

  • A.
     36,65%    
  • B.
     35,65%        
  • C.
    21,65%                       
  • D.
    37,65%
Câu 18 :

Xác định nồng độ phần trăm  của 10 ml dung dịch HCl 10,81M có khối lượng riêng d=1,19 gam/ml

                                              

  • A.
    33, 16%
  • B.
    33,18%           
  • C.
    46,16%                                  
  • D.
     37%
Câu 19 :

Dung dịch HCl bán trên thị trường có nồng độ phần trăm cao nhất là 37%, khối lượng riêng D = 1,19 g/ml. Hãy tính nồng độ mol/l của 10 ml dung dịch trên

                                                           

  • A.
    12,06 M 
  • B.
    6,06M   
  • C.
    11,02 M                                     
  • D.
    12,96M
Câu 20 :

Cho 23 g Na tan hoàn toàn trong 100 g H2O thu được dung dịch A và khí B. Nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch A là: 

  • A.

    32,87%  

  • B.

    32,78%      

  • C.
    18,7%                       
  • D.
     17,8%
Câu 21 :

Trong 150 ml dd có hoà tan 8 gam NaOH. Nồng độ mol của dung dịch là:

  • A.
    0,2M
  • B.
    2M
  • C.
    2,5M 
  • D.
    \frac{4}{3}M

    4/3M

Câu 22 :

Hòa tan 4,7g K2O vào  195,3 g nước. Nồng độ phần trăm dung dịch thu được là

  • A.
    2,35% 
  • B.
    4,7%    
  • C.
    2,8%                       
  • D.
     1,4%
Câu 23 :

Trộn 150g dung dịch NaOH có nồng độ 20% với 50g dung dịch NaOH có nồng độ 5%.

Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.

  • A.

    12,8 %    

  • B.

    15,5 % 

  • C.

     12,6 %                     

      

  • D.

    16,25 %

Câu 24 :

Để hoà tan m gam kẽm cần vừa đủ 50 gam dd HCl  7,3%. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng

  • A.
    6,8 g  
  • B.
    12,5 g     
  • C.
    12,6 g 
  • D.
    28,9 g
Câu 25 :

Một bình đựng dung dịch có ghi “ dung dịch HCl 2M”. Phát biểu nào sau đây là đúng: 

  • A.
    Có 2 mol HCl trong 1 lít dung dịch.  
  • B.
    Có 2 gam HCl trong 1 lít dung dịch.
  • C.
    Có 2 mol HCl trong 100 gam dung dịch.  
  • D.
    Có 2 gam HCl trong 100 gam dung dịch.
Câu 26 :

Câu nào sau đây đúng khi nói về nồng độ phần trăm?

Nồng độ phần trăm cho biết:

  • A.
    Số gam chất tan có trong 100g dung dịch      
  • B.
    Số gam chất tan có trong 100g dung dịch bão hòa.
  • C.
    Số gam chất tan có trong 100g nước  
  • D.
    Số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.
Câu 27 :

Dung dịch H2SO4 0,5M cho biết:

  • A.

    Trong 1 lít dung dịch có hòa tan 0,5 mol H2SO4.     

  • B.

    Trong 1 lít dung môi có hòa tan 0,5 mol H2SO4.

  • C.
    Trong 1 lít nước có hòa tan 0,5 mol H2SO4.                      
  • D.
    Trong 1 lít nước có hòa tan 0,5 lít H2SO4.
Câu 28 :

Chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch gọi là

  • A.
    Chất gây nghiện  
  • B.
    Dung môi
  • C.
    Chất tan  
  • D.
    Chất tạo màu
Câu 29 :

Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?

  • A.

    Lọc.

  • B.

    Dùng máy li tâm.     

  • C.

    Chiết.

  • D.

    Cô cạn.

Câu 30 :

Làm bay hơi 20 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Dung dịch ban đầu có khối lượng:

  • A.
    90 gam.  
  • B.
    60 gam.  
  • C.
    70 gam.  
  • D.
    80 gam.
Câu 31 :

Hòa tan 2 mol NaCl vào nước ta thu được 4 lít dung dịch. Nồng độ mol/lít của dung dịch là

  • A.
    1M.   
  • B.
    0,5M.   
  • C.
    0,1M.   
  • D.
    0,2M.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết

 

  • A.

    số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

     

  • B.

    số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch bão hòa.

  • C.

    số gam chất tan có trong 100 gam nước.

  • D.

    số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại định nghĩa nồng độ phần trăm

Lời giải chi tiết :

Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

 

Câu 2 :

Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH người ta làm thế nào?

 

 

  • A.

    Tính số gam NaOH có trong 100 gam dung dịch.

     

  • B.

    Tính số gam NaOH có trong 1 lít dung dịch.

     

  • C.

    Tính số gam NaOH có trong 1000 gam dung dịch.

     

  • D.

    Tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại định nghĩa nồng độ mol dung dịch.

Lời giải chi tiết :

Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH, người ta tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch.

 

Câu 3 :

Công thức tính nồng độ phần trăm là

  • A.

    $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%$ 

  • B.

    $C\%=\frac{n}{V}.100\%$ 

  • C.

    $C\%=\frac{{{m}_{dd}}}{{{m}_{ct}}}.100\%$ 

  • D.

    $C\%=\frac{V}{n}$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại công thức tính nồng độ phần trăm

Lời giải chi tiết :

Công thức tính nồng độ phần trăm là: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%$

 

Câu 4 :

Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dung dịch NaOH 15%

 

  • A.

    20 gam. 

  • B.

    30 gam. 

  • C.

    40 gam.                   

  • D.

    50 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức tính khối lượng chất tan: ${{m}_{ct}}=\frac{{{m}_{dd}}.C\%}{100\%}$

 

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức tính khối lượng chất tan: ${{m}_{ct}}=\frac{{{m}_{dd}}.C\%}{100\%}$

=> mNaOH = $\frac{200.15\%}{100\%}$= 30 gam

 

Câu 5 :

Hoà tan 20 gam muối vào nước được dung dịch có nồng độ 10%

Câu 5.1

Khối lượng dung dịch nước muối thu được là

  • A

    200 gam. 

  • B

    300 gam. 

  • C

    400 gam.

  • D

    500 gam.

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: ${{m}_{dd}}=\frac{{{m}_{ct}}.100\%}{C\%}$

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức: ${{m}_{dd}}=\frac{{{m}_{ct}}.100\%}{C\%}=\frac{20.100\%}{10\%}=200\,gam$

 

Câu 5.2

Tính khối lượng nước cần dựng cho sự pha chế

  • A

    100 gam. 

  • B

    120 gam. 

  • C

    130 gam.                 

  • D

    180 gam.

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Khối lượng dung dịch = khối lượng nước + khối lượng chất tan (muối)

Lời giải chi tiết :

Khối lượng dung dịch = khối lượng nước + khối lượng chất tan (muối)

=> mnước = mdd – mmuối = 200 - 20 = 180 gam

Câu 6 :

Số mol chất tan có trong 400 ml NaOH 6M là

 

  • A.

    1,2 mol 

  • B.

    2,4 mol 

  • C.

    1,5 mol                   

  • D.

    4 mol

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính số mol chất tan: n = CM . V

 

Lời giải chi tiết :

Đổi 400 ml = 0,4 lít

+ Công thức tính số mol chất tan: n = CM . V

=> nNaOH = 6.0,4 = 2,4 mol

 

Câu 7 :

Trong 200 ml dung dịch có hoà tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch.

 

  • A.

    1,2M. 

  • B.

    1,2%. 

  • C.

    2M.             

  • D.

    2%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính nồng độ mol của dung dịch: \({{C}_{M}}=\frac{n}{{{V}_{dd}}}\)

 

Lời giải chi tiết :

Đổi: 200 ml = 0,2 lít

nNaOH = $\frac{16}{40}=0,4\,mol$

Áp dụng công thức tính nồng độ mol của dung dịch: \({{C}_{M}}=\frac{n}{{{V}_{dd}}}=\frac{0,4}{0,2}=2M\)

 

Câu 8 :

Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M.

 

  • A.

    27,36 gam 

  • B.

    2,052 gam 

  • C.

    20,52 gam               

  • D.

    9,474 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Công thức tính số mol chất tan: n = CM . V => số mol Ba(OH)2 => khối lượng

 

 

Lời giải chi tiết :

Đổi 300 ml = 0,3 lít

+ Công thức tính số mol chất tan: n = CM . V

=> ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=0,4.0,3=0,12\,mol$

=> Khối lượng Ba(OH)2 có trong dung dịch là: ${{m}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=0,12.171=20,52\,gam$

 

Câu 9 :

Hòa tan 10,6 gam Na2CO3 vào 456 ml nước thu được dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là

 

  • A.

    0,32M 

  • B.

    0,129M

  • C.

    0,2M                       

  • D.

    0,219M

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) tính số mol Na2CO3

+) Áp dụng công thức tính nồng độ mol: \({{C}_{M}}=\frac{n}{{{V}_{dd}}}\)

 

Lời giải chi tiết :

Đổi 456 ml = 0,456 lít

Số mol Na2CO3 là: ${{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=\frac{10,6}{106}=0,1\,mol$

Áp dụng công thức tính nồng độ mol: \({{C}_{M}}=\frac{n}{{{V}_{dd}}}=\frac{0,1}{0,456}=0,219M\)

 

Câu 10 :

Cho dung dịch HCl 25% có D = 1,198 g/ml. Tính nồng độ mol của dung dịch đã cho

 

  • A.

    8M 

  • B.

    8,2M 

  • C.

    7,9M                       

  • D.

    6,5M

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Áp dụng công thức:

\[{{\rm{C}}_{\rm{M}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{C\%  }}{\rm{.10}}{\rm{.D}}}}{{\rm{M}}}\]

Lời giải chi tiết :

+) Áp dụng công thức chuyển từ nồng độ phần trăm sang nồng độ mol: 

\[{{\rm{C}}_{\rm{M}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{C\%  }}{\rm{.10}}{\rm{.D}}}}{{\rm{M}}}\]

=> Nồng độ mol dd đã cho là:

\[{{\rm{C}}_{\rm{M}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{C\%  }}{\rm{.10}}{\rm{.D}}}}{{\rm{M}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{25\% }}{\rm{.10}}{\rm{.1,198}}}}{{{\rm{36,5}}}}{\rm{ =  8,2(M)}}\]

 

Câu 11 :

Cho dung dịch NaOH 4M có D = 1,43 g/ml. Tính C% của dung dịch NaOH đã cho.

 

  • A.

    11,88% 

  • B.

    12,20% 

  • C.

    11,19%                   

  • D.

    11,79%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Đổi đơn vị của D sang g/lít

+) Áp dụng công thức chuyển từ nồng độ mol sang nồng độ phần trăm: \(C\%=\frac{{{C}_{M}}.M}{{{D}_{dd}}}.100\%\)

 

Lời giải chi tiết :

+) Đổi D = 1,43 g/ml = 1430 g/lít

+) Áp dụng công thức chuyển từ nồng độ mol sang nồng độ phần trăm: \(C\%=\frac{{{C}_{M}}.M}{{{D}_{dd}}}.100\%\)

=> \(C\%=\frac{4.40}{1430}.100\%=11,19\%\)

 

Câu 12 :

Hòa tan 75 gam HCl vào 225 gam nước thu được dung dịch B. C% của dung dịch B là

 

  • A.

    25%. 

  • B.

    30%. 

  • C.

    35%.                       

  • D.

    40%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính khối lượng dung dịch: mdd = mct + mnước

+) Áp dụng công thức: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%$

 

Lời giải chi tiết :

Khối lượng dung dịch thu được là: mdd = mct + mnước = 75 + 225 = 300 gam

Áp dụng công thức: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{75}{300}.100\%=25\%$

 

Câu 13 :

Cho 200 gam dung dịch FeCl2 9,525%. Tính số mol FeCl2 có trong dung dịch

 

  • A.

    0,12 mol. 

  • B.

    0,20 mol. 

  • C.

    0,30 mol.                

  • D.

    0,15 mol.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính khối lượng chất tan: ${{m}_{ct}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}$=> khối lượng FeCl2 => số mol

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức tính khối lượng chất tan: ${{m}_{ct}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}$

=> Khối lượng FeCl2 có trong dung dịch là: ${{m}_{F\text{e}C{{l}_{2}}}}=\frac{9,525\%.200}{100\%}=19,05\,gam$

=> số mol FeCl2 là: ${{n}_{F\text{e}C{{l}_{2}}}}=\frac{19,05}{127}=0,15\,mol$

 

Câu 14 :

Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch HNO3 2,52% để có 3,78 gam HNO3 làm thí nghiệm?

 

  • A.

    120 gam. 

  • B.

    150 gam. 

  • C.

    160 gam.                 

  • D.

    100 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính khối lượng dung dịch: ${{m}_{dd}}=\frac{{{m}_{ct}}.100\%}{C\%}$

Lời giải chi tiết :

Khối lượng chất tan là: ${{m}_{HN{{O}_{3}}}}=3,78\,gam$

Áp dụng công thức tính khối lượng dung dịch: ${{m}_{dd}}=\frac{{{m}_{ct}}.100\%}{C\%}$

=> Khối lượng dung dịch HNO3 cần lấy là: ${{m}_{dd}}=\frac{3,78.100\%}{2,52\%}=150\,gam$

 

Câu 15 :

Với một lượng chất xác định, khi tăng thể tích dung môi thì:

  • A.
    Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM tăng.
  • B.
    Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM giảm.
  • C.
    Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM giảm.
  • D.
    Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM tăng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: công thức tính nồng độ phần trăm:  \(C\%  = \dfrac{{m\,c\tan }}{{m\,d\,d}}.100\% \)

Công thức tính nồng độ mol: \({C_M} = \dfrac{n}{V}\)

Từ đó suy luận được

Lời giải chi tiết :

Cùng một lượng chất xác định => khối lượng chất và số mol chất không thay đổi

Khi tăng thể  tích dung môi => Thể tích dung môi tăng, khối lượng dung môi tăng

Nồng độ phần trăm:\(C\%  = \dfrac{{m\,c\tan }}{{m\,d\,d}}.100\% \)  mẫu số tăng lên khi khối lượng dung dịch tăng, còn mctan vẫn giữ nguyên => C% giảm

Nồng độ mol/lít: \({C_M} = \dfrac{n}{V}\) mẫu số V tăng, số mol n giữ nguyên => CM giảm

Câu 16 :

Hòa tan 124 gam natri oxit vào 876 ml nước (\({d_{{H_2}O}} = 1\,\,g/ml\)), phản ứng sinh ra natri hiđroxit. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:

  • A.
    16%.
  • B.
    17%.
  • C.
    18%.
  • D.
    19%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết PTHH xảy ra, tính toán mol các chất theo số mol của Na2O

PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH

mdd sau= mNa2O + mH2O = ? (g)

\(C\% NaOH = \dfrac{{{m_{NaOH}}}}{{m{\,_{dd\,sau}}}}.100\%  = ?\% \)

Lời giải chi tiết :

nNa2O = 124: 62 = 2 (mol)

PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH

Khối lượng H2O : mH2O = VH2O.d = 876.1 = 876 (g)

mdd sau= mNa2O + mH2O = 124 + 876 = 1000 (g)

Theo PTHH: nNaOH = 2nNa2O = 2.2 = 4 (mol) => mNaOH = 4. 40 = 160 (g)

\(C\% NaOH = \dfrac{{{m_{NaOH}}}}{{m{\,_{dd\,sau}}}}.100\%  = \dfrac{{160}}{{1000}}.100 = 16\% \)

Câu 17 :

Hòa tan 12,5 gam CuSO4.5H2O vào 8,75 ml nước. Xác định nồng độ phần trăm dung dịch thu được. (Biết DH2O = 1 g/ml)

  • A.
     36,65%    
  • B.
     35,65%        
  • C.
    21,65%                       
  • D.
    37,65%

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khối lượng của nước là: mH2O =  8,75 . 1 = 8,75(g)

MCuSO4.5H2O = 64 + 32 + 16 . 4 + 5 . (1. 2 + 16) = 250(g/mol)

⟹nCuSO4.5H2O = 12,5 : 250 = 0,05(mol)

⟹nCuSO4=  nCuSO4.5H2O = 0,05(mol) ⟹mCuSO4 =  0,05 . 160 = 8(g)

Khối lượng dung dịch sau là: mdd sau= 12,5 + 8,75 = 21,25(g)

\(C{\% _{CuS{O_4}}} = \frac{8}{{21,25}}.100\%  = 37,65\% \)

Câu 18 :

Xác định nồng độ phần trăm  của 10 ml dung dịch HCl 10,81M có khối lượng riêng d=1,19 gam/ml

                                              

  • A.
    33, 16%
  • B.
    33,18%           
  • C.
    46,16%                                  
  • D.
     37%

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

10ml = 0,01 (lít)

Số mol của HCl là: nHCl = CM. V= 10,81. 0,01 = 0,1081(mol).

⟹ mHCl = 0,1081. 36,5 = 3,94565(g)

Khối lượng dung dịch HCl là: mdd HCl= V.d= 10. 1,19=11,9 (g)a

\(C\%  = \frac{{{m_{HCl}}}}{{{m_{{\rm{dd}}HCl}}}}.100\%  = \frac{{3,94565}}{{11,9}}.100\%  = 33,16\% \)

Câu 19 :

Dung dịch HCl bán trên thị trường có nồng độ phần trăm cao nhất là 37%, khối lượng riêng D = 1,19 g/ml. Hãy tính nồng độ mol/l của 10 ml dung dịch trên

                                                           

  • A.
    12,06 M 
  • B.
    6,06M   
  • C.
    11,02 M                                     
  • D.
    12,96M

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khối lượng dung dịch HCl 37% là: mdd HCl= 1,19 . 10 = 11,9 (g)

Khối lượng chất tan có trong 11,9 g dung dịch HCl 37% là:

\({m_{HCl}} = \frac{{{m_{dd\,HCl}}}}{{100\% }}.37\%  = \frac{{11,9}}{{100}}.37 = 4,403\,(g) \Rightarrow {n_{HCl}} = \frac{{4,403}}{{36,5}} = 0,12063\,(mol)\)

⟹CM = n : V = 0,12063 : 0,01 = 12,06 M

Câu 20 :

Cho 23 g Na tan hoàn toàn trong 100 g H2O thu được dung dịch A và khí B. Nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch A là: 

  • A.

    32,87%  

  • B.

    32,78%      

  • C.
    18,7%                       
  • D.
     17,8%

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

nNa= 23: 23=1 (mol)

 Na+ H2O → NaOH + \(\frac{1}{2}\)H2

Theo phương trình:

nNaOH  = nNa = 1(mol)

n H2 = 1 : 2 = 0,5 (mol)

⟹mNaOH= 1.40 = 40(g)

Khối lương dung dịch sau: mdd SAU = m Na + m H2O - H2 = 122(g)

Nồng độ phần trăm của NaOH là: \(C{\% _{NaOH}} = \frac{{40}}{{122}}.100\%  = 32,78\% \)

Câu 21 :

Trong 150 ml dd có hoà tan 8 gam NaOH. Nồng độ mol của dung dịch là:

  • A.
    0,2M
  • B.
    2M
  • C.
    2,5M 
  • D.
    \frac{4}{3}M

    4/3M

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đổi: 150ml = 0,15lit

nNaOH = 8 : 40 = 0,2 mol

CM =  n : V = 0,2 : 0,15 = 4/3M

Câu 22 :

Hòa tan 4,7g K2O vào  195,3 g nước. Nồng độ phần trăm dung dịch thu được là

  • A.
    2,35% 
  • B.
    4,7%    
  • C.
    2,8%                       
  • D.
     1,4%

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

nK2O= 4,7:94=0,05(mol)

Khối lượng dung dịch sau là: 4,7+ 195,3=200(g)

K2O + H2O → 2KOH

Theo phương trình: nKOH= 2nK2O= 2.0,05=0,1(mol)

Khối lượng KOH là: mKOH=0,1.56=5,6(mol)

\(C{\% _{KOH}} = \frac{{{m_{KOH}}}}{{{m_{{\rm{dd}}sau}}}}.100\%  = \frac{{5,6}}{{200}}.100\%  = 2,8\% \)

Câu 23 :

Trộn 150g dung dịch NaOH có nồng độ 20% với 50g dung dịch NaOH có nồng độ 5%.

Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.

  • A.

    12,8 %    

  • B.

    15,5 % 

  • C.

     12,6 %                     

      

  • D.

    16,25 %

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức:

\(C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% .\)

- Khối lượng NaOH có trong 150g dung dịch 20%: 

\({m_{ct(dd1)}} = \frac{{C\% .{m_{dd1}}}}{{100\% }} = \frac{{20.150}}{{100}} = 30(g).\)

 - Khối lượng muối ăn có trong 50g dung dịch 5%: 

\({m_{ct(dd2)}} = \frac{{C\% .{m_{dd2}}}}{{100\% }} = \frac{{5.50}}{{100}} = 2,5(g).\)

- mdd3 = 150 + 50 = 200(g).

- mct = 30 + 2,5 = 32,5(g).

Nồng độ phần trăm của dung dịch mới thu được là: 16,25%. 

Câu 24 :

Để hoà tan m gam kẽm cần vừa đủ 50 gam dd HCl  7,3%. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng

  • A.
    6,8 g  
  • B.
    12,5 g     
  • C.
    12,6 g 
  • D.
    28,9 g

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

mHCl = (C% . mdd) : 100

        = (50 . 7,3) : 100

        = 3,65 gam

⟹  nHCl = 3,65:36,5

            = 0,1 mol

Theo PTPƯ:

nZnCl2 = 1/2 . nHC l= 0,1 : 2 = 0,05 mol

⟹ mZnCl2 = 0,05 . 136= 6,8 gam

Câu 25 :

Một bình đựng dung dịch có ghi “ dung dịch HCl 2M”. Phát biểu nào sau đây là đúng: 

  • A.
    Có 2 mol HCl trong 1 lít dung dịch.  
  • B.
    Có 2 gam HCl trong 1 lít dung dịch.
  • C.
    Có 2 mol HCl trong 100 gam dung dịch.  
  • D.
    Có 2 gam HCl trong 100 gam dung dịch.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức học về nồng độ mol trong sgk hóa 8 – trang 144

Lời giải chi tiết :

Dung dịch HCl 2M có nghĩa là có 2 mol HCl trong 1 lít dung dịch. 

Câu 26 :

Câu nào sau đây đúng khi nói về nồng độ phần trăm?

Nồng độ phần trăm cho biết:

  • A.
    Số gam chất tan có trong 100g dung dịch      
  • B.
    Số gam chất tan có trong 100g dung dịch bão hòa.
  • C.
    Số gam chất tan có trong 100g nước  
  • D.
    Số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nồng độ phần trăm: \(C\%  = \frac{{{m_{chat\,\tan }}}}{{m{\,_{dung\,dich}}}}.100\% \)  cho biết: số gam chất tan có trong 100g dung dịch

Câu 27 :

Dung dịch H2SO4 0,5M cho biết:

  • A.

    Trong 1 lít dung dịch có hòa tan 0,5 mol H2SO4.     

  • B.

    Trong 1 lít dung môi có hòa tan 0,5 mol H2SO4.

  • C.
    Trong 1 lít nước có hòa tan 0,5 mol H2SO4.                      
  • D.
    Trong 1 lít nước có hòa tan 0,5 lít H2SO4.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dung dịch H2SO4 0,5M cho biết: Trong 1 lít dung dịch có hòa tan 0,5 mol H2SO4.

Câu 28 :

Chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch gọi là

  • A.
    Chất gây nghiện  
  • B.
    Dung môi
  • C.
    Chất tan  
  • D.
    Chất tạo màu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Câu 29 :

Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?

  • A.

    Lọc.

  • B.

    Dùng máy li tâm.     

  • C.

    Chiết.

  • D.

    Cô cạn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phương pháp lọc dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng ⇒ Cát là chất rắn lẫn trong nước nên ta sử dụng phương pháp lọc để tách cát ra khỏi nước.

Câu 30 :

Làm bay hơi 20 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Dung dịch ban đầu có khối lượng:

  • A.
    90 gam.  
  • B.
    60 gam.  
  • C.
    70 gam.  
  • D.
    80 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gọi khối lượng dung dịch ban đầu là m (g)

\(\begin{array}{l}C\%  = \frac{{mc\tan }}{{m\,dd\,sau}}.100\% \\ =  > 20\%  = \frac{{0,15m}}{{m - 20}}.100\% \\ =  > m = ?\,(gam)\end{array}\)

Lời giải chi tiết :

Gọi khối lượng dung dịch ban đầu là m (g)

Khối lượng chất tan ban đầu là: 0,15m (g)

Sau khi làm bay hơi 20 gam nước thì khối lượng dung dịch sau là: m – 20 (g)

Nồng độ phần trăm sau phản ứng:

\(\begin{array}{l}C\%  = \frac{{mc\tan }}{{m\,dd\,sau}}.100\% \\ =  > 20\%  = \frac{{0,15m}}{{m - 20}}.100\% \\ =  > m = 80\,(gam)\end{array}\)

Câu 31 :

Hòa tan 2 mol NaCl vào nước ta thu được 4 lít dung dịch. Nồng độ mol/lít của dung dịch là

  • A.
    1M.   
  • B.
    0,5M.   
  • C.
    0,1M.   
  • D.
    0,2M.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

áp dụng công thức tính nồng độ mol: CM = n: V

Lời giải chi tiết :

Nồng độ mol/lít của NaCl = nNaCl : Vdd = 2 : 4 = 0,5 (M)

Trắc nghiệm Bài 43. Pha chế dung dịch - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 43. Pha chế dung dịch Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan một chất vào nước và vào dung dịch cho sẵn - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập hòa tan một chất vào nước và vào dung dịch cho sẵn Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan kim loại và chất rắn vào dung dịch axit - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập hòa tan kim loại và chất rắn vào dung dịch axit Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 41. Độ tan của một chất trong nước - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 41. Độ tan của một chất trong nước Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 40. Dung dịch - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Dung dịch Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết