Trắc nghiệm Bài tập lập công thức hóa học dựa vào cấu tạo phân tử MÔN HÓA Lớp 8 Sách cũ
Đề bài
Lưu huỳnh đioxit có CTHH là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm:
-
A.
2 đơn chất lưu huỳnh và oxi.
-
B.
1 nguyên tố lưu huỳnh và 2 nguyên tố oxi.
-
C.
nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử oxi.
-
D.
1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi.
Viết công thức hóa học của
Axit nitric (phân tử gồm 1H, 1N, 3O)
-
A.
HNO3.
-
B.
HN3O.
-
C.
HN3O.
-
D.
HNO3.
Khí gas (phân tử gồm 3C, 8H)
-
A.
3C8H.
-
B.
C3H8.
-
C.
3C8H.
-
D.
CH8.
Đá vôi (phân tử gồm 1Ca, 1C, 3O)
-
A.
CaC3O.
-
B.
CaCO3.
-
C.
CaC3O.
-
D.
CaCO3.
Tính phân tử khối của các chất sau:
Giấm ăn (phân tử gồm 2C, 4H, 2O)
-
A.
62 đvC.
-
B.
68 đvC.
-
C.
60 đvC.
-
D.
58 đvC.
Đường saccarozơ (phân tử gồm 12C, 22H, 11O)
-
A.
342 đvC.
-
B.
324 đvC.
-
C.
234 đvC.
-
D.
346 đvC.
Phân ure (phân tử gồm 1C, 4H, 1O, 1N)
-
A.
46 đvC.
-
B.
65 đvC.
-
C.
64 đvC.
-
D.
50 đvC.
Phân tử A có phân tử khối là 64 (đvC) và được tạo bởi từ 2 nguyên tố S và O. Xác định công thức hóa học của A.
-
A.
S2O.
-
B.
SO2.
-
C.
SO.
-
D.
SO3.
Phân tử X có phân tử khối là 80 (đvC) và được tạo bởi từ 2 nguyên tố Cu và O. Xác định công thức hóa học của X.
-
A.
Cu2O3.
-
B.
Cu2O.
-
C.
CuO2.
-
D.
CuO.
Hợp chất A trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau (X là nguyên tố chưa biết), biết nguyên tử X có khối lượng bằng 5/4 lần phân tử khí oxi. Tìm CTHH của A
-
A.
CuSO4.
-
B.
FeSO4.
-
C.
MgSO4.
-
D.
CaSO4.
Phân tử hợp chất A gồm 1 nguyên tử X và 3 nguyên tử H. A nặng gấp 8,5 lần khí ${H_2}$. Xác định công thức hóa học của A.
-
A.
CH3.
-
B.
PH3.
-
C.
NH3.
-
D.
SiH3.
Hợp chất A phân tử gồm 1 nguyên tử X và 2 nguyên tử O, phân tử A nặng gấp 22 lần khí ${H_2}$. Công thức hóa học của A là
-
A.
SO2.
-
B.
CO2.
-
C.
SiO2.
-
D.
SnO2.
Hợp chất của nguyên tố X hóa trị II với oxi, có phân tử khối nặng gấp 1,75 lần khí oxi. Xác định công thức hóa học của hợp chất đó
-
A.
MgO
-
B.
CuO
-
C.
CaO
-
D.
FeO
Phân tử khối của hợp chất tạo ra từ 3 nguyên tử oxi và 2 nguyên tử R là 102 đvC. Nguyên tử khối của R là
-
A.
46
-
B.
27
-
C.
54
-
D.
23
Hợp chất Alx(NO3)3 có phân tử khối là 213. Giá trị của x là:
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Hợp chất của kim loại M với nhóm PO4 có công thức là M3(PO4)2. PTK = 262. M có tên gọi và kí hiệu hóa học là:
-
A.
Natri; Na.
-
B.
Canxi; Ca.
-
C.
Sắt; Fe.
-
D.
Magie; Mg.
Hợp chất của nguyên tố X hóa trị II với oxi, có phân tử khối nặng gấp 1,75 lần khí oxi. Xác định công thức hóa học của hợp chất đó
-
A.
MgO
-
B.
CuO
-
C.
CaO
-
D.
FeO
Một hợp chất B phân tử tạo bởi một nguyên tử X kết hợp với 3 nguyên tử oxi. Phân tử khối của B gấp 2,5 lần phân tử khối của khí oxi. Phân tử khối của X và kí hiệu hóa học của X là:
-
A.
32 và S.
-
B.
14 và N.
-
C.
31 và P.
-
D.
28 và Si.
Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với nhóm SO4 có hóa trị II là X2(SO4)3. Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố Y với hiđro là H3Y. Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X và nguyên tố Y là:
-
A.
XY2
-
B.
XY3
-
C.
XY
-
D.
X2Y3
Công thức hóa học của hợp chất gồm 2 nguyên tố: Na ( I) và nhóm PO4 (III) là:
-
A.
Na3PO4
-
B.
NaPO4
-
C.
Na2PO4
-
D.
Na(PO4)3
Hợp chất Ba(NO3)y có PTK là 261. bari có NTK là 137, hóa trị II. Hãy xác định hóa trị của nhóm NO3
-
A.
Hóa trị II
-
B.
Hóa trị I
-
C.
Hóa III
-
D.
Hóa trị IV
Lời giải và đáp án
Lưu huỳnh đioxit có CTHH là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm:
-
A.
2 đơn chất lưu huỳnh và oxi.
-
B.
1 nguyên tố lưu huỳnh và 2 nguyên tố oxi.
-
C.
nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử oxi.
-
D.
1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi.
Đáp án : D
CTHH dạng: AxByCz
Trong đó:
+ A, B, C,… là kí hiệu hóa học của từng nguyên tố
+ x, y, z,… là các số nguyên, là chỉ số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử hợp chất.
Thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm: 1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi
Viết công thức hóa học của
Axit nitric (phân tử gồm 1H, 1N, 3O)
-
A.
HNO3.
-
B.
HN3O.
-
C.
HN3O.
-
D.
HNO3.
Đáp án: A
CTHH dạng: AxByCz
Trong đó:
+ A, B, C,… là kí hiệu hóa học của từng nguyên tố
+ x, y, z,… là các số nguyên, là chỉ số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử hợp chất.
Axit nitric: $HN{O_3}$
Khí gas (phân tử gồm 3C, 8H)
-
A.
3C8H.
-
B.
C3H8.
-
C.
3C8H.
-
D.
CH8.
Đáp án: B
CTHH dạng: AxByCz
Trong đó:
+ A, B, C,… là kí hiệu hóa học của từng nguyên tố
+ x, y, z,… là các số nguyên, là chỉ số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử hợp chất.
Khí gas: ${C_3}{H_8}$
Đá vôi (phân tử gồm 1Ca, 1C, 3O)
-
A.
CaC3O.
-
B.
CaCO3.
-
C.
CaC3O.
-
D.
CaCO3.
Đáp án: D
CTHH dạng: AxByCz
Trong đó:
+ A, B, C,… là kí hiệu hóa học của từng nguyên tố
+ x, y, z,… là các số nguyên, là chỉ số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử hợp chất.
Đá vôi: $CaC{O_3}$
Tính phân tử khối của các chất sau:
Giấm ăn (phân tử gồm 2C, 4H, 2O)
-
A.
62 đvC.
-
B.
68 đvC.
-
C.
60 đvC.
-
D.
58 đvC.
Đáp án: C
Từ thành phần phân tử => viết công thức phân tử của chất => tính phân tử khối
Giấm ăn ${C_2}{H_4}{O_2}$:
${M_{{C_2}{H_4}{O_2}}} = 2.{M_C} + 4.{M_H} + 2.{M_O} = 2.12 + 4.1 + 2.16 = 60$ (đvC)
Đường saccarozơ (phân tử gồm 12C, 22H, 11O)
-
A.
342 đvC.
-
B.
324 đvC.
-
C.
234 đvC.
-
D.
346 đvC.
Đáp án: A
Từ thành phần phân tử => viết công thức phân tử của chất => tính phân tử khối
Đường saccarozơ ${C_{12}}{H_{22}}{O_{11}}$:
${M_{{C_{12}}{H_{22}}{O_{11}}}} = 12.12 + 22.1 + 11.16 = 342$ (đvC)
Phân ure (phân tử gồm 1C, 4H, 1O, 1N)
-
A.
46 đvC.
-
B.
65 đvC.
-
C.
64 đvC.
-
D.
50 đvC.
Đáp án: A
Từ thành phần phân tử => viết công thức phân tử của chất => tính phân tử khối
Phân ure $C{H_4}ON$:
${M_{C{H_4}ON}} = 12.1 + 4.1 + 16 + 14 = 46$ (đvC)
Phân tử A có phân tử khối là 64 (đvC) và được tạo bởi từ 2 nguyên tố S và O. Xác định công thức hóa học của A.
-
A.
S2O.
-
B.
SO2.
-
C.
SO.
-
D.
SO3.
Đáp án : B
Bước 1: Gọi công thức tổng quát dạng SxOy
Bước 2: Dựa vào phân tử khối của SxOy => lập phương trình 2 ẩn x và y
Bước 3: Cho x tăng dần các giá trị từ 1, 2, 3… và tìm các giá trị y tương ứng. Dựa vào điều kiện x và y đều là các số nguyên dương để chọn giá trị phù hợp.
Bước 4: Kết luận CTHH phù hợp.
Gọi công thức hóa học của A là: ${S_x}{O_y}$
$\begin{gathered}{M_A} = x.{M_S} + y.{M_O} \hfill \\\Leftrightarrow 64 = 32x + 16y \hfill \\ \end{gathered} $
$ \Rightarrow x = 1;y = 2$
$ \Rightarrow $ công thức hóa học của A là: $S{O_2}$
Phân tử X có phân tử khối là 80 (đvC) và được tạo bởi từ 2 nguyên tố Cu và O. Xác định công thức hóa học của X.
-
A.
Cu2O3.
-
B.
Cu2O.
-
C.
CuO2.
-
D.
CuO.
Đáp án : D
Bước 1: Gọi công thức tổng quát dạng CuxOy.
Bước 2: Dựa vào phân tử khối của CuxOy => lập phương trình 2 ẩn x và y
Bước 3: Cho x tăng dần các giá trị từ 1, 2, 3… và tìm các giá trị y tương ứng. Dựa vào điều kiện x và y đều là các số nguyên dương để chọn giá trị phù hợp.
Bước 4: Kết luận CTHH phù hợp.
Gọi công thức hóa học của X là: $C{u_x}{O_y}$
$\begin{gathered}{M_X} = x.{M_{Cu}} + y.{M_O} \hfill \\\Leftrightarrow 80 = 64x + 16y \hfill \\ \end{gathered} $
$ \Rightarrow x = 1;y = 1$
$ \Rightarrow $ công thức hóa học của X là: CuO
Hợp chất A trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau (X là nguyên tố chưa biết), biết nguyên tử X có khối lượng bằng 5/4 lần phân tử khí oxi. Tìm CTHH của A
-
A.
CuSO4.
-
B.
FeSO4.
-
C.
MgSO4.
-
D.
CaSO4.
Đáp án : D
Bước 1: Gọi công thức hóa học tổng quát của A là XSO4
Bước 2: \(Vì\,\,{M_X}\,\, = \,\,\frac{5}{4}.{M_{{O_2}}}\)
Dựa vào phân tử khối của O2 \( \Rightarrow \) Nguyên tử khối của X
\( \Rightarrow \) Xác định được NTHH.
Bước 3: Kết luận CTHH phù hợp.
Gọi công thức hóa học của A là: XSO4
Phân tử khí oxi có ${M_{{O_2}}} = 16.2 = 32$ đvC
$ \Rightarrow {M_X} = \dfrac{5}{4}.32 = 40$ đvC => X là nguyên tố Ca
=> Công thức hóa học của hợp chất A là: CaSO4
Phân tử hợp chất A gồm 1 nguyên tử X và 3 nguyên tử H. A nặng gấp 8,5 lần khí ${H_2}$. Xác định công thức hóa học của A.
-
A.
CH3.
-
B.
PH3.
-
C.
NH3.
-
D.
SiH3.
Đáp án : C
Bước 1: Lập công thức hóa học của A
Bước 2: Dựa vào phân tử khối của H2 => phân tử khối của A => lập phương trình tìm MX và kết luận X
Bước 3: Kết luận CTHH phù hợp.
Gọi công thức hóa học của A là: $X{H_3}$
${M_A} = 8,5.{M_{{H_2}}} = 8,5.2 = 17$(đvC)
$\begin{gathered}{M_A} = {M_X} + 3.{M_H} \hfill \\\Leftrightarrow 17 = {M_X} + 3.1 \hfill \\\end{gathered} $
$ \Leftrightarrow {M_X} = 14$(đvC) $ \Rightarrow $X là N
$ \Rightarrow $ công thức hóa học của A là: $N{H_3}$
Hợp chất A phân tử gồm 1 nguyên tử X và 2 nguyên tử O, phân tử A nặng gấp 22 lần khí ${H_2}$. Công thức hóa học của A là
-
A.
SO2.
-
B.
CO2.
-
C.
SiO2.
-
D.
SnO2.
Đáp án : B
Bước 1: Lập công thức hóa học của A
Bước 2: Dựa vào phân tử khối của H2 => phân tử khối của A => lập phương trình tìm MX và kết luận X
Bước 3: Kết luận CTHH phù hợp.
Gọi công thức hóa học của A là: $X{O_2}$
${M_A} = 22.{M_{{H_2}}} = 22.2 = 44$(đvC)
$\begin{gathered}{M_A} = {M_X} + 2.{M_O} \hfill \\\Leftrightarrow 44 = {M_X} + 2.16 \hfill \\ \end{gathered} $
$ \Leftrightarrow {M_X} = 12$(đvC) $ \Rightarrow $X là C
$ \Rightarrow $ công thức hóa học của A là: $C{O_2}$
Hợp chất của nguyên tố X hóa trị II với oxi, có phân tử khối nặng gấp 1,75 lần khí oxi. Xác định công thức hóa học của hợp chất đó
-
A.
MgO
-
B.
CuO
-
C.
CaO
-
D.
FeO
Đáp án : C
Bước 1: Từ hóa trị đã cho đầu bài => Tìm công thức hóa học phù hợp với quy tắc hóa trị
Bước 2: Dựa vào phân tử khối => viết phương trình và tìm nguyên tố còn lại
Bước 3: Kết luận CTHH phù hợp
Gọi công thức hóa học của hợp chất cần tìm là: ${{\mathop X\limits^{II}} _a}{{\mathop O\limits^{II}} _b}$
Theo quy tắc hóa trị ta có: $II.a = II.b$ $ \Leftrightarrow a = b = 1$
Công thức hóa học của hợp chất có dạng: $XO$
${M_A} = 1,75.{M_{{O_2}}} = 1,75.32 = 56$ (đvC)
$\begin{gathered}{M_A} = {M_X} + {M_O} \hfill \\\Leftrightarrow 56 = {M_X} + 16 \hfill \\ \end{gathered} $
$ \Leftrightarrow {M_X} = 40$(đvC) $ \Rightarrow $ X là Ca
$ \Rightarrow $ công thức hóa học của A là: $CaO$
Phân tử khối của hợp chất tạo ra từ 3 nguyên tử oxi và 2 nguyên tử R là 102 đvC. Nguyên tử khối của R là
-
A.
46
-
B.
27
-
C.
54
-
D.
23
Đáp án : B
Lập phương trình: \({M_{{R_2}{O_3}}} = 102\, \Rightarrow 2 \times {M_R} + 3 \times {M_O} = 102\)→ Từ đây giải ra được MR =?
Đặt công thức hợp chất tạo bởi 3 nguyên tử oxi và 2 nguyên tử R là R2O3
Theo bài ta có:
\(\begin{array}{l}{M_{{R_2}{O_3}}} = 102\\ \Rightarrow 2 \times {M_R} + 3 \times 16 = 102\\ \Rightarrow 2 \times {M_R} + 48 = 102\\ \Rightarrow 2 \times {M_R} = 102 - 48\\ \Rightarrow 2 \times {M_R} = 54\\ \Rightarrow {M_R} = \frac{{54}}{2}\\ \Rightarrow {M_R} = 27\,(dvC)\end{array}\)
Hợp chất Alx(NO3)3 có phân tử khối là 213. Giá trị của x là:
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : A
Từ phương trình: \({M_{A{l_x}{{(N{O_3})}_3}}} = 213 \Rightarrow {x_{{M_{Al}}}} + ({M_N} + 3{M_O}).3 = 213\)→ Từ đây giải ra được x =?
Theo bài ta có phương trình:
\(\begin{array}{l}{M_{A{l_x}{{(N{O_3})}_3}}} = 213\\ \Rightarrow x.27 + (14 + 3.16).3 = 213\\ \Rightarrow 27x + 62.3 = 213\\ \Rightarrow 27x + 186 = 213\\ \Rightarrow 27x = 27\\ \Rightarrow x = \frac{{27}}{{27}}\\ \Rightarrow x = 1\end{array}\)
Hợp chất của kim loại M với nhóm PO4 có công thức là M3(PO4)2. PTK = 262. M có tên gọi và kí hiệu hóa học là:
-
A.
Natri; Na.
-
B.
Canxi; Ca.
-
C.
Sắt; Fe.
-
D.
Magie; Mg.
Đáp án : D
Lập phương trình: \({M_{{M_3}{{(P{O_4})}_2}}} = 262 \Rightarrow 3{M_X} + ({M_P} + 4.{M_O}).2 = 262 \Rightarrow {M_X} = ?\)
Dựa vào bảng 1 sgk trang 42 tra được tên gọi và kí hiệu hóa học tương ứng của X
Phân tử khối của hợp chất là 262 nên ta có phương trình
\(\begin{array}{l}{M_{{M_3}{{(P{O_4})}_2}}} = 262\\ \Rightarrow 3 \times {M_M} + (31 + 4 \times 16) \times 2 = 262\\ \Rightarrow 3 \times {M_M} + 190 = 262\\ \Rightarrow 3 \times {M_M} = 262 - 190\\ \Rightarrow 3 \times {M_M} = 72\\ \Rightarrow {M_M} = \frac{{72}}{3}\\ \Rightarrow {M_M} = 24\,(dvC)\end{array}\)
Vậy M là Magie có kí hiệu hóa học là Mg
Hợp chất của nguyên tố X hóa trị II với oxi, có phân tử khối nặng gấp 1,75 lần khí oxi. Xác định công thức hóa học của hợp chất đó
-
A.
MgO
-
B.
CuO
-
C.
CaO
-
D.
FeO
Đáp án : C
Bước 1: Từ hóa trị đã cho đầu bài => Tìm công thức hóa học phù hợp với quy tắc hóa trị
Bước 2: Dựa vào phân tử khối => viết phương trình và tìm nguyên tố còn lại
Bước 3: Kết luận CTHH phù hợp
Gọi công thức hóa học của hợp chất cần tìm là: \({\mathop {{\rm{ }}X}\limits^{II} _a}{\mathop {{\rm{ }}O}\limits^{II} _b}\)
Theo quy tắc hóa trị ta có: \(II.a = II.b\) \( \Leftrightarrow a = b = 1\)
Công thức hóa học của hợp chất có dạng: XO
\({M_A} = 1,75.{M_{{O_2}}} = 1,75.32 = 56\) (đvC)
\(\begin{array}{l}{M_A} = {M_X} + {M_O}\\ \Leftrightarrow 56 = {M_X} + 16\end{array}\)
\( \Leftrightarrow {M_X} = 40\)(đvC) => X là Ca
=> công thức hóa học của A là: CaO
Một hợp chất B phân tử tạo bởi một nguyên tử X kết hợp với 3 nguyên tử oxi. Phân tử khối của B gấp 2,5 lần phân tử khối của khí oxi. Phân tử khối của X và kí hiệu hóa học của X là:
-
A.
32 và S.
-
B.
14 và N.
-
C.
31 và P.
-
D.
28 và Si.
Đáp án : A
Bước 1: Gọi công thức phân tử A là: XO3
Bước 2: Lập phương trình \({M_{X{O_3}}} = 2,5 \times {M_{{O_2}}}\). Từ đây giải ra được MX
Bước 3: Dựa vào bảng 1 sgk trang 42 xác định được tên và kí hiệu hóa học của X
Gọi công thức phân tử B là: XO3
\({M_{X{O_3}}} = {M_X} + 3 \times {M_O}\)
Mặt khác, theo bài ra \({M_{X{O_3}}} = 2,5 \times {M_{{O_2}}} = 2,5 \times 2 \times 16 = 80\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {M_X} + 3 \times {M_O} = 80\\ \Rightarrow {M_X} = 80 - 3 \times 16\\ \Rightarrow {M_X} = 32\end{array}\)\( \Leftrightarrow {M_X} = 64 - 2 \cdot 16\)
\( \Leftrightarrow {M_X} = 32\)
→ X là lưu huỳnh, có kí hiệu hóa học là S.
Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với nhóm SO4 có hóa trị II là X2(SO4)3. Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố Y với hiđro là H3Y. Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X và nguyên tố Y là:
-
A.
XY2
-
B.
XY3
-
C.
XY
-
D.
X2Y3
Đáp án : C
Áp dụng quy tắc hóa trị
Áp dụng quy tắc hóa trị cho X2 (SO4)3 ta có hóa trị của X : II.3 : 2=III
Áp dụng quy tắc hóa trị cho H3Y có hóa trị của Y : I.3 :2= III
Hợp chất tạo bới X và Y có dạng XaYb thì a.III =b.III → a : b = III : III =1:1
→ hợp chất XY
Công thức hóa học của hợp chất gồm 2 nguyên tố: Na ( I) và nhóm PO4 (III) là:
-
A.
Na3PO4
-
B.
NaPO4
-
C.
Na2PO4
-
D.
Na(PO4)3
Đáp án : A
Áp dụng quy tắc hóa trị
Công thức hóa học của hợp chất gồm 2 nguyên tố: Na ( I) và nhóm PO4 (III) là: Nax(PO4)y
Ta có I.x = III. y → x : y = 3: 1→ x = 3 và y =1
→ hợp chất là Na3PO4
Hợp chất Ba(NO3)y có PTK là 261. bari có NTK là 137, hóa trị II. Hãy xác định hóa trị của nhóm NO3
-
A.
Hóa trị II
-
B.
Hóa trị I
-
C.
Hóa III
-
D.
Hóa trị IV
Đáp án : B
Phân tử khối của Ba(NO3)y = 261
=> 137 + 62y = 261
=> y = ?
=> Hóa trị của nhóm NO3
Phân tử khối của Ba(NO3)y = 261
=> 137 + 62y = 261
=> y = 2
Công thức hóa học được lập là Ba(NO3)2
Gọi hóa trị của cả nhóm NO3 là a ta có:
\(\mathop {Ba}\limits^{II} {\mathop {(N{O_3})}\limits^b _2} \Rightarrow II \times 1 = b \times 2 \Rightarrow b = 1\)
Vậy nhóm NO3 có hóa trị I
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập tính phân tử khối Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Công thức hóa học Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Đơn chất và hợp chất - Phân tử Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5. Nguyên tố hóa học Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4. Nguyên tử Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Chất Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan kim loại và chất rắn vào dung dịch axit - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan một chất vào nước và vào dung dịch cho sẵn - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Bài 43. Pha chế dung dịch - Hóa học 8