Trắc nghiệm Bài 32. Phản ứng oxi hóa - khử - Hóa học 8

Đề bài

Câu 1 :

Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm tạo thành phải có cùng

 

  • A.

    số nguyên tử trong mỗi chất. 

  • B.

    số nguyên tử của mỗi nguyên tố

     

  • C.

    số nguyên tố tạo ra hợp chất. 

  • D.

    số phân tử của mỗi chất.

     

Câu 2 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

  • A.

    CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

  • B.

    CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4

  • C.

    2Fe + 3O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe2O3

  • D.

    FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

Câu 3 :

Kim loại luôn đóng vai trò là chất gì trong phản ứng oxi hóa – khử?

 

  • A.

    chất oxi hóa. 

  • B.

    chất khử. 

  • C.

    chất xúc tác.           

  • D.

    chất môi trường.

Câu 4 :

Chọn đáp án đúng

 

  • A.

    Sự tách oxi khỏi hợp chất được gọi là sự oxi hóa.

  • B.

    Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự khử.

  • C.

    Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

  • D.

    Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác.

Câu 5 :

Cho phản ứng sau, xác định chất khử: Fe2O3 + 3H2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe + 3H2O

 

  • A.

    Fe2O3 

  • B.

    H2           

  • C.

    Fe

  • D.

    H2O

Câu 6 :

Oxit nào bị khử bởi Hidro:

 

  • A.

    Na2

  • B.

    CaO 

  • C.

    Fe3O4                      

  • D.

    BaO

Câu 7 :

Cho phản ứng: 3Fe + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe3O4. Chất nào là chất khử?

 

  • A.

    Fe 

  • B.

    O2 

  • C.

    Fe3O4                      

  • D.

    Cả A và B

Câu 8 :

Chọn đáp án sai:

 

  • A.

    Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất.

     

  • B.

    Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

     

  • C.

    Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác.

     

  • D.

    Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Câu 9 :

Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam bột than trong không khí. Thể tích khí thu được sau phản ứng là

 

  • A.

    8,96 lít 

  • B.

    4,8 lít 

  • C.

    0,896 lít      

  • D.

    0,48 lít

Câu 10 :

Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử

S + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2                 (1)

CaCO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CaO + CO2     (2)

2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O           (3)

NH3 + HCl → NH4Cl             (4)

 

  • A.

    (1) & (2) 

  • B.

    (2) & (3)

  • C.

    (1) & (3)                 

  • D.

    (3) & (4)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm tạo thành phải có cùng

 

  • A.

    số nguyên tử trong mỗi chất. 

  • B.

    số nguyên tử của mỗi nguyên tố

     

  • C.

    số nguyên tố tạo ra hợp chất. 

  • D.

    số phân tử của mỗi chất.

     

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cần nắm được diễn biến của phản ứng hóa học: Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

Lời giải chi tiết :

Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm tạo thành phải có cùng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

 

Câu 2 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

  • A.

    CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

  • B.

    CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4

  • C.

    2Fe + 3O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe2O3

  • D.

    FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng oxi hóa – khử là: 2Fe + 3O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe2O3

 

Câu 3 :

Kim loại luôn đóng vai trò là chất gì trong phản ứng oxi hóa – khử?

 

  • A.

    chất oxi hóa. 

  • B.

    chất khử. 

  • C.

    chất xúc tác.           

  • D.

    chất môi trường.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kim loại luôn đóng vai trò là chất khử trong phản ứng oxi hóa – khử

 

Câu 4 :

Chọn đáp án đúng

 

  • A.

    Sự tách oxi khỏi hợp chất được gọi là sự oxi hóa.

  • B.

    Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự khử.

  • C.

    Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

  • D.

    Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

 

Câu 5 :

Cho phản ứng sau, xác định chất khử: Fe2O3 + 3H2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe + 3H2O

 

  • A.

    Fe2O3 

  • B.

    H2           

  • C.

    Fe

  • D.

    H2O

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất khử là chất lấy oxi của chất khác.

Lời giải chi tiết :

Chất khử là chất lấy oxi của chất khác. Trong phản ứng này, H2 là chất lấy oxi của Fe2O3

=> H2 là chất khử

 

Câu 6 :

Oxit nào bị khử bởi Hidro:

 

  • A.

    Na2

  • B.

    CaO 

  • C.

    Fe3O4                      

  • D.

    BaO

Đáp án : C

Phương pháp giải :

H2 không khử được các oxit: Na2O, K2O, CaO, BaO, MgO, Al2O3

Lời giải chi tiết :

H2 không khử được các oxit: Na2O, K2O, CaO, BaO, MgO, Al2O3

=> Oxit bị khử là Fe3O4

 

Câu 7 :

Cho phản ứng: 3Fe + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe3O4. Chất nào là chất khử?

 

  • A.

    Fe 

  • B.

    O2 

  • C.

    Fe3O4                      

  • D.

    Cả A và B

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác

Lời giải chi tiết :

Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. Trong trường hợp này, chất khử là Fe vì tác dụng với oxi

 

Câu 8 :

Chọn đáp án sai:

 

  • A.

    Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất.

     

  • B.

    Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

     

  • C.

    Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác.

     

  • D.

    Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đáp án sai là: Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác.

 

Câu 9 :

Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam bột than trong không khí. Thể tích khí thu được sau phản ứng là

 

  • A.

    8,96 lít 

  • B.

    4,8 lít 

  • C.

    0,896 lít      

  • D.

    0,48 lít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol C

+) Viết PTHH và tính số mol CO2 theo số mol C => thể tích

Lời giải chi tiết :

Số mol C là: ${{n}_{C}}=\dfrac{4,8}{12}=0,4\,mol$

PTHH:     C  + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2

Tỉ lệ PT:  1mol                 1mol

P/ứng:     0,4mol     →     0,4mol

=> Thể tích khí CO2 thu được là: ${{V}_{C{{O}_{2}}}}=0,4.22,4=8,96$ lít

Câu 10 :

Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử

S + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2                 (1)

CaCO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CaO + CO2     (2)

2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O           (3)

NH3 + HCl → NH4Cl             (4)

 

  • A.

    (1) & (2) 

  • B.

    (2) & (3)

  • C.

    (1) & (3)                 

  • D.

    (3) & (4)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

 

Lời giải chi tiết :

Những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử là:

S + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2                 (1)

2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O           (3)

 

Trắc nghiệm Bài 33. Điều chế khí hidro và phản ứng thế - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 33. Điều chế khí hidro và phản ứng thế Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 36. Nước - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 36. Nước Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 37. Axit - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 37. Axit Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 37. Bazơ - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 37. Bazơ Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 37. Muối - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 37. Muối Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 31. Tính chất và ứng dụng của hidro - Hóa học 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Tính chất và ứng dụng của hidro Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết