Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan một chất vào nước và vào dung dịch cho sẵn - Hóa học 8
Đề bài
Phải thêm bao nhiêu gam KOH khan vào 300 gam dung dịch KOH 4% để được dung dịch KOH 10%?
-
A.
20 gam.
-
B.
30 gam.
-
C.
40 gam.
-
D.
50 gam.
Hòa tan thêm 18,25 gam khí HCl vào 250 gam dung dịch HCl 7,3%. Tính C% của dung dịch thu được
-
A.
14,6%.
-
B.
17,3%.
-
C.
13,6%.
-
D.
12,7%.
Hòa tan thêm m gam NaCl vào 500 gam dung dịch NaCl 7,02% thu được dung dịch NaCl 11,18%. Tính m.
-
A.
35,10 gam.
-
B.
25,63 gam.
-
C.
23,42 gam.
-
D.
21,23 gam.
Hòa tan thêm 8 gam NaOH vào 300 ml dung dịch NaOH 0,2M. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Nồng độ mol của dung dịch thu được là
-
A.
0,433M.
-
B.
0,667M.
-
C.
0,345M.
-
D.
0,867M
Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam Na2O vào nước dư được 2 lít dung dịch A. Nồng độ mol/l của dung dịch A là
-
A.
0,05M.
-
B.
0,1M.
-
C.
0,01M.
-
D.
1M.
Cần thêm bao nhiêu gam Na2O vào 400 gam NaOH 10% để được dung dịch NaOH 25%
-
A.
75,05 gam
-
B.
93,62 gam
-
C.
80 gam
-
D.
57,66 gam
Xác định khối lượng dung dịch KOH 7,93% cần lấy để khi hoà tan vào đó 47 gam K2O thì thu được dung dịch 21%?
-
A.
352,95 gam.
-
B.
245,23 gam.
-
C.
415,35 gam.
-
D.
562,22 gam.
Hòa tan hết 200 gam SO3 vào 1 lít dung dịch H2SO4 17% (D = 1,12 g/ml) được dung dịch A. Nồng độ % dung dịch A là
-
A.
23,98%.
-
B.
32,98%.
-
C.
38,88%
-
D.
18,56%
Khối lượng SO3 và khối lượng dung dịch H2SO4 49% cần lấy để pha thành 450 gam dung dịch H2SO4 83,3% lần lượt là
-
A.
240 gam và 210 gam.
-
B.
250 gam và 200 gam.
-
C.
200 gam và 250 gam.
-
D.
210 gam và 240 gam.
Cho 34,5 gam Na tác dụng với 167 gam nước (dư). Tính C% của dung dịch thu được sau phản ứng
-
A.
30%.
-
B.
20%.
-
C.
40%.
-
D.
25%.
Hòa tan hoàn toàn 32,5 gam Zn vào dd H2SO4 24,5% (loãng) vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch muối có nồng độ C%. Tính C%
-
A.
34,62%.
-
B.
34,77%.
-
C.
43,77%.
-
D.
43,35%
Cho 10,6 gam Na2CO3 khan vào 500 ml dung dịch HCl 0,6M được dung dịch B. Tính CM của chất còn dư trong B (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Biết sơ đồ phản ứng là: Na2CO3 + HCl ---> NaCl + CO2 + H2O.
-
A.
0,2M.
-
B.
0,4M.
-
C.
0,5M.
-
D.
0,1M
Cho 21,2 gam Na2CO3 vào 300 ml dung dịch H2SO4 1M (D = 1,5 g/ml), phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và V lít CO2 (có phản ứng: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O). Tính C% của Na2SO4 trong dung dịch A
-
A.
5,65%.
-
B.
6,03%.
-
C.
6,14%.
-
D.
6,57%
Cho 36,2 gam hỗn hợp X gồm (Na2CO3, CaCO3) vào 500 gam dd HCl 6,57%, phản ứng hoàn toàn thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và dung dịch A. Giả thiết thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể, sơ đồ 2 phản ứng là:
Na2CO3 + HCl ---> NaCl + CO2 + H2O
CaCO3 + HCl ---> CaCl2 + CO2 + H2O
Tính phần trăm khối lượng của Na2CO3 trong hỗn hợp X là
-
A.
41,44%.
-
B.
35,78%.
-
C.
64,225%.
-
D.
58,56%
Tính C% của muối NaCl dung dịch A
-
A.
4,49%.
-
B.
4,36%.
-
C.
4,11%.
-
D.
3,25%
Hòa tan hết 6,9 gam Na và 9,3 gam Na2O vào nước thu được dung dịch A (NaOH 8%). Hỏi phải lấy thêm bao nhiêu gam mẫu chất rắn chứa 80% NaOH (tạp chất khác tan hoàn toàn) cho vào để được dung dịch 15%?
-
A.
69,23 gam.
-
B.
23,3 gam.
-
C.
32,3 gam.
-
D.
25,66 gam.
Lời giải và đáp án
Phải thêm bao nhiêu gam KOH khan vào 300 gam dung dịch KOH 4% để được dung dịch KOH 10%?
-
A.
20 gam.
-
B.
30 gam.
-
C.
40 gam.
-
D.
50 gam.
Đáp án : A
+) Tính khối lượng KOH trong dung dịch
+) Gọi m (gam) là khối lượng KOH khan cần thêm vào
=> tính khối lượng KOH và khối lượng dung dịch KOH sau pha trộn
+) Thay vào biểu thức tính nồng độ phần trăm: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=>m$
Khối lượng KOH trong 300 gam dung dịch KOH 4% là: mKOH trong dd = $\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}=\frac{4\%.300}{100\%}=12\,gam$
Gọi m (gam) là khối lượng KOH khan cần thêm vào, ta có:
Khối lượng KOH trong dung dịch sau pha trộn là: 12 + m
Khối lượng dung dịch KOH sau pha trộn: 300 + m
Nồng độ phần trăm của dung dịch sau pha trộn:
$C\%=\frac{12+m}{300+m}.100\%=10\%=>m=20$
Hòa tan thêm 18,25 gam khí HCl vào 250 gam dung dịch HCl 7,3%. Tính C% của dung dịch thu được
-
A.
14,6%.
-
B.
17,3%.
-
C.
13,6%.
-
D.
12,7%.
Đáp án : C
+) Tính khối lượng HCl có sẵn trong dung dịch => mHCl sau pha = mHCl thêm vào + mHCl bđ
+) mdd sau = mchất thêm vào + mdd trước pha
+) Tính nồng độ dung dịch HCl sau khi pha theo CT: $C\%=\frac{{m_{ct}}.100\%}{m_{dd}}$
Khối lượng HCl có sẵn trong dung dịch là: ${{m}_{HCl\,b\text{d}}}=\frac{250.7,3\%}{100\%}=18,25\,gam$
=> Khối lượng HCl sau khi pha là: mHCl sau pha = mHCl thêm vào + mHCl bđ = 18,25 + 18,25 = 36,5 gam
Khối lượng dung dịch HCl sau khi pha là: mdd sau = mchất thêm vào + mdd trước pha = 18,25 + 250 = 268,25 gam
=> Nồng độ dung dịch HCl sau khi pha là:
$C\%=\frac{m{_{ct}}.100\%}{{{m}_{dd}}}=\frac{36,5}{268,25}.100\%=13,6\%$
Hòa tan thêm m gam NaCl vào 500 gam dung dịch NaCl 7,02% thu được dung dịch NaCl 11,18%. Tính m.
-
A.
35,10 gam.
-
B.
25,63 gam.
-
C.
23,42 gam.
-
D.
21,23 gam.
Đáp án : C
+) Tính khối lượng NaCl có sẵn trong dung dịch
=> tính khối lượng NaCl và khối lượng dung dịch sau khi thêm m gam NaCl: mdd sau = mchất thêm vào + mdd trước pha
+) Thay giá trị vào biểu thức tính nồng độ: $C\%=\frac{m{_{ct}}.100\%}{{{m}_{dd}}}$ => m
Khối lượng NaCl có sẵn trong dung dịch là: ${{n}_{NaCl\,b\text{d}}}=\frac{500.7,02\%}{100\%}=35,1\,gam$
=> Khối lượng NaCl sau khi thêm m gam NaCl là: mNaCl sau = 35,1 + m
Khối lượng dung dịch sau khi thêm m gam NaCl là: mdd sau = mchất thêm vào + mdd trước pha = 500 + m
=> Nồng độ dung dịch NaCl sau khi pha là:
$C\%=\frac{m{_{ct}}.100\%}{{{m}_{dd}}}=>\frac{35,1+m}{500+m}.100\%=11,18\%$ => m = 23,42 (gam)
Hòa tan thêm 8 gam NaOH vào 300 ml dung dịch NaOH 0,2M. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Nồng độ mol của dung dịch thu được là
-
A.
0,433M.
-
B.
0,667M.
-
C.
0,345M.
-
D.
0,867M
Đáp án : D
+) Tính số mol NaOH có trong dung dịch ban đầu
+) Tính số mol NaOH thêm vào
=> Số mol NaOH trong dd sau khi pha : nNaOH = nNaOH bđ + nNaOH thêm
+) Tính nồng độ mol của dung dịch thu được: ${{C}_{M}}=\frac{n}{V}$
Số mol NaOH có trong dung dịch ban đầu là: nNaOH bđ = CM . V = 0,2.0,3 = 0,06 mol
Số mol NaOH thêm vào là: ${{n}_{NaOH\,them}}=\frac{8}{40}=0,2\,mol$
=> Số mol NaOH trong dd sau khi pha là: nNaOH = nNaOH bđ + nNaOH thêm = 0,06 + 0,2 = 0,26 mol
=> Nồng độ mol của dung dịch thu được là: ${{C}_{M}}=\frac{n}{V}=\frac{0,26}{0,3}=0,867M$
Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam Na2O vào nước dư được 2 lít dung dịch A. Nồng độ mol/l của dung dịch A là
-
A.
0,05M.
-
B.
0,1M.
-
C.
0,01M.
-
D.
1M.
Đáp án : B
+) Tính số mol Na2O
+) Viết PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH
=> tính số mol chất tan trong A
+) Tính nồng độ mol/l của dung dịch A
Số mol Na2O là: ${{n}_{N{{a}_{2}}O}}=\frac{6,2}{62}=0,1\,mol$
PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH
Tỉ lệ PT: 1mol 2mol
P/ứng: 0,1mol → 0,2mol
=> dung dịch A thu được có 0,2 mol NaOH
=> Nồng độ mol/l của dung dịch A là: ${{C}_{M}}=\frac{n}{V}=\frac{0,2}{2}=0,1M$
Cần thêm bao nhiêu gam Na2O vào 400 gam NaOH 10% để được dung dịch NaOH 25%
-
A.
75,05 gam
-
B.
93,62 gam
-
C.
80 gam
-
D.
57,66 gam
Đáp án : D
+) Tính khối lượng NaOH ban đầu
+) Viết PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH
=> số mol NaOH sinh ra
+) Tính khối lượng NaOH sau phản ứng là: mNaOH sau = mNaOH bđ + mNaOH sinh ra
+) Khối lượng dung dịch sau phản ứng là: mdd sau = mchất thêm vào + mdd trước pha
+) Thay giá trị vào biểu thức tính nồng độ % => x
Gọi số mol Na2O cần thêm là x mol => khối lượng Na2O là: 62x (gam)
Khối lượng NaOH có trong dung dịch ban đầu là: mNaOH bđ\(=\frac{400.10\%}{100\%}=40\,gam\)
PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH
Tỉ lệ PT: 1mol 2mol
P/ứng: x mol → 2x mol
=> Khối lượng NaOH sinh ra sau phản ứng là: mNaOH sinh ra = 40.2x = 80x (gam)
=> Khối lượng NaOH sau phản ứng là: mNaOH sau = mNaOH bđ + mNaOH sinh ra = 40 + 80x (gam)
Vì phản ứng không sinh ra chất khí hay chất kết tủa
=> Khối lượng dung dịch sau phản ứng là: mdd sau = mchất thêm vào + mdd trước pha = 62x + 400 (gam)
Nồng độ dung dịch NaOH thu được là: $C\%=\frac{40+80x}{62\text{x}+400}.100\%=25\%=>x=0,93\,mol$
=> Khối lượng Na2O thêm vào là: ${{m}_{N{{a}_{2}}O}}=0,93.62=57,66\,gam$
Xác định khối lượng dung dịch KOH 7,93% cần lấy để khi hoà tan vào đó 47 gam K2O thì thu được dung dịch 21%?
-
A.
352,95 gam.
-
B.
245,23 gam.
-
C.
415,35 gam.
-
D.
562,22 gam.
Đáp án : A
+) Gọi khối lượng dung dịch KOH có trong dung dịch ban đầu là m (gam)
+) Tính khối lượng KOH ban đầu theo m
+) Viết PTHH, tính khối lượng KOH sinh ra
+) Tính khối lượng KOH trong dung dịch sau khi pha: mKOH sau = mKOH bđ + mKOH sinh ra
+) mdd sau = mchất thêm vào + mdd trước pha
+) Thay vào biểu thức tính nồng độ dung dịch KOH => m
Gọi khối lượng dung dịch KOH có trong dung dịch ban đầu là m (gam)
=> Khối lượng KOH ban đầu là: ${{m}_{K\text{O}H}}=\frac{{{m}_{dd\,b\text{d}}}.C\%}{100%}=\frac{7,93\%.m}{100\%}=0,0793m\,(gam)$
Số mol K2O đã dùng là: ${{n}_{{{K}_{2}}O}}=\frac{47}{94}=0,5\,mol$
Hòa tan K2O vào nước xảy ra phản ứng:
PTHH: K2O + H2O → 2KOH
Tỉ lệ PT: 1mol 2mol
P/ứng: 0,5mol → 1mol
=> Khối lượng KOH sinh ra là: mKOH sinh ra = 1.56 = 56 gam
=> Khối lượng KOH trong dung dịch sau khi pha là: mKOH sau = mKOH bđ + mKOH sinh ra = 0,0793m + 56 (gam)
Vì phản ứng không sinh ra chất khí hay chất kết tủa => Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:
mdd sau = mchất thêm vào + mdd trước pha = 47 + m (gam)
Nồng độ dung dịch KOH thu được là: $C\%=\frac{0,0793m+56}{47+m}.100\%=21\%=>m=352,95\,(gam)$
Hòa tan hết 200 gam SO3 vào 1 lít dung dịch H2SO4 17% (D = 1,12 g/ml) được dung dịch A. Nồng độ % dung dịch A là
-
A.
23,98%.
-
B.
32,98%.
-
C.
38,88%
-
D.
18,56%
Đáp án : B
+) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 ban đầu: ${{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=D.{{V}_{dd}}$ => Khối lượng H2SO4 ban đầu
+) Viết PTHH => tính khối lượng H2SO4 sinh ra
+) Tính tổng khối lượng H2SO4 trong dd A: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}b\text{d}}}+{{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,\sinh \,ra}}$
+) Tính khối lượng dung dịch A là: \({{m}_{dd\text{ }A}}={{m}_{S{{O}_{3}}}}+{{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}b\text{d}}}\)
Đổi 1 lít = 1000 ml
Số mol SO3 là: ${{n}_{S{{O}_{3}}}}=\frac{200}{80}=2,5\,mol$
Khối lượng dung dịch H2SO4 ban đầu là: ${{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=D.{{V}_{dd}}=1,12.1000=1120\,gam$
=> Khối lượng H2SO4 ban đầu là: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{{{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}.C%}{100\%}=\frac{1120.17\%}{100\%}=190,4\,gam$
Hòa tan SO3 vào dung dịch H2SO4 xảy ra phản ứng:
SO3 + H2O → H2SO4
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol
P/ứng: 2,5mol → 2,5 mol
=> Khối lượng H2SO4 sinh ra là: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=2,5.98=245\,gam$
=> Tổng khối lượng H2SO4 trong dd A là: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}b\text{d}}}+{{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,\sinh \,ra}}$= 190,4 + 245 = 435,4 gam
Khối lượng dung dịch A là: \({{m}_{dd\text{ }A}}={{m}_{S{{O}_{3}}}}+{{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}b\text{d}}}\) = 200 + 1120 = 1320 gam
=> Nồng độ % của dung dịch A là: $C\%=\frac{435,4}{1320}.100\%=32,98\%$
Khối lượng SO3 và khối lượng dung dịch H2SO4 49% cần lấy để pha thành 450 gam dung dịch H2SO4 83,3% lần lượt là
-
A.
240 gam và 210 gam.
-
B.
250 gam và 200 gam.
-
C.
200 gam và 250 gam.
-
D.
210 gam và 240 gam.
Đáp án : D
+) Gọi số mol SO3 cần lấy là x mol và khối lượng dung dịch H2SO4 49% cần lấy là m gam
+) Viết PTHH, tính khối lượng H2SO4 sinh ra theo x
+) Tính tổng khối lượng H2SO4 trong dung dịch thu được: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,b\text{d}}}+{{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,\sinh \,ra}}$=> PT (1)
+) Tính khối lượng dd thu được : ${{m}_{dd}}={{m}_{S{{O}_{3}}}}+{{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}b\text{d}}}$ => PT (2)
Gọi số mol SO3 cần lấy là x mol => khối lượng SO3 là 80x gam
Gọi khối lượng dung dịch H2SO4 49% cần lấy là m gam
=> khối lượng H2SO4 trong dd cần lấy là: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{m.49\%}{100\%}=0,49m\,(gam)$
Hòa tan SO3 vào nước xảy ra phản ứng:
SO3 + H2O → H2SO4
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol
P/ứng: x mol → x mol
=> khối lượng H2SO4 sinh ra là: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,\sinh \,ra}}$ = 98x (gam)
=> tổng khối lượng H2SO4 trong dung dịch thu được: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,b\text{d}}}+{{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,\sinh \,ra}}=0,49m+98\text{x}$
Trong 450 gam dung dịch H2SO4 83,3% chứa : \({{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{450.83,3\%}{100\%}=374,85\,gam\)
=> 0,49m + 98x = 374,85 (1)
Khối lượng dd thu được sau khi pha là: ${{m}_{dd}}={{m}_{S{{O}_{3}}}}+{{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}b\text{d}}}$
=> 80x + m = 450 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
$\left\{ \begin{array}{l}0,49m + 98{\rm{x}} = 374,85\\m + 80{\rm{x}} = 450\end{array} \right. = > \left\{ \begin{array}{l}m = 240\\x = 2,625\end{array} \right.$
=> Khối lượng SO3 cần lấy là: ${{m}_{S{{O}_{3}}}}=2,625.80=210\,gam$
Khối lượng dung dịch H2SO4 49% cần lấy là 240 gam
Cho 34,5 gam Na tác dụng với 167 gam nước (dư). Tính C% của dung dịch thu được sau phản ứng
-
A.
30%.
-
B.
20%.
-
C.
40%.
-
D.
25%.
Đáp án : A
+) Viết PTHH, tính khối lượng chất tan và khí sinh ra
+) Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng: mdd NaOH = mNa + mnước - ${{m}_{{{H}_{2}}}}$
+) Tính C%
Số mol Na tham gia phản ứng là: ${{n}_{Na}}=\frac{34,5}{23}=1,5\,mol$
PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Tỉ lệ PT: 2mol 2mol 1mol
P/ứng: 1,5mol → 1,5mol → 0,75 mol
Khối lượng chất tan thu được sau phản ứng là: mNaOH = 1,5.40 = 60 gam
Khối lượng chất khí thu được sau phản ứng là: ${{m}_{{{H}_{2}}}}=0,75.2=1,5\,gam$
=> Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:
mdd NaOH = mNa + mnước - ${{m}_{{{H}_{2}}}}$= 34,5 + 167 – 1,5 = 200 gam
=> nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng là:
$C\%=\frac{{{m}_{NaOH}}}{{{m}_{dd\,NaOH}}}.100\%=\frac{60}{200}.100\%=30\%$
Hòa tan hoàn toàn 32,5 gam Zn vào dd H2SO4 24,5% (loãng) vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch muối có nồng độ C%. Tính C%
-
A.
34,62%.
-
B.
34,77%.
-
C.
43,77%.
-
D.
43,35%
Đáp án : B
+) Viết PTHH, tính khối lượng H2SO4 phản ứng, ZnSO4 tạo thành, H2 tạo thành
+) Tính khối lượng dd H2SO4
+) mdd sau phản ứng = mdd trước phản ứng - mkhí = ${{m}_{Zn}}+{{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}-{{m}_{{{H}_{2}}}}$=> mdd sau phản ứng
Số mol Zn hòa tan là: ${{n}_{Zn}}=\frac{32,5}{65}=0,5\,mol$
PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 1mol 1mol
P/ứng: 0,5mol → 0,5mol → 0,5mol → 0,5mol
=> Khối lượng H2SO4 phản ứng là: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,5.98=49\,gam$
=> Khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng là: ${{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{49.100%}{24,5%}=200\,gam$
Khối lượng ZnSO4 tạo thành là: ${{m}_{ZnS{{O}_{4}}}}=0,5.161=80,5\,gam$
Khối lượng H2 tạo thành là: ${{m}_{{{H}_{2}}}}=0,5.2=1\,gam$
Vì phản ứng sinh ra chất khí => mdd sau phản ứng = mdd trước phản ứng - mkhí = ${{m}_{Zn}}+{{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}-{{m}_{{{H}_{2}}}}$
=> mdd sau phản ứng = 32,5 + 200 – 1 = 231,5 gam
=> Nồng độ dung dịch ZnSO4 thu được là:
$C\%=\frac{{{m}_{ZnS{{O}_{4}}}}}{{{m}_{dd\,sau\,pu}}}.100\%=\frac{80,5}{231,5}.100\%=34,77\%$
Cho 10,6 gam Na2CO3 khan vào 500 ml dung dịch HCl 0,6M được dung dịch B. Tính CM của chất còn dư trong B (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Biết sơ đồ phản ứng là: Na2CO3 + HCl ---> NaCl + CO2 + H2O.
-
A.
0,2M.
-
B.
0,4M.
-
C.
0,5M.
-
D.
0,1M
Đáp án : A
+) Viết PTHH, xét tỉ lệ chất dư, chất hết
=> tính số mol HCl phản ứng theo số mol chất phản ứng hết
+) nHCl phản ứng = $2.{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}$=> nHCl còn dư
+) Vdd sau phản ứng = Vdd HCl
Số mol Na2CO3 là: ${{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=\frac{10,6}{106}=0,1\,mol$
Số mol HCl là: nHCl = CM . V = 0,5.0,6 = 0,3 mol
PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 ↑
Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}}{1}=0,1<\frac{{{n}_{HCl}}}{2}=0,15$ => Na2CO3 phản ứng hết, HCl còn dư
=> tính số mol HCl phản ứng theo số mol Na2CO3
Theo PTHH: nHCl phản ứng = $2.{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=0,1.2=0,2\,mol$=> nHCl còn dư = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol
Vdd sau phản ứng = Vdd HCl = 0,5 lít
=> Nồng độ mol của HCl dư trong B là: ${{C}_{M}}=\frac{n}{V}=\frac{0,1}{0,5}=0,2M$
Cho 21,2 gam Na2CO3 vào 300 ml dung dịch H2SO4 1M (D = 1,5 g/ml), phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và V lít CO2 (có phản ứng: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O). Tính C% của Na2SO4 trong dung dịch A
-
A.
5,65%.
-
B.
6,03%.
-
C.
6,14%.
-
D.
6,57%
Đáp án : C
+) Viết PTHH, xét tỉ lệ chất dư, chất hết => tính toán phản ứng theo chất hết
+) Tính số mol Na2SO4 và CO2 => khối lượng
+) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 trước phản ứng theo CT: m = D.V
+) mdd sau pứ = mdd trước pứ - ${{m}_{C{{O}_{2}}}}$ => mdd sau pứ = ${{m}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}+{{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}-{{m}_{C{{O}_{2}}}}$
Số mol Na2CO3 là: ${{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=\frac{21,2}{106}=0,2\,mol$
Số mol H2SO4 là: ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,3.1=0,3\,mol$
PTHH: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O
Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}}{1}=0,2\,mol<\frac{{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}}{1}=0,3$ => Na2CO3 phản ứng hết, H2SO4 còn dư
=> tính số mol các chất theo Na2CO3
Theo PTHH: ${{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}={{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=0,2\,mol$
=> Khối lượng Na2SO4 tạo thành là: ${{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,2.142=28,4\,gam$
Khối lượng khí CO2 tạo thành là: ${{m}_{C{{O}_{2}}}}=0,2.44=8,8\,gam$
Khối lượng dung dịch H2SO4 trước phản ứng là: ${{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=D.{{V}_{dd}}=1,5.300=450\,(gam)$
Vì phản ứng sinh ra khí CO2 => mdd sau pứ = mdd trước pứ - ${{m}_{C{{O}_{2}}}}$
=> mdd sau pứ = ${{m}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}+{{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}-{{m}_{C{{O}_{2}}}}=21,2+450-8,8=462,4\,(gam)$
=> Nồng độ dd Na2SO4 là: $C\%=\frac{{{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}}{{{m}_{dd\,sau\,pu}}}.100\%=\frac{28,4}{462,4}.100\%=6,14\%$
Cho 36,2 gam hỗn hợp X gồm (Na2CO3, CaCO3) vào 500 gam dd HCl 6,57%, phản ứng hoàn toàn thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và dung dịch A. Giả thiết thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể, sơ đồ 2 phản ứng là:
Na2CO3 + HCl ---> NaCl + CO2 + H2O
CaCO3 + HCl ---> CaCl2 + CO2 + H2O
Tính phần trăm khối lượng của Na2CO3 trong hỗn hợp X là
-
A.
41,44%.
-
B.
35,78%.
-
C.
64,225%.
-
D.
58,56%
Đáp án: D
+) Tính khối lượng HCl => số mol HCl
+) Đề bài cho cả số mol của HCl trước phản ứng và số mol CO2 tạo thành => tính toán theo số mol CO2
+) Viết PTHH và nhận xét: nHCl phản ứng \(=2.{{n}_{C{{O}_{2}}}}\), so sánh với nHCl đã cho
=> chất dư, chất hết
+) Gọi số mol của Na2CO3 và CaCO3 lần lượt là x và y mol
=> mhỗn hợp X = PT(3)
+)$\sum{{{n}_{C{{O}_{2}}}}=PT(4)}$
Khối lượng HCl là: ${{m}_{HCl}}=\frac{500.6,57\%}{100%}=32,85\,(gam)=>{{n}_{HCl}}=\frac{32,85}{36,5}=0,9\,mol$
Số mol khí CO2 là: ${{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{7,84}{22,4}=0,35\,mol$
PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O (1)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O (2)
Đề bài cho cả số mol của HCl trước phản ứng và số mol CO2 tạo thành => tính toán theo số mol CO2
Theo 2 PTHH, ta thấy: nHCl phản ứng \(=2.{{n}_{C{{O}_{2}}}}=2.0,35=0,7\,mol\) < nHCl đã cho
=> HCl còn dư sau phản ứng => hỗn hợp Na2CO3 và CaCO3 phản ứng hết
Gọi số mol của Na2CO3 và CaCO3 lần lượt là x và y mol
=> mhỗn hợp X = \({{m}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}+{{m}_{CaC{{O}_{3}}}}=106\text{x}+100y=36,2\,\,\,(3)\)
Theo PTHH: ${{n}_{C{{O}_{2}}(1)}}={{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=x\,mol;\,\,{{n}_{C{{O}_{2}}(2)}}={{n}_{CaC{{O}_{3}}}}=y\,mol$
$=>\sum{{{n}_{C{{O}_{2}}}}=x+y=0,35\,mol\,\,(4)}$
Từ (3) và (4) ta có hệ PT:
$\left\{ \begin{array}{l}106{\rm{x}} + 100y = 36,2\\x + y = 0,35\end{array} \right. => \left\{ \begin{array}{l}x = 0,2\\y = 0,15\end{array} \right.$
$=>\%{{m}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=\frac{0,2.106}{36,2}.100\%=58,56\%$
Tính C% của muối NaCl dung dịch A
-
A.
4,49%.
-
B.
4,36%.
-
C.
4,11%.
-
D.
3,25%
Đáp án: A
Dựa vào PTHH: ${{n}_{NaCl}}=2.{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}$ => Khối lượng NaCl tạo thành
+) mdd sau pứ = mdd trước pứ - mCO2
Theo PT (1) : ${{n}_{NaCl}}=2.{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=2.0,2=0,4\,mol$
=> Khối lượng NaCl tạo thành là: mNaCl = 0,4.58,5 = 23,4 gam
Vì phản ứng sinh ra khí CO2 => mdd sau pứ = mdd trước pứ - mCO2
=> mdd sau pứ = mhỗn hợp X + mdd HCl – mCO2 = 36,2 + 500 – 0,35.44 = 520,8 gam
=> Nồng độ phần trăm của dd NaCl là: $C\%=\frac{{{m}_{NaCl}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{23,4}{520,8}.100\%=4,49\%$
Hòa tan hết 6,9 gam Na và 9,3 gam Na2O vào nước thu được dung dịch A (NaOH 8%). Hỏi phải lấy thêm bao nhiêu gam mẫu chất rắn chứa 80% NaOH (tạp chất khác tan hoàn toàn) cho vào để được dung dịch 15%?
-
A.
69,23 gam.
-
B.
23,3 gam.
-
C.
32,3 gam.
-
D.
25,66 gam.
Đáp án : C
+) Viết PTHH của Na và Na2O phản ứng với nước
+) Tính tổng khối lượng NaOH sinh ra: mNaOH = mNaOH (1) + mNaOH (2)
+) Tính khối lượng dung dịch A theo khối lượng chất tan và C% đã cho
+) Gọi khối lượng mẫu chất rắn cần thêm vào là m (gam)
+) Tính khối lượng NaOH tan thực thế => Khối lượng NaOH trong dd thu được
+) mdd sau = mchất rắn hòa tan + mdd NaOH ban đầu
Áp vào biểu thức tính C% => m
Số mol Na là: ${{n}_{Na}}=\frac{6,9}{23}=0,3\,mol$
Số mol Na2O là: ${{n}_{N{{a}_{2}}O}}=\frac{9,3}{62}=0,15\,mol$
Cho Na và Na2O vào nước xảy ra phản ứng:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (1)
Tỉ lệ PT: 2mol 2mol 2mol 1mol
P/ứng: 0,3mol → 0,3mol → 0,15 mol
Na2O + H2O → 2NaOH (2)
Tỉ lệ PT: 1mol 2mol
P/ứng: 0,15mol → 0,3mol
=> Tổng khối lượng NaOH sinh ra là: mNaOH = mNaOH (1) + mNaOH (2) = 0,3.40 + 0,3.40 = 24 gam
=> Khối lượng dung dịch A là: ${{m}_{dd\,NaOH}}=\frac{{{m}_{NaOH}}.100\%}{C{{\%}_{NaOH}}}=\frac{100\%.24}{8\%}=300\,gam$
Gọi khối lượng mẫu chất rắn cần thêm vào là m (gam)
Vì độ tinh khiết là 80% => khối lượng NaOH tan thực thế là: mNaOH thêm = 0,8m (gam)
=> Khối lượng NaOH trong dd thu được là: mNaOH = 0,8m + 24 (gam)
Vì mẫu chất rắn tan hoàn toàn => khối lượng dung dịch thu được sau khi thêm là:
mdd sau = mchất rắn hòa tan + mdd NaOH ban đầu = m + 300 (gam)
Thu được dd 15% => $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{0,8m+24}{m+300}.100\%=15\%$
=> m = 32,3 gam
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập hòa tan kim loại và chất rắn vào dung dịch axit Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 43. Pha chế dung dịch Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 42. Nồng độ dung dịch Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 41. Độ tan của một chất trong nước Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Dung dịch Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan kim loại và chất rắn vào dung dịch axit - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan một chất vào nước và vào dung dịch cho sẵn - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Bài 43. Pha chế dung dịch - Hóa học 8