Trắc nghiệm Bài 31. Tính chất và ứng dụng của hidro - Hóa học 8
Đề bài
Ở điều kiện thường, hiđro là chất ở trạng thái nào?
-
A.
Rắn.
-
B.
Lỏng.
-
C.
Khí.
-
D.
hợp chất rắn.
Tính chất vật lí nào dưới đây không phải của hiđro?
-
A.
Là chất khí không màu, không mùi, không vị.
-
B.
Tan ít trong nước.
-
C.
Tan nhiều trong nước.
-
D.
Nhẹ hơn không khí
Hai thể tích khí H2 với một thể tích khí nào sau đây tạo thành hỗn hợp nổ?
-
A.
Clo.
-
B.
Oxi.
-
C.
Nitơ.
-
D.
Cacbon đioxit.
Chất rắn Cu tạo thành từ phản ứng của CuO và H2 có màu gì?
-
A.
Màu đen.
-
B.
Màu nâu.
-
C.
Màu xanh.
-
D.
Màu đỏ.
Ứng dụng của hiđro là
-
A.
Oxi hóa kim loại
-
B.
Làm nguyên liệu sản xuất NH3, HCl, chất hữu cơ
-
C.
Tạo hiệu ứng nhà kính
-
D.
Tạo mưa axit
Khí nhẹ nhất trong các khí sau:
-
A.
H2
-
B.
H2O
-
C.
O2
-
D.
CO2
Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì:
-
A.
Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam
-
B.
Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ
-
C.
Có chất khí bay lên
-
D.
Không có hiện tượng
Trong những oxit sau: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O. Oxit nào không bị hiđro khử?
-
A.
CuO, MgO
-
B.
Fe2O3, Na2O
-
C.
Fe2O3, CaO
-
D.
CaO, Na2O, MgO
Trong những oxit sau: CuO, MgO, Al2O3, Ag2O, Na2O, PbO. Có bao nhiêu oxit phản ứng với hiđro ở nhiệt độ cao?
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
3
-
D.
1
Tính thể tích hiđro (đktc) để điều chế 5,6 (g) Fe từ FeO?
-
A.
2,24 lít.
-
B.
1,12 lít.
-
C.
3,36 lít.
-
D.
4,48 lít.
Đốt cháy 2,8 lít H2 (đktc) sinh ra H2O
Tính thể tích (đktc) của oxi cần dùng
-
A.
1,4 lít.
-
B.
2,8 lít.
-
C.
5,6 lít.
-
D.
2,24 lít.
Tính khối lượng H2O thu được
-
A.
2,5 gam.
-
B.
2,35 gam.
-
C.
2,25 gam.
-
D.
1,35 gam.
Cho 8 gam CuO tác dụng với 1,12 lít khí H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m gam chất rắn. Giá trị của m là
-
A.
0,64
-
B.
6,4
-
C.
0,72
-
D.
7,2
Khử hoàn toàn 8 gam một oxit của kim loại R (có hoá trị II) cần vừa đủ 2,24 lít H2 (đktc). Kim loại R là:
-
A.
Cu.
-
B.
Mg.
-
C.
Zn.
-
D.
Fe.
Vì sao bóng được bơm khí hiđro có thể bay lên cao được?
-
A.
Vì hiđro là chất khí ở nhiệt độ thường.
-
B.
Vì hiđro là chất khí nhẹ nhất, nhẹ hơn rất nhiều so với không khí.
-
C.
Vì khí hiđro không tác dụng với các khí có trong không khí.
-
D.
Vì khí hiđro có khối lượng nhỏ.
Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có tính:
-
A.
Tính khử
-
B.
Tính oxi hóa
-
C.
Cả A và B
-
D.
Tất cả đều sai
Khí hiđrô là chất khí nhẹ nhất, người ta sử dụng tính chất này để ứng dụng làm:
-
A.
Nhiên liệu động cơ cho tên lửa, cho đông cơ ô tô thay thế cho xăng
-
B.
Dùng trong đèn xì oxi−hiđrô để hàn cắt kim loại
-
C.
Dùng làm chất khử để điều chế 1 số kim loại
-
D.
Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không
Phát biểu nào về ứng dụng của hiđrô là sai:
-
A.
Khí hiđrô dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, cho động cơ ô tô thay thế cho xăng, dùng trong đèn xì hàn cắt kim loại.
-
B.
Là nguồn nguyên liệu trong sản xuất ammoniac
-
C.
Dùng làm bình thở cho các thợ lặn dưới nước
-
D.
Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.
Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về khí hiđrô:
-
A.
Là chất khí không màu, không mùi, không vị
-
B.
Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí
-
C.
Là khí tan rất ít trong nước
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Khử 21,7 gam Hg (II) oxit bằng hidro. Số gam thủy ngân thu được là
-
A.
16,7 g
-
B.
15,8 g
-
C.
22,4 g
-
D.
20,1 g
Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí hidro tác dụng với 2,8 lít khí oxi (đktc)?
-
A.
4,5 g
-
B.
7,8 g
-
C.
5,6 g
-
D.
8,9 g
Xét các phát biểu:
1. Hiđro ở điều kiện thường tồn tại ở thể lỏng.
2. Hiđro nhẹ hơn không khí 0,1 lần.
3. Hiđro là một chất khí không màu, không mùi, không vị.
4. Hiđro tan rất ít trong nước.
Số phát biểu đúng là:
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Tại sao khí hiđro có ứng dụng để hàn cắt kim loại?
-
A.
Vì khí hiđro có thể cháy được trong khí oxi.
-
B.
Vì khí hiđro khi cháy trong khí oxi tỏa nhiều nhiệt.
-
C.
Vì khí hiđro có thể tác dụng với kim loại.
-
D.
Vì khí hiđro khử được một số oxit kim loại.
Khí hiđro nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
-
A.
2 lần
-
B.
29 lần
-
C.
14,5 lần
-
D.
10 lần
Dẫn 7,84 lít khí H2 (đktc) qua một oxit nung nóng thu được 22,4 gam kim loại M (phản ứng hoàn toàn). Kim loại M là
-
A.
Fe.
-
B.
Cu.
-
C.
Mg.
-
D.
Pb.
Dẫn V lít khí H2 (đktc) qua 16 gam oxit sắt FexOy, sau một thời gian thu được 12,8 gam chất rắn X. Giá trị V là
-
A.
4,48.
-
B.
5,60.
-
C.
6,72.
-
D.
8,96.
Dùng 6,72 lít khí H2 (đktc) khử hoàn toàn oxit sắt thu được 11,2 gam sắt. Công thức oxit sắt là
-
A.
Fe2O3.
-
B.
Fe3O4.
-
C.
FeO.
-
D.
Fe2O2.
Lời giải và đáp án
Ở điều kiện thường, hiđro là chất ở trạng thái nào?
-
A.
Rắn.
-
B.
Lỏng.
-
C.
Khí.
-
D.
hợp chất rắn.
Đáp án : C
Ở điều kiện thường, hiđro là chất ở trạng thái khí.
Tính chất vật lí nào dưới đây không phải của hiđro?
-
A.
Là chất khí không màu, không mùi, không vị.
-
B.
Tan ít trong nước.
-
C.
Tan nhiều trong nước.
-
D.
Nhẹ hơn không khí
Đáp án : C
Tính chất vật lí không phải của hiđro là: Tan nhiều trong nước.
Hai thể tích khí H2 với một thể tích khí nào sau đây tạo thành hỗn hợp nổ?
-
A.
Clo.
-
B.
Oxi.
-
C.
Nitơ.
-
D.
Cacbon đioxit.
Đáp án : B
Hai thể tích khí H2 với một thể tích khí O2 tạo thành hỗn hợp nổ.
Chất rắn Cu tạo thành từ phản ứng của CuO và H2 có màu gì?
-
A.
Màu đen.
-
B.
Màu nâu.
-
C.
Màu xanh.
-
D.
Màu đỏ.
Đáp án : D
H2 tác dụng với CuO ở nhiệt độ cao sinh ra Cu:
PTHH: H2 + CuO $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cu + H2O
Kim loại Cu tạo ra có màu đỏ.
Ứng dụng của hiđro là
-
A.
Oxi hóa kim loại
-
B.
Làm nguyên liệu sản xuất NH3, HCl, chất hữu cơ
-
C.
Tạo hiệu ứng nhà kính
-
D.
Tạo mưa axit
Đáp án : B
Ứng dụng của hiđro là : Làm nguyên liệu sản xuất NH3, HCl, chất hữu cơ
Khí nhẹ nhất trong các khí sau:
-
A.
H2
-
B.
H2O
-
C.
O2
-
D.
CO2
Đáp án : A
So sánh khối lượng phân tử của mỗi chất
Ta có: ${{M}_{{{H}_{2}}}}=2\,;\,\,{{M}_{{{H}_{2}}O}}=2+16=18;\,\,{{M}_{{{O}_{2}}}}=2.16=32;\,\,{{M}_{C{{O}_{2}}}}=12+16.2=44$
Khí nhẹ nhất là khí có khối lượng phân tử nhỏ nhất => H2
Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì:
-
A.
Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam
-
B.
Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ
-
C.
Có chất khí bay lên
-
D.
Không có hiện tượng
Đáp án : B
Phản ứng: CuO + H2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cu + H2O
Chất rắn ban đầu là CuO có màu đen, sau phản ứng chuyển thành Cu có màu đỏ
Trong những oxit sau: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O. Oxit nào không bị hiđro khử?
-
A.
CuO, MgO
-
B.
Fe2O3, Na2O
-
C.
Fe2O3, CaO
-
D.
CaO, Na2O, MgO
Đáp án : D
Những oxit không bị hiđro khử là: CaO, Na2O, MgO
Trong những oxit sau: CuO, MgO, Al2O3, Ag2O, Na2O, PbO. Có bao nhiêu oxit phản ứng với hiđro ở nhiệt độ cao?
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
3
-
D.
1
Đáp án : C
- H2 không tác dụng với các oxit: Na2O, K2O, BaO, CaO, MgO, Al2O3
=> Những oxit phản ứng với hiđro ở nhiệt độ cao là: CuO, Ag2O, PbO
Tính thể tích hiđro (đktc) để điều chế 5,6 (g) Fe từ FeO?
-
A.
2,24 lít.
-
B.
1,12 lít.
-
C.
3,36 lít.
-
D.
4,48 lít.
Đáp án : A
+) Tính số mol Fe
+) Viết PTHH: FeO + H2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe + H2O và tính số mol H2 theo PT => thể tích
${{n}_{Fe}}=\frac{5,6}{56}=0,1(mol)$
PTHH: FeO + H2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe + H2O
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol
Phản ứng: 0,1mol ← 0,1mol
$\Rightarrow {{V}_{{{H}_{2}}}}=0,1.22,4=2,24(l)$
Đốt cháy 2,8 lít H2 (đktc) sinh ra H2O
Tính thể tích (đktc) của oxi cần dùng
-
A.
1,4 lít.
-
B.
2,8 lít.
-
C.
5,6 lít.
-
D.
2,24 lít.
Đáp án: A
Tính số mol khí hiđro
+) Viết PTHH: 2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O và tính số mol O2, H2O theo H2
Số mol khí hiđro là: ${{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{V}{22,4}=\frac{2,8}{22,4}=0,125\,mol$
PTHH: 2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O
Tỉ lệ PT: 2mol 1mol 2mol
P/ứng: 0,125mol → 0,0625mol→ 0,125mol
=> Thể tích khí oxi là: ${{V}_{{{O}_{2}}}}=22,4.n=22,4.0,0625=1,4$ lít
Tính khối lượng H2O thu được
-
A.
2,5 gam.
-
B.
2,35 gam.
-
C.
2,25 gam.
-
D.
1,35 gam.
Đáp án: C
Tính khối lượng nước theo số mol đã tìm được theo PT
Số mol nước thu được là 0,125 mol
=> Khối lượng nước là : ${{m}_{{{H}_{2}}O}}=n.M=0,125.18=2,25\,gam$
Cho 8 gam CuO tác dụng với 1,12 lít khí H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m gam chất rắn. Giá trị của m là
-
A.
0,64
-
B.
6,4
-
C.
0,72
-
D.
7,2
Đáp án : D
+) Tính số mol CuO và số mol khí H2
+) Viết PTHH: CuO + H2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cu + H2O và xét tỉ lệ dư thừa
+) Vì CuO còn dư nên chất rắn thu được sau phản ứng gồm Cu sinh ra và CuO dư
+) Tính khối lượng Cu sinh ra và khối lượng CuO phản ứng
+) mCuO dư = mCuO ban đầu – mCuO phản ứng
+) mchất rắn = mCu sinh ra + mCuO dư
Số mol CuO là: ${{n}_{CuO}}=\frac{8}{80}=0,1\,mol$
Số mol khí H2 là: ${{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{1,12}{22,4}=0,05\,mol$
PTHH: CuO + H2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cu + H2O
Vì đầu bài cho số mol 2 chất phản ứng => Xét tỉ lệ dư thừa
Ta có: $\frac{{{n}_{CuO}}}{1}=0,1>\frac{{{n}_{{{H}_{2}}}}}{1}=0,05$ => CuO còn dư, H2 phản ứng hết
=> tính toán theo H2
Vì CuO còn dư nên chất rắn thu được sau phản ứng gồm Cu sinh ra và CuO dư
PTHH: CuO + H2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cu + H2O
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 1 mol
P/ứng: 0,05mol ← 0,05mol → 0,05mol
=> Khối lượng Cu sinh ra là: mCu = 0,05.64 = 3,2 gam
Khối lượng CuO phản ứng là: mCuO phản ứng = 0,05.80 = 4 gam
=> Khối lượng CuO dư là: mCuO dư = mCuO ban đầu – mCuO phản ứng = 8 – 4 = 4 gam
=> Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là
mchất rắn = mCu sinh ra + mCuO dư = 3,2 + 4 = 7,2 gam
Khử hoàn toàn 8 gam một oxit của kim loại R (có hoá trị II) cần vừa đủ 2,24 lít H2 (đktc). Kim loại R là:
-
A.
Cu.
-
B.
Mg.
-
C.
Zn.
-
D.
Fe.
Đáp án : A
Gọi công thức của oxit là RO
PTHH: RO + H2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) R + H2O
\({n_{{H_2}}} = \dfrac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1\,(mol)\)
Theo PTHH: nRO = nH2 = 0,1 (mol)
=> (R + 16).0,1 = 8
=> R = ? (Cu)
Gọi công thức của oxit là RO
PTHH: RO + H2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) R + H2O
\({n_{{H_2}}} = \dfrac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1\,(mol)\)
Theo PTHH: nRO = nH2 = 0,1 (mol)
=> (R + 16).0,1 = 8
=> R + 16 = 80
=> R = 64 (Cu)
Vì sao bóng được bơm khí hiđro có thể bay lên cao được?
-
A.
Vì hiđro là chất khí ở nhiệt độ thường.
-
B.
Vì hiđro là chất khí nhẹ nhất, nhẹ hơn rất nhiều so với không khí.
-
C.
Vì khí hiđro không tác dụng với các khí có trong không khí.
-
D.
Vì khí hiđro có khối lượng nhỏ.
Đáp án : B
Bóng được bơm khí hiđro có thể bay lên cao được Vì hiđro là chất khí nhẹ nhất, nhẹ hơn rất nhiều so với không khí.
Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có tính:
-
A.
Tính khử
-
B.
Tính oxi hóa
-
C.
Cả A và B
-
D.
Tất cả đều sai
Đáp án : A
H2 thể hiện tính khử khi tác dụng với CuO
Khí hiđrô là chất khí nhẹ nhất, người ta sử dụng tính chất này để ứng dụng làm:
-
A.
Nhiên liệu động cơ cho tên lửa, cho đông cơ ô tô thay thế cho xăng
-
B.
Dùng trong đèn xì oxi−hiđrô để hàn cắt kim loại
-
C.
Dùng làm chất khử để điều chế 1 số kim loại
-
D.
Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không
Đáp án : D
Người ta thường dùng khí hidro để bơm khinh khí cầu, bóng thám không
Phát biểu nào về ứng dụng của hiđrô là sai:
-
A.
Khí hiđrô dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, cho động cơ ô tô thay thế cho xăng, dùng trong đèn xì hàn cắt kim loại.
-
B.
Là nguồn nguyên liệu trong sản xuất ammoniac
-
C.
Dùng làm bình thở cho các thợ lặn dưới nước
-
D.
Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.
Đáp án : C
Người ta dùng khí oxi để cho vào các bình thở của thợ lặn dưới nước
Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về khí hiđrô:
-
A.
Là chất khí không màu, không mùi, không vị
-
B.
Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí
-
C.
Là khí tan rất ít trong nước
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Tất cá các đáp án A, B, C đều đúng.
Khử 21,7 gam Hg (II) oxit bằng hidro. Số gam thủy ngân thu được là
-
A.
16,7 g
-
B.
15,8 g
-
C.
22,4 g
-
D.
20,1 g
Đáp án : D
H2 + HgO → HgO + H2O
nHgO = mHgO : MHgO
= 21,7 : (201 + 16)
= 0,1 mol
Theo phương trình:
nHg= nHgO = 0,1 mol
mHg= n.M= 0,1 . 201= 20,1 gam
Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí hidro tác dụng với 2,8 lít khí oxi (đktc)?
-
A.
4,5 g
-
B.
7,8 g
-
C.
5,6 g
-
D.
8,9 g
Đáp án : A
Phương pháp bài toán lượng chất hết dư:
PTHH: aA + bB → cC + Dd
Theo PTHH a : b (mol)
Theo ĐB x : y (mol)
Lập tỉ lệ so sánh \(\frac{x}{a}\) và \(\frac{y}{b}\)
+ Nếu \(\frac{x}{a} = \frac{y}{b}\) thì cả A và B cùng phản ứng hết, tính toán các chất còn lại theo chất nào cũng được.
+ Nếu \(\frac{x}{a} > \frac{y}{b}\). Khi đó A dư, B pư hết, mọi tính toán theo chất B
+ Nếu \(\frac{x}{a} < \frac{y}{b}\). Khi đó A hết, B dư, mọi tính toán theo chất A
nH2(đktc) = VH2/22,4 = 8,4/22,4 =0,375 (mol)
nO2(đktc) = VO2/22,4 = 2,8/22,4= 0,125 (mol)
PTHH: 2H2 + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2H2O
Theo PTHH (mol) 2 : 1
Theo ĐB (mol) 0,375 0,125
Ta thấy: \(\frac{{0,375}}{2} > \frac{{0,125}}{1}\). Do đó H2 pư hết, O2 dư. Mọi tính toán theo số mol của O2
Theo PTHH: nH2O = 2nO2 = 2.0,125 = 0,25 (mol)
Khối lượng H2O tạo thành là: mH2O = nH2O×MH2O = 0,25×18 = 4,5 (g)
Xét các phát biểu:
1. Hiđro ở điều kiện thường tồn tại ở thể lỏng.
2. Hiđro nhẹ hơn không khí 0,1 lần.
3. Hiđro là một chất khí không màu, không mùi, không vị.
4. Hiđro tan rất ít trong nước.
Số phát biểu đúng là:
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : B
1. sai vì ở điều kiện thường hidro tồn tại ở thể khí
2. sai vì dH2/kk = 2/29 ≈ 0,069
3. đúng
4. đúng
=> có 2 phát biểu đúng
Tại sao khí hiđro có ứng dụng để hàn cắt kim loại?
-
A.
Vì khí hiđro có thể cháy được trong khí oxi.
-
B.
Vì khí hiđro khi cháy trong khí oxi tỏa nhiều nhiệt.
-
C.
Vì khí hiđro có thể tác dụng với kim loại.
-
D.
Vì khí hiđro khử được một số oxit kim loại.
Đáp án : B
Khí hi đro có ứng dụng để hàn cắt kim loại Vì khí hiđro khi cháy trong khí oxi tỏa nhiều nhiệt.
Khí hiđro nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
-
A.
2 lần
-
B.
29 lần
-
C.
14,5 lần
-
D.
10 lần
Đáp án : C
Khí hiđro nhẹ hơn không khí số lần là 29 : 2=14,5
Dẫn 7,84 lít khí H2 (đktc) qua một oxit nung nóng thu được 22,4 gam kim loại M (phản ứng hoàn toàn). Kim loại M là
-
A.
Fe.
-
B.
Cu.
-
C.
Mg.
-
D.
Pb.
Đáp án : B
Gọi công thức của oxit là MxOy.
PTHH: yH2 + MxOy \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) xM + yH2O
Gọi công thức của oxit là MxOy.
PTHH: yH2 + MxOy \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) xM + yH2O
Theo PTHH ⟹ nM = \({n_{{H_2}}}\). (x/y) = 0,35x/y (mol)
⟹ MM = m/n = 22,4/(0,35x/y) = 64y/x
⟹ x = 1 và y = 1 ⟹ MM = 64 (Cu).
Dẫn V lít khí H2 (đktc) qua 16 gam oxit sắt FexOy, sau một thời gian thu được 12,8 gam chất rắn X. Giá trị V là
-
A.
4,48.
-
B.
5,60.
-
C.
6,72.
-
D.
8,96.
Đáp án : A
Gọi số mol H2 phản ứng là a (mol).
PTHH: yH2 + FexOy \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) xFe + yH2O
Sử dụng bảo toàn khối lượng.
Gọi số mol H2 phản ứng là a (mol).
PTHH: yH2 + FexOy \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) xFe + yH2O
Theo PTHH ⟹ \({n_{{H_2}}}\) = \({n_{{H_2}O}}\) = a (mol).
Áp dụng ĐLBTKL ⟹ \({m_{oxit}} + {m_{{H_2}}} = {m_X} + {m_{{H_2}O}}\)
⟹ 16 + 2a = 12,8 + 18a ⟹ a = 0,2 mol.
Vậy V = 0,2.22,4 = 4,48 lít.
Dùng 6,72 lít khí H2 (đktc) khử hoàn toàn oxit sắt thu được 11,2 gam sắt. Công thức oxit sắt là
-
A.
Fe2O3.
-
B.
Fe3O4.
-
C.
FeO.
-
D.
Fe2O2.
Đáp án : A
Gọi CTPT của oxit sắt là FexOy.
PTHH: yH2 + FexOy \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) xFe + yH2O
⟹ công thức oxit sắt.
\({n_{{H_2}}}\) = 0,3 mol ; nFe = 0,2 mol.
yH2 + FexOy \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) xFe + yH2O
Ta có: \(\dfrac{{{n_{Fe}}}}{{{n_{{H_2}}}}} = \dfrac{x}{y} \Rightarrow \dfrac{{0,2}}{{0,3}} = \dfrac{x}{y} \Rightarrow F{e_2}{O_3}\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 32. Phản ứng oxi hóa - khử Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 33. Điều chế khí hidro và phản ứng thế Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 36. Nước Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 37. Axit Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 37. Bazơ Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 37. Muối Hóa học 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan kim loại và chất rắn vào dung dịch axit - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan một chất vào nước và vào dung dịch cho sẵn - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng - Hóa học 8
- Trắc nghiệm Bài 43. Pha chế dung dịch - Hóa học 8