Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật trang 11 SGK Tiếng Việt 4 tập 2>
Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật trang 11 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Kết bài (tả cái trống trường):
Bài 1
Đọc bài văn:
Cái nón
Phiên chợ huyện hôm trước, má mua cho tôi một cái nón. Tôi rất thích. Miệng nón rộng gần ba gang tay, tròn vành vạnh. Từ vành lên đến chóp, tôi đếm được mười lăm vòng tre, cách nhau rất đều. Càng lên đến chóp, vòng càng nhỏ đi. Lá nón được khâu vào các vòng tre bằng sợi móc. Hôm mua, má còn nhờ người bán nón quét cho một lượt dầu nên mặt nón trông rất bóng.
Má buộc vào nón một chiếc quai lụa hồng. Hai bên quai tết hai chiếc nơ nho nhỏ. Tôi đội nón lên đầu, quai rất vừa cằm.
Má bảo: “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền.” Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.
Theo Văn Trình
Trả lời các câu hỏi:
a. Xác định đoạn kết bài
b. Theo em, đó là kết bài theo cách nào
Phương pháp giải:
Có hai kiểu kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật:
- Kết bài không mở rộng: Chỉ kết lại ngắn gọn về đồ vật.
- Kết bài mở rộng: Mở rộng nhiều vấn đề xung quanh đồ vật được miêu tả.
Lời giải chi tiết:
a) Xác định đoạn kết bài.
- Đoạn kết bài là đoạn văn sau:
Má bảo: "Có của thì phải biết giữ gìn mới được lâu bền". Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.
b) Theo em, đó là kết bài theo cách nào?
- Đó là kết bài theo cách mở rộng: căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
Bài 2
Cho các đề:
a) Tả cái thước kẻ của em.
b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
c) Tả cái trống trường em.
Hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong ba đề trên:
Phương pháp giải:
- Kết bài mở rộng: Mở rộng nhiều vấn đề xung quanh đồ vật được miêu tả.
Lời giải chi tiết:
a. Tả cái thước kẻ của em
Chiếc thước kẻ là người bạn đồng hành của em trong các bài học. Em hứa sẽ giữ gìn chiếc thước kẻ cẩn thận và sẽ sử dụng đúng mục đích.
b. Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em
Chiếc bàn học gắn bó với em từ những ngày đầu lớp 1. Đó là món quà mà em thích nhất. Em sẽ học tập thật chăm chỉ cùng với chiếc bàn này.
c. Tả cái trống trường em
Em rất quý cái trống trường. Trống đã hàng ngày thúc giục chúng em nhanh chân tới lớp. Trống là hiệu lệnh điều khiển các hoạt động của chúng em. Trống thắp sáng từng nụ cười rạng rỡ của em dưới mái trường mà em hằng yêu mến. Em xem trống như người bạn thân thiết của mình.
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tài năng trang 11 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
- Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật trang 10 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
- Soạn bài: Chuyện cổ tích về loài người trang 9 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
- Kể chuyện: Bác đánh cá và gã hung thần trang 8 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
- Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? trang 6 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4