
Câu 1
Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào? Chúng bổ sung ý nghĩa gì ?
- Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.
Tô Hoài
- Rặng đào đã trút hết lá.
Phương pháp giải:
Con suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Trời ấm lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.
Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Từ này cho biết sự việc sẽ diễn ra trong thời gian rất gần.
- Rặng đào đã trút hết lá: Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút. Từ này cho biết sự việc đã hoàn tất rồi.
Câu 2
2. Em chọn từ nào trong ngoặc đơn (đã, đang, sắp) để điền vào ô trống ?
a) Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô...thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.
Theo NGUYÊN HỒNG
b)
Sao cháu không về với bà
Chào mào... hót vườn na mỗi chiều.
Sốt ruột, bà nghe chim kêu
Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na.
Hết hè, cháu vẫn... xa
Chào mào vẫn hót. Mùa na... tàn.
LÊ THÁI SƠN
Phương pháp giải:
- Đã: chỉ hành động đã xảy ra, đã được hoàn thành trong quá khứ.
- Đang: chỉ hành động đang xảy ra, trong hiện tại.
- Sắp: chỉ hành động chưa xảy ra, nhưng sẽ được thực hiện trong tương lai gần.
Lời giải chi tiết:
Lựa chọn từ
a. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.
b.
Sao cháu không về với bà
Chào mào đã hót vườn na mỗi chiều.
Sốt ruột, bà nghe chim kêu
Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na.
Hết hè, cháu vẫn đang xa
Chào mào vẫn hót. Mùa na sắp tàn.
Câu 3
Trong truyện vui sau có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Em hãy chữa lại cho đúng bằng cách thay đổi các từ ấy hoặc bỏ bớt từ.
Đãng trí
Một nhà bác học đã làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ đang bước vào, nói nhỏ với ông :
- Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.
Nhà bác học hỏi :
- Nó sẽ đọc gì thế ?
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ bài và tìm kiếm các lỗi sai rồi sửa lại.
Lời giải chi tiết:
Chữa lại cho đúng
Đãng trí
Một nhà bác học đang làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ bước vào nói nhỏ với ông:
- Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.
Nhà bác học hỏi:
- Nó đọc gì thế? (Nó đang đọc gì thế)
Loigiaihay.com
Giải câu 1, 2, 3 Kể chuyện: Bàn chân kì diệu trang 107 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu.
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Có chí thì nên trang 108 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí gì ? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một học sinh không có ý chí.
Giải bài tập Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân trang 109 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Đề bài: Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên.
Giải bài tập Luyện từ và câu: Tính từ trang 110 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Giải bài tập Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện trang 112 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Tìm đoạn mở bài trong truyện Rùa và thỏ
Giải câu 1, 2, 3 Chính tả: Nếu chúng mình có phép lạ trang 105 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. a) Điền vào chỗ trống s hay x?
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Ông trạng thả diều trang 104 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: