
I. Nhận xét
Đọc các câu đã cho.
a. Ruộng rẫy là chiến trường
Cuốc cày là vũ khí
Nhà nông là chiến sĩ
Hậu phương thi đua với tiền phương.
Hồ Chí Minh
b. Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta
1. Trong các câu trên, câu nào có dạng Ai là gì?
Gợi ý:
Trong câu kể Ai là gì?:
- Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ là
- Vị ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
Trả lời:
Trong các câu trên, các câu sau đây có dạng Ai là gì?
- Ruộng rẫy là chiến trường.
- Cuốc cày là vũ khí.
- Nhà nông là chiến sĩ.
- Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.
2. Xác định chủ ngữ của các câu đó.
Gợi ý:
Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai? hoặc Con gì?, Cái gì?
Trả lời:
Chủ ngữ của các câu trên là:
- Ruộng rẫy / là chiến trường.
- Cuốc cày / là vũ khí.
- Nhà nông / là chiến sĩ.
- Kim Đồng và các bạn anh / là những đội viên đầu tiên của Đội ta.
3. Chủ ngữ đó do các từ ngữ thế nào tạo thành?
Gợi ý:
Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được để trả lời.
Trả lời:
Chủ ngữ đó do các danh từ (ruộng rẫy, cuốc cày, nhà nông), cụm danh từ (Kim Đồng và các bạn anh) tạo thành.
II. Luyện tập
1. Đọc các câu sau:
- Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
Hồ Chí Minh
- Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò.
Xuân Diệu
a. Tìm câu kể Ai là gì?
b. Xác định chủ ngữ của các câu tìm được
Gợi ý:
a. Trong câu kể Ai là gì?:
- Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ là
- Vị ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
b. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai? hoặc Con gì?, Cái gì?
Trả lời:
a) Tìm câu kể Ai là gì?
Cả 4 câu trong đoạn văn đã cho đều là câu kể Ai là gì?
b) Xác định chủ ngữ trong các câu đó.
- Chủ ngữ của các câu đó là:
- Văn hóa nghệ thuật / cũng là một mặt trận.
- Anh chị em / là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
- Vừa buồn mà lại vừa vui / mới thực là nỗi niềm bông phượng.
- Hoa phượng / là hoa học trò.
2. Chọn từ ngữ thích hợp ở cột A để ghép với cột B thành câu "Ai là gì?"
A |
B |
Bạn Lan |
Là tương lai của đất nước |
Người |
Là người mẹ thứ hai của em |
Cô giáo |
Là người Hà Nội |
Trẻ em |
Là vốn quý nhất |
Gợi ý:
Con đọc thật kĩ hai cột để ghép sao cho phù hợp.
Trả lời:
Cần ghép như sau:
- Bạn Lan là người Hà Nội.
- Người là vốn quý nhất.
- Cô giáo là người mẹ thứ hai của em.
- Trẻ em là tương lai của đất nước.
3. Đặt câu kể Ai là gì? với các từ ngữ sau làm chủ ngữ:
- Bạn Bích Vân
- Hà Nội
- Dân tộc ta
Gợi ý:
Con suy nghĩ để đặt các câu vừa phù hợp với nội dung vừa phù hợp với ngữ pháp.
Trả lời:
- Bạn Bích Vân là học sinh lớp 4A.
- Hà Nội là thủ đô của nước ta.
- Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.
Giải câu 1, 2 Chính tả (Nghe - viết): Khuất phục tên cướp biển trang 68 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. a) Tìm các tiếng bắt đầu bằng r, d, gi thích hợp vào mỗi chỗ trống: b) Điền vào chỗ trống ên hay ênh?
Giải câu 1, 2, 3 Kể chuyện: Những chú bé không chết trang 70 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện Những chú bé không chết
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính trang 71 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào?
Giải câu 1, 2, 3 . Câu 3. Dựa vào cách đưa tin trên, em hãy viết một tin về hoạt động của chi đội hay của trường em đang học. Sau đó tóm tắt tin ấy bằng một hai câu.
Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 73 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1.Tìm các từ có cùng nghĩa với dũng cảm trong số các từ đã cho.
Giải câu 1, 2, 3, 4 Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối trang 75 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 4. Dựa vào các câu trả lời ở trên, hãy viết một đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả.
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Khuất phục tên cướp biển trang 66 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: