Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân trang 109 SGK Tiếng Việt 4 tập 1>
Giải bài tập Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân trang 109 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Đề bài: Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên.
Đề bài
Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó.
Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
1. Tìm đề tài trao đổi ở đâu ?
- Các truyện trong sách giáo khoa.
- Các truyện khác trong sách báo.
2. Xác định nội dung trao đổi:
- Hoàn cảnh sống của nhân vật :
+ Nhân vật gặp những khó khăn gì ?
+ Những khó khăn ấy có gì khác thường ?
- Nghị lực của nhân vật :
+ Nhân vật đã vượt qua khó khăn như thế nào ?
+ Sự vượt khó của nhân vật có gì đáng khen ngợi ?
- Sự thành đạt của nhân vật :
+ Nhân vật đạt được ý nguyện của mình như thế nào ?
+ Nghị lực, ý chí của nhân vật đóng vai trò gì trong sự thành đạt ấy?
3. Xác định hình thức trao đổi:
- Người nói chuyện với em là ai (bố, mẹ hay anh, chị) ?
- Em xưng hô như thế nào ?
- Em chủ động nói chuyện với người thân về câu chuyện mới đọc hay được người thân gợi chuyện ?
Học sinh thực hiện theo gợi ý trong sách giáo khoa.
Lời giải chi tiết
Ví dụ: Về một cuộc trao đổi ý kiến của em và chị gái của em:
- Chị: Chị đã mượn cho em quyển truyện Không gia đình của Hec-tô-ma-lô.
Em xem chưa?
- Em: Em xem rồi chị ạ!
- Chị: Em có nhận xét gì về tác phẩm ấy?
- Em: Quyển truyện đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.
- Chị: Ấn tượng nhất đối với em là nhân vật nào?
- Em: Em thích nhất là cậu bé Rê-mi.
- Chị: Rê-mi là một nhân vật như thế nào?
- Em: Thông minh, cá tính mạnh mẽ, có nghị lực.
- Chị: Chị cũng thấy thế.
Ví dụ: Về một cuộc trao đổi ý kiến của em và bố của em
- Bố: Nam, con có biết câu chuyện về nhân vật có ý chí, nghị lực nào không?
- Con: Con có ạ. Con đã được đọc câu chuyện về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký ạ.
- Bố: À. Câu chuyện đó bố cũng đã đọc rồi. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thật đáng khâm phục!
- Con: Con cũng rất ngưỡng mộ tinh thần vượt khó của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bố ạ. Mặc dù thầy không được lành lặn như những người khác nhưng lại có nghị lực phi thường. Thầy là tấm gương để chúng con noi theo bố nhỉ!
- Bố: Đúng rồi. Nhờ có sự cố gắng không ngừng mà thầy đã trở thành một người vô cùng tài giỏi. Bố mong con sẽ luôn nỗ lực trong mọi hoàn cảnh giống như thầy ấy.
- Con: Vâng ạ. Con sẽ cố gắng thật nhiều ạ!
Loigiaihay.com
- Luyện từ và câu: Tính từ trang 110 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện trang 112 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Soạn bài: Có chí thì nên trang 108 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Kể chuyện: Bàn chân kì diệu trang 107 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ trang 106 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4