Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật trang 143 SGK Tiếng Việt 4 tập 1>
Giải bài tập Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật trang 143 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Theo em, khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì ?
I. Nhận xét
1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Cái cối tân
Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống.
U gọi nó là cái cối tân. Cái vành, cái áo đều làm bằng nan tre. Hai cái tai nó bằng tre già màu nâu. Mỗi tai có một cái lỗ tròn xoe. Lúc nào, tai cũng tỉnh táo để nghe ngóng, cối có hai hàm răng bằng gỗ dẻ. U gọi là dăm. Răng nó nhiều, ken vào nhau. Vậy nên, người ta nói "chật như nêm cối". Nói đến cối lại phải nói đến cần. Cái cần dài bằng tre đực vàng óng. Đầu cần là củ tre, có cái chốt. Cái chốt bằng tre mà rắn như đanh, móc vào tai cối. Từ chỗ tay cầm có cái thừng buộc vào xà nhà. Đẩy đi kéo lại, cối kêu ù ù.
Chọn được ngày lành tháng tốt, u đong một gánh thóc vàng ươm. Đổ vào lòng cối, u xay thử. Từ xung quanh cối, gạo lẫn trấu chảy xuống vành rào rào như mưa, u vốc ra một nắm, tãi ra, thổi phù phù. Cả vốc gạo chỉ lỏi một vài hạt thóc, u gật đầu nói: "Cối tuy mới, chưa thuần nhưng mà nó xay được thế này là nhất đấy !". Cứ thế ngày lại ngày qua đêm đêm tôi xay lúa với u. Đêm đêm tiếng cối ù ù vui cả xóm...
Cái cối xay cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi - cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua, cái chạn bát, cái giường nứa... tất cả, tất cả chúng nó đều cất tiếng nói : "Chúng tôi được sống cùng với tuổi thơ anh. Chúng tôi hoàn toàn không muốn nhờ vả anh cái gì Chúng tôi chỉ muốn theo dõi từng bước anh đi..."
- Tân : mới.
- Nêm : mảnh cứng, nhỏ dùng để chêm cho chặt.
- Lỏi: sót lại.
- Chửa : chưa (cách nói ở một số địa phương Bắc Bộ).
- Thuẩn : quen việc.
a) Bài văn tả cái gì ?
b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điều gì ?
c) Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?
d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?
Gợi ý:
a. Con đọc lại bài văn xem sự vật nào được miêu tả trong bài.
b. Mở bài là đoạn văn mở đầu của bài văn
Kết bài là đoạn văn kết thúc của bài văn
Thân bài là phần ở giữa còn lại của bài văn
c. Con suy nghĩ rồi trả lời.
d. Con đọc lại phần thân bài trong bài văn
Trả lời:
Đọc bài văn Cái cối tân và trả lời câu hỏi:
a. Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre.
b. Các phần mở bài, kết bài trong bài Cái cối tân. Mỗi phần ấy nói điều gì?
Mở bài (Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống). Giới thiệu đồ vật được miêu tả: cái cối.
Kết bài (Cái cối cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi... theo dõi từng bước anh đi...). Kết thúc bài văn: Tình cảm gần gũi thân thiết giữa bạn nhỏ với các đồ trong nhà trong đó có cái cối tân.
c. Phần mở bài giống phần mở bài trực tiếp, phần kết bài giống phần kết bài mở rộng trong văn kể chuyện đã học.
d. Trình tự của phần thân bài tả cái cối:
Cái vành ⟶ cái áo ⟶ hai cái tai ⟶ lỗ tai ⟶ hàm răng cối ⟶ dăm ⟶ đầu cần ⟶ cái chốt ⟶ dây thừng buộc cần.
- Xay lúa với u. Tiếng cối ù ù vui cả xóm.
Tả hình dáng bắt đầu từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ. Sau đó tả công dụng.
2. Theo em, khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì ?
Gợi ý:
Theo con thứ tự tả như thế nào là hợp lí?
Trả lời:
Theo em, khi tả một đồ vật ta nên tả bao quát trước sau đó mới đi vào những bộ phận có đặc điểm nổi bật kết hợp thể hiện tình cảm đối với đồ vật đó.
II. Luyện tập
Ở phần thân bài tả cái trống trường, một bạn học sinh đã viết:
Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại hai đầu. Ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.
Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng ồm ồm giục giã "Tùng! Tùng! Tùng!" là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại "cầm càng" cho chúng tôi theo nhịp "Cắc, tùng! Cắc, tùng!" đều đặn. Khi anh ta"xả hơi" một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được "xả hơi" sau một buổi học.
Em hãy:
a. Tìm câu văn tả bao quát cái trống
b. Nêu tên những bộ phận của cái trống được miêu tả
c. Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống
d. Viết thêm phần mở bài và kết bài để thành bài văn hoàn chỉnh
Gợi ý:
a. Con đọc đoạn văn thứ nhất.
b. Con đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.
c. - Hình dáng: đoạn văn thứ 1
- Âm thanh: đoạn văn thứ 2
d. Con suy nghĩ và hoàn thành bài tập
Trả lời:
a) Viết câu văn tả bao quát cái trống:
Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.
b) Tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu.
c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống:
- Hình dáng: Tròn như cái chum, mình trống được ghép bằng những mảnh gỗ dầu, ngang lưng quấn hai vành đai to như rắn cạp nong, nom rất hùng dũng; Hai đầu trống bịt kín da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.
Âm thanh: Tiếng Ồm Ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng" báo hiệu giờ vào lớp, nhịp khắc “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” cho học sinh tập thể dục, “xả hơi” một hồi dài là học sinh được nghỉ.
d) * Viết thêm phần mở bài
- Trực tiếp: Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.
- Gián tiếp: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, em sẽ mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.
* Viết thêm phần kết bài
- Mở rộng: Tôi biết, ngoài tôi ra còn có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa với tôi, hay những thế hệ học trò trước tôi thậm chí là sau tôi đều không thể quên được chiếc trống trường, không thể quên được hình dáng thân thương và những âm thanh quen thuộc của nó nữa.
- Không mở rộng: Thế là hết một ngày học, chúng tôi tạm biệt mái trường, tạm biệt anh trống, chúng tôi ra về.
- Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác trang 142 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Tập là văn: Thế nào là miêu tả trang 140 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Soạn bài: Chú đất nung (tiếp theo) trang 138 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Kể chuyện: Búp bê của ai trang 138 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Luyện từ và câu: Luyện tập về câu hỏi trang 137 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4