Soạn bài: Kéo co trang 155 SGK Tiếng Việt 4 tập 1>
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Kéo co trang 155 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
Bài đọc
Kéo co
Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.
Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.
Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc.
Theo TOAN ÁNH
Giáp: Đơn vị dân cư dưới cấp thôn ngày xưa
Loigiaihay.com
Phương pháp giải:
Bố cục
Có thể chia bài đọc thành 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến bên ấy thắng
Đoạn 2: Từ Hội làng Hữu Trấp đến xem hội
Đoạn 3: Phần còn lại
Bài 1
Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
Phương pháp giải:
Gồm bao nhiêu đội chơi? Luật chơi như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co là phải có 2 đội thường có số người bằng nhau, thành viên mỗi đội phải ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Thành viên của hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên đó thắng.
Bài 2
Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
Phương pháp giải:
Con đọc đoạn văn thứ ba.
Lời giải chi tiết:
Ở làng Hữu Trấp, kéo co là cuộc thi giữa nam và nữ. Nam xưa nay được xem là phái mạnh thế mà có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, ở tiếng hò reo khuyến khích của người xem.
Bài 3
Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
Phương pháp giải:
Con đọc đoạn văn thứ tư.
Lời giải chi tiết:
Ở làng Tích Sơn, kéo co là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng của mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông kéo ra đông hơn thế là chuyển bại thành thắng.
Bài 4
Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?
Phương pháp giải:
Con suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian khác như đấu vật, múa võ, đá gà, thổi cơm thi, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan, cờ người, đập niêu,...
Nội dung
Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi dân gian thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. |
- Chính tả: Kéo co trang 156 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi trang 157 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 158 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Soạn bài: Trong quán ăn "Ba cá bống" trang 159 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương trang 160 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4