Lý thuyết Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)>
Lý thuyết Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 – 1925)
1. Hoàn cảnh:
Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước. Bảy năm chiến tranh và nội chiến (1914 - 1921) đã tàn phá nặng nề hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế - công nghiệp, nông nghiệp và thương mại. Đất nước còn lâm vào nạn đói trầm trọng và sự chống phá điên cuồng của các thế lực phản cách mạng.
2. Chính sách kinh tế mới
- Tháng 3 - 1921, nước Nga Xô viết đã thực hiện Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng.
- Nội dung:
+ Nông nghiệp: Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng thuế lương thực.
+ Công nghiệp:
/ Phục hồi công nghiệp nặng.
/ Phát triển yếu tố kinh tế tư nhân.
+ Thương nghiệp: đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn, có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.
- Đặc điểm: kinh tế nhiều thành phần dưới sự kiểm soát của nhà nước.
- Kết quả:
+ Khôi phục và phát triển nhanh nền kinh tế
+ Xã hội ổn định.
- Tháng 12 - 1922, Liên Bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các dân tộc, nhằm củng cố sự liên minh và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước cộng hòa trong công cuộc bảo vệ và phát triển Liên bang Xô viết.
II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở liên xô (1925 – 1941)
1. Hoàn cảnh
- Liên Xô vẫn là nước có nền kinh tế nông nghiệp, nghèo nàn và lạc hậu.
- Sự phụ thuộc vào máy móc nhập khẩu.
=> Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp, thu hút nông dân tham gia vào các nông trang tập thể.
2. Các kế hoạch 5 năm và thành tựu
Bằng hai kế hoạch 5 năm - kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 - 1937), Liên Xô đã giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội: trở thành nước công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa với:
- Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).
- Nông nghiệp:
+ Đã tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.
+ Có quy mô sản xuất lớn và được cơ giới hóa.
- Về văn hóa - giáo dục:
+ Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ.
+ Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Đạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật và văn hóa - nghệ thuật.
- Về xã hội: các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức Xã hội chủ nghĩa.
Từ tháng 6 - 1941, trước cuộc tấn công xâm lược của phát xít Đức, nhân dân Liên Xô phải ngừng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1937 - 1941).
- Bức áp phích nói lên điều gì?
- Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới? Chính sách này đã có tác động thế nào đến tình hình nước Nga?
- Vì sao nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa?
- Nêu những thành tựu về văn hóa - giáo dục của Liên Xô trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 - 1941).
- Nêu nội dung của chính sách kinh tế mới.
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918
- Lý thuyết Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
- Lý thuyết Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918
- Lý thuyết Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
- Lý thuyết Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX