Lý thuyết Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX


Lý thuyết Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh

1. Quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ

- Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và áp đặt ách thống trị đối với Ấn Độ.

- Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

2. Chính sách cai trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ:

- Về chính trị, thực dân Anh trực tiếp cai trị Ấn Độ.

- Thực hiện nhiều chính sách để củng cố ách thống trị của mình như “chia để trị”, khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.

Ii. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ấn độ

1. Khởi nghĩa Xi-pay

a. Nguyên nhân

- Do chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách “chia để trị”, tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

- Duyên cớ trực tiếp của cuộc khởi nghĩa: do binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam những người lính có tư tưởng chống đối.

b. Diễn biến:

- Ngày 10 - 5 - 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.

- Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ.

- Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.

c. Ý nghĩa:

- Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.

- Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.

2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

*Niên biểu phong trào chống Anh của nhân dân Ấn Độ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.


Bình chọn:
4.6 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí