Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Ý chí - Nghị lực trang 118 SGK Tiếng Việt 4 tập 1>
Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Ý chí - Nghị lực trang 118 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ nghị lực?
Câu 1
Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào hai nhóm trong bảng : chí phải, ý chí chí lí, chí thân, chi khí, chí tình, chí hướng, chí công, quyết chí.
Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất) |
M: chí phải |
Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp |
M: ý chí |
Phương pháp giải:
Con suy nghĩ và sắp xếp vào từng nhóm sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất) |
chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công. |
Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp |
ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí |
Câu 2
Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ nghị lực ?
a) Làm việc liên tục, bền bỉ.
b) Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn.
c) Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ.
d) Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc.
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ từng trường hợp rồi lựa chọn.
Lời giải chi tiết:
Dòng b: Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước
Câu 3
Em chọn từ nào trong ngoặc đơn (nghị lực, quyết tâm, nản chí, quyết chí, kiên nhẫn, nguyện vọng) để điền vào ô trống ?
Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu.... Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không ...Ở nhà, em tự tập viết bằng chân....của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu ..., nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng.... học hành. Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, Nguyễn Ngọc Ký đạt.... trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú.
Phương pháp giải:
- Nghị lực: sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước khó khăn, thử thách.
- Quyết tâm: Cố gắng thực hiện bằng được những điều đã đề ra, tuy biết là sẽ có khó khăn và rất nhiều trở ngại.
- Nản chí: Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại.
- Quyết chí: Có ý chí và quyết tâm làm bằng được.
- Kiên nhẫn: Có khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng mặc dù thời gian kéo dài, kết quả còn chưa thấy.
- Nguyện vọng: Những điều mong muốn.
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu nghị lực. Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không nản chí. Ở nhà em tự tập viết bằng chân. Quyết tâm của em làm cho cô giáo cảm động, nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu kiên nhẫn, nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng quyết chí học hành. Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng, Nguyễn Ngọc Ký đạt nguyện vọng trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú.
Câu 4
Mỗi câu tục ngữ sau đây khuyên người ta điều gì ?
a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
b) Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
c) Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
Phương pháp giải:
- Cơ đồ: sự nghiệp.
- Ngoan: khôn ngoan, giỏi giang, ngoan cường.
- Tàn: đồ dùng để che cho vua chúa, che kiệu trong các đám rước, có cán dài, có khung hình tròn bọc một tấm vải nhiễu, xung quanh có tua rủ.
Lời giải chi tiết:
a. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” khuyên người ta đừng sợ gian nan, vất vả, thử thách vì những khó khăn đó làm cho con người vững vàng, cứng cỏi hơn.
b. “Nước lã mà vã nên hồ.
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan" khuyên người ta không nên nản chí trước những điều kiện khó khăn, từ hoàn cảnh khó khăn mà trở nên thành công thì mới là người đáng được nể phục.
c. “Có vất vả mới thanh nhàn. Không dưng ai dễ cầm tàn che cho” khuyên người ta phải chăm chỉ làm việc, có chịu khó, chịu khổ thì mới đạt được thành quả, lúc đó mới có thể hưởng sự thảnh thơi.
Loigiaihay.com
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 119 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Soạn bài: Vẽ trứng trang 120 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Tập làm văn: Kết bài trong bài văn kể chuyện trang 122 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Luyện từ và câu: Tính từ (tiếp theo) trang 123 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Tập làm văn: Kể chuyện (kiểm tra viết) trang 124 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4