Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 49 SGK Tiếng Việt 4 tập 1>
Giải bài tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 49 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.
Đề bài
Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
1. Nêu một số biểu hiện của tính trung thực :
- Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng (như ông Tô Hiến Thành trong truyện Một người chính trực - Tiếng Việt 4, tập một, trang 36).
- Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi (như chú bé Chôm trong truyện Những hạt thóc giống - Tiếng Việt 4, tập một, trang 46).
- Không làm những việc gian dối (như hai chị em trong truyện Chị em tôi - Tiếng Việt 4, tập một, trang 59).
- Không tham của người khác (như chàng tiều phu trong truyện Ba chiếc rìu - Tiếng Việt 4, tập một, trang 64).
2. Tìm truyện về tính trung thực ở đâu?
- Truyện cổ, truyện ngụ ngôn, truyện vui,...
- Truyện về gương người tốt.
- Sách Truyện đọc lớp 4.
3. Kể chuyện
- Giới thiệu câu chuyện:
+ Nêu tên câu chuyện
+ Cho biết em đã đọc hoặc đã nghe câu chuyện này ở đâu và vào dịp nào.
- Kể thành lời:
+ Mở đầu câu chuyện
+ Diễn biến câu chuyện
+ Kết thúc câu chuyện
Lời giải chi tiết
Cái cân thủy ngân
1. Có một nhà buôn nọ, mới chỉ buôn bán được một thời gian ngắn thì trở nên giàu có. Chẳng ai biết họ làm ăn thế nào, đành cho là người ta may mắn. Nhưng thực chất lại là mua gian bán lận. Họ chế ra một cái cân, cán rỗng, trong đổ mấy giọt thủy ngân, hai đầu bít đồng, trông bề ngoài y như trăm nghìn cái cân khác. Thành ra, họ muốn cân giả cũng được, muốn cân non cũng được; cân già thì nghiêng cán cân về đằng quả cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía ấy, cân non thì nghiêng cán cân về đằng đĩa cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía này. Cũng cái cân ấy, khi bán hàng thì khác mà khi mua hàng lại khác, bao giờ phần lợi cũng về họ. Ai kêu ca, họ nói trơn như nước chảy:
- Thì các ông, các bà cứ xem mặt cân! Nó có thiên vị ai đâu! Chúng tôi buôn ngay bán thật, chỉ lấy công làm lãi, chứ hay gì cái thói lừa đảo, buôn năm bán mười! Tội để cho ai! Giàu như thế có bền đâu!
2. Vợ chồng nhà ấy có hai đứa con trai, mặt mũi kháu khỉnh đáo để. Một hôm, chúng đau bụng rồi lăn đùng ra chết cả hai. Hai vợ chồng rầu rĩ than ngắn thở dài, nghĩ bụng chắc mình ăn ở thất đức nên trời báo. Một hôm, họ cùng nằm mơ thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, mặt mũi phương phi, đến mắng:
- Chúng mày buôn bán lừa lọc, quen thói gian tham. Chúng mày che được mắt người trần, chứ không che được mắt Thần, Phật. Chúng mày sớm biết mà sám hối, ăn ở thật thà, lo làm điều hay điều tốt thì Trời sẽ ngoảnh mặt lại, cho chúng mày hai đứa con khác mà nối dõi.
Tỉnh dậy, hai vợ chồng ngồi bàn đi bàn lại, chần chừ hồi lâu rồi quyết bỏ cái cân tai ác ấy bằng cách đem chẻ cân. Khi chẻ ra, họ thấy trong cán cân có mấy giọt máu đỏ tươi.
Trương Chính kể
Loigiaihay.com
- Soạn bài: Gà Trống và Cáo trang 50 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Tập làm văn: Viết thư trang 52 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Luyện từ và câu : Danh từ trang 52 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện trang 53 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng trang 48 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 4