Bài 110 : Thể tích của một hình>
Giải bài tập 1, 2, 3 trang 30, 31 VBT toán 5 bài 110 : Thể tích của một hình với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất
Tổng hợp đề thi vào lớp 6 các trường
Có đáp án và lời giải chi tiết
Bài 1
Video hướng dẫn giải
Cho hai hình A và B như hình dưới đây :
Hình A gồm bao nhiêu hình lập phương nhỏ ?
Hình B gồm bao nhiêu hình lập phương nhỏ ?
Hình nào có thể tích lớn hơn ?
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để tính số hình lập phương nhỏ của mỗi hình. Hình nào có nhiều hình lập phương nhỏ hơn thì có thể tích lớn hơn.
Lời giải chi tiết:
Số hình lập phương nhỏ ở hình A là :
4 × 3 × 3 = 36 (hình)
Số hình lập phương nhỏ ở hình B là :
5 × 4 × 2 = 40 (hình)
Hình A gồm 36 hình lập phương nhỏ.
Hình B gồm 40 hình lập phương nhỏ.
Hình B có thể tích lớn hơn hình A.
Bài 2
Video hướng dẫn giải
Viết tiếp vào chỗ trống cho thích hợp :
a) Hình hộp chữ nhật C gồm ……… hình lập phương nhỏ.
b) Hình lập phương D gồm ………… hình lập phương nhỏ.
c) Thể tích hình lập phương D ……… thể tích hình hộp chữ nhật C.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để tính số hình lập phương nhỏ của mỗi hình. Hình nào có nhiều hình lập phương nhỏ hơn thì có thể tích lớn hơn.
Lời giải chi tiết:
a) Hình hộp chữ nhật C gồm 4 × 2 × 3 = 24 hình lập phương nhỏ.
b) Hình lập phương D gồm 3 × 3 × 3 = 27 hình lập phương nhỏ.
c) Thể tích hình lập phương D lớn hơn thể tích hình hộp chữ nhật C.
Bài 3
Video hướng dẫn giải
Một hình lập phương được tạo bởi 8 khối gỗ hình lập phương cạnh 1cm và một hình lập phương khác được tạo bởi 27 khối gỗ hình lập phương cạnh 1cm. Hỏi có thể xếp tất cả các khối gỗ của hai hình lập phương trên thành một hình lập phương mới không ?
Phương pháp giải:
Tìm tổng số khối gỗ của hai hình lập phương.
Nếu có số tự nhiên a sao cho a × a × a = Tổng số khối gỗ vừa tìm thì ta có thể xếp được hình lập phương mới có độ dài cạnh là a.
Lời giải chi tiết:
Ta có : \(8 = 2 × 2 × 2\) ; \(27 = 3 × 3 × 3\)
Tổng các khối gỗ của hai hình lập phương là:
\(8 + 27 = 35\) (khối)
Không có số tự nhiên \(a\) nào để: \(a × a × a = 35\).
Do đó không thể xếp được tất cả các khối gỗ của hai hình lập phương đã cho thành một hình lập phương mới.
Loigiaihay.com


- Bài 111 : Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối
- Bài 112 : Mét khối
- Bài 113 : Luyện tập
- Bài 114 : Thể tích hình hộp chữ nhật
- Bài 115 : Thể tích hình lập phương
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 138 : Luyện tập chung
- Bài 137 : Luyện tập chung
- Bài 136 : Luyện tập chung
- Bài 139 : Ôn tập về số tự nhiên
- Bài 140 : Ôn tập về phân số
- Bài 141 : Ôn tập về phân số (tiếp theo)
- Bài 143 : Ôn tập về số thập phân (tiếp theo)
- Bài 144 : Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng
- Bài 142 : Ôn tập về số thập phân
- Bài 148 : Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích (tiếp theo)