Đề thi học kì 1 Hóa 8 - Đề số 5
Đề bài
Làm thế nào để biết có phản ứng xảy ra?
-
A.
Dựa vào mùi của sản phẩm
-
B.
Dựa vào màu của sản phẩm
-
C.
Dựa vào sự tỏa nhiệt
-
D.
Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành
Khối lượng nguyên tử được coi bằng
-
A.
Khối lượng của electron
-
B.
Khối lượng của proton và khối lượng của nơtron
-
C.
Khối lượng của electron và khối lượng của nơtron
-
D.
Khối lượng của proton và khối lượng của electron
Sắp xếp đúng trình tự các bước lập PTHH:
1) Viết PTHH
2) Cân bằng số nguyên tử của từng nguyên tố : tìm hệ số thích hợp đặt trước CTHH
3) Viết sơ đồ phản ứng là phương trình chữ của chất tham gia và sản phẩm
4) Viết sơ đồ phản ứng gồm CTHH của các chất tham gia và các sản phẩm
-
A.
1, 3, 4.
-
B.
4, 3, 2.
-
C.
4, 2, 1.
-
D.
1, 2, 4.
Tính khối lượng khí H2 có trong 6,72 lít khí H₂(đo ở đktc)?
-
A.
0,6g
-
B.
24,5g
-
C.
52,5g
-
D.
25,5g
Kí hiệu hoá học của sắt là:
-
A.
Al.
-
B.
Ba.
-
C.
Ca.
-
D.
Fe.
Những nguyên tố tạo nên Canxi cacbonat có trong vỏ trứng là:
-
A.
Ba, C, O
-
B.
Ca, C, O
-
C.
K, C, O
-
D.
C, P, O
Công thức hóa học của khí metan, biết trong phân tử có 1C và 4H là
-
A.
C4H
-
B.
CH4
-
C.
CH4
-
D.
C4H
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào phản ánh bản chất của định luật bảo toàn khối lượng?
1. Trong phản ứng hoá học nguyên tử được bảo toàn, không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi.
2. Tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.
3. Trong phản ứng hoá học, nguyên tử không bị phân chia.
4. Số phần tử các chất sản phẩm bằng số phần tử các chất phản ứng.
-
A.
1 và 4
-
B.
1 và 3
-
C.
3 và 4
-
D.
1 và 2
Quá trình nào sau đây là hiện tượng vật lí?
-
A.
Mỡ để trong tủ lạnh đông rắn lại
-
B.
Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi vẩn đục
-
C.
Trong các hang động, do nước bào mòn đá vôi chảy xuống tạo thành thạch nhũ
-
D.
Quá trình quang hợp của cây xanh
Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng phương pháp lọc là:
-
A.
Đường và muối.
-
B.
Bột than và bột sắt.
-
C.
Cát và muối.
-
D.
Giấm và rượu.
Khi đun nóng, đường bị phân hủy, biến đổi thành than và nước. Như vậy, phân tử đường do những nguyên tử của nguyên tố nào tạo nên? Đường là đơn chất hay hợp chất?
-
A.
Đường tạo nên từ 2 nguyên tố C và O. Đường là hợp chất.
-
B.
Đường tạo nên từ 3 nguyên tố C, H và O. Đường là đơn chất.
-
C.
Đường tạo nên từ nguyên tố C. Đường là đơn chất.
-
D.
Đường tạo nên từ 3 nguyên tố C, H và O. Đường là hợp chất.
Dãy nào gồm các chất là đơn chất?
-
A.
CaO; Cl2; CO; CO2
-
B.
Cl2; N2; Mg; Al
-
C.
CO2; NaCl; CaCO3; H2O
-
D.
Cl2; CO2; Ca(OH)2; CaSO4
Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hóa học?
-
A.
Chậu hoa quỳnh tỏa hương thơm ngát.
-
B.
Đá tan dần trong cốc nước.
-
C.
“Ma trơi” là ánh sáng màu đỏ thường được nhìn thấy vào ban đêm do photphin (PH3) cháy trong không khí.
-
D.
Cả ba hiện tượng trên.
Nước sông hồ thuộc loại:
-
A.
Đơn chất
-
B.
Hợp chất
-
C.
Chất tinh khiết
-
D.
Hỗn hợp
Trong phản ứng: Magie + axit sunfuric → magie sunfat + khí hiđro. Magie sunfat là
-
A.
chất phản ứng
-
B.
sản phẩm
-
C.
chất xúc tác
-
D.
chất môi trường
Khí clo do nguyên tố clo tạo nên; muối ăn do kim loại natri và clo tạo nên; muối natri hipoclorơ do 3 nguyên tố: natri, clo và oxi tạo nên. Nguyên tố nào cho dưới đây là nguyên liệu cấu tạo chung của các chất này?
-
A.
Oxi
-
B.
Natri
-
C.
Sắt.
-
D.
Clo
Nước tự nhiên là:
-
A.
1 đơn chất
-
B.
1 hỗn hợp
-
C.
1 chất tinh khiết
-
D.
1 hợp chất
Nguyên tử X có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định p, n, e của X.
-
A.
p = e = n = 7
-
B.
p = e = 8 ; n = 7
-
C.
p =e = n = 8
-
D.
p = e = 7; n = 8
Ngtử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt .Trong hạt nhân, hạt mang điện dương bằng số hạt không mang điện. Số proton có trong hạt nhân nguyên tử A là?
-
A.
12
-
B.
11
-
C.
13
-
D.
14
Một đơn vị cacbon (1 đvC) có khối lượng bằng
-
A.
16,605.10-24 (gam)
-
B.
1,6605.10-24 (gam)
-
C.
1,6726.10-24 (gam)
-
D.
19,926.10-24 (gam)
Hợp chất của kim loại M với nhóm SO4 có công thức là M2(SO4)3. PTK = 342. Tính toán để xác định M là nguyên tố nào?
-
A.
Natri
-
B.
Magie.
-
C.
Nhôm.
-
D.
Kali
Chất có PTK bằng nhau là (biết O = 16, N = 14, S = 32, C = 12)
-
A.
O3 và N2
-
B.
CO và N2
-
C.
SO2 và O2
-
D.
NO2 và SO2
Công thức hoá học phù hợp của Si(IV) là:
-
A.
Si4O2
-
B.
SiO2
-
C.
Si2O2
-
D.
Si2O4
Hợp chất A trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau (X là nguyên tố chưa biết), biết nguyên tử X có khối lượng bằng 5/4 lần phân tử khí oxi. Tìm CTHH của A
-
A.
CuSO4.
-
B.
FeSO4.
-
C.
MgSO4.
-
D.
CaSO4.
Một hợp chất của nguyên tố M (hóa trị II) và O có phân tử khối là 40. CTHH của hợp chất đó là
-
A.
MgO.
-
B.
CuO.
-
C.
FeO.
-
D.
ZnO.
Cho hỗn hợp gồm hai muối A2SO4 và BSO4 có khối lượng 44,2 g tác dụng vừa đủ với 62,4 g BaCl2 trong dung dịch thì cho 69,9 g kết tủa BaSO4 và 2 muối tan. Khối lượng 2 muối tan sau phản ứng là:
-
A.
36,8 g
-
B.
36,7 g
-
C.
38 g
-
D.
40 g
Cho phương trình hóa học: AgNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Ag + NO2 + O2
Sử dụng phương pháp cân bằng kim loại – phi kim cân bằng phương trình trên và cho biết tỉ lệ hệ số các chất trong phương trình lần lượt là:
-
A.
4:2:7:1
-
B.
2:2:2:1
-
C.
4:2:8:1
-
D.
4:2:9:1
Thể tích của hỗn hợp khí gồm 0,5 mol CO2, và 0,2 mol O2 ở điều kiện tiêu chuẩn là
-
A.
11, 2 lit
-
B.
22,4 lit
-
C.
4,48 lit
-
D.
15,68 lit
Thể tích của 280g khí Nitơ ở đktc là:
-
A.
336 lít
-
B.
168 lít
-
C.
224 lít
-
D.
112 lít
Khí A có công thức phân tử dạng RO2, có tỉ khối hơi so với H2 là 32. Vậy A có công thức phân tử là:
-
A.
SO2
-
B.
CO2
-
C.
SO3
-
D.
NO2
Một hợp chất khí A có thành phần về khối lượng của các nguyên tố là 40% S và 60% O. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất khí A biết A có tỉ khối so với khí H2 là 40?
-
A.
SO.
-
B.
SO2.
-
C.
SO3.
-
D.
H2SO4.
Thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố Na có trong Na2SO4 là
-
A.
25%.
-
B.
32,39%.
-
C.
31,66%.
-
D.
38%.
Hoà tan hoàn toàn 5,6 gam Fe trong dung dịch HCl, sau phản ứng thu được FeCl2 và khí H2.
a. Tính khối lượng FeCl2 thu được sau phản ứng.
b. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.
-
A.
a. 12,7 g; b. 0,3 mol.
-
B.
a. 12,7 gam; b. 0,2 mol.
-
C.
a. 12,6 gam; b. 0,3 mol.
-
D.
a. 12,6 gam; b. 0,2 mol.
Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Tính thể tích khí H2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn. Biết phương trình hóa học của phản ứng là:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
-
A.
2,24 lít
-
B.
4,48 lít
-
C.
1,12 lít
-
D.
3,36 lít
Cho biết CTHH của X với H là H3X, của Y với O là YO.Chọn CTHH nào đúng cho hợp chất X và Y:
-
A.
XY3
-
B.
X3Y
-
C.
X2Y3
-
D.
X2Y2
Lời giải và đáp án
Làm thế nào để biết có phản ứng xảy ra?
-
A.
Dựa vào mùi của sản phẩm
-
B.
Dựa vào màu của sản phẩm
-
C.
Dựa vào sự tỏa nhiệt
-
D.
Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành
Đáp án : D
Để biết có phản ứng xảy ra, ta dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành, như
+ Thay đổi màu sắc
+ Tạo chất bay hơi hoặc chất kết tủa
+ Tỏa nhiệt hoặc phát sáng
Khối lượng nguyên tử được coi bằng
-
A.
Khối lượng của electron
-
B.
Khối lượng của proton và khối lượng của nơtron
-
C.
Khối lượng của electron và khối lượng của nơtron
-
D.
Khối lượng của proton và khối lượng của electron
Đáp án : B
Khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng của proton và khối lượng của nơtron vì electron có khối lượng rất nhỏ nên bỏ qua
Sắp xếp đúng trình tự các bước lập PTHH:
1) Viết PTHH
2) Cân bằng số nguyên tử của từng nguyên tố : tìm hệ số thích hợp đặt trước CTHH
3) Viết sơ đồ phản ứng là phương trình chữ của chất tham gia và sản phẩm
4) Viết sơ đồ phản ứng gồm CTHH của các chất tham gia và các sản phẩm
-
A.
1, 3, 4.
-
B.
4, 3, 2.
-
C.
4, 2, 1.
-
D.
1, 2, 4.
Đáp án : C
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của chất tham gia, sản phẩm.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất tạo thành là bằng nhau.
Bước 3: Viết thành phương trình hóa học.
=> Thứ tự đúng là: 4, 2, 1
Tính khối lượng khí H2 có trong 6,72 lít khí H₂(đo ở đktc)?
-
A.
0,6g
-
B.
24,5g
-
C.
52,5g
-
D.
25,5g
Đáp án : A
1 mol phân tử H2 (đo ở đktc) chiếm thể tích 22,4 lít
X mol phân tử H2 (đo ở đktc) chiếm thể tích 6,72 lít
\( \to x = \dfrac{{1.6,72}}{{22,4}} = 0,3\,\,mol\)
\({M_{{H_2}}} = 2.1 = 2\,\,g/mol\)
1 mol phân tử H2 có khối lượng là 2 gam
0,3 mol phân tử H2 có khối lượng là x gam
\( \to x = \dfrac{{0,3.2}}{1} = 0,6\,\,gam\)
Kí hiệu hoá học của sắt là:
-
A.
Al.
-
B.
Ba.
-
C.
Ca.
-
D.
Fe.
Đáp án : D
Al là kí hiệu của nguyên tố nhôm
Ba là kí hiệu của nguyên tố bari
Ca là kí hiệu của nguyên tố canxi
Fe là kí hiệu của nguyên tố sắt
Những nguyên tố tạo nên Canxi cacbonat có trong vỏ trứng là:
-
A.
Ba, C, O
-
B.
Ca, C, O
-
C.
K, C, O
-
D.
C, P, O
Đáp án : B
Canxi cacbonat có công thức hóa học là: CaCO3 => được tạo nên từ các nguyên tố: Ca, C, O
Công thức hóa học của khí metan, biết trong phân tử có 1C và 4H là
-
A.
C4H
-
B.
CH4
-
C.
CH4
-
D.
C4H
Đáp án : C
Công thức hóa học của khí metan, biết trong phân tử có 1C và 4H là CH4
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào phản ánh bản chất của định luật bảo toàn khối lượng?
1. Trong phản ứng hoá học nguyên tử được bảo toàn, không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi.
2. Tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.
3. Trong phản ứng hoá học, nguyên tử không bị phân chia.
4. Số phần tử các chất sản phẩm bằng số phần tử các chất phản ứng.
-
A.
1 và 4
-
B.
1 và 3
-
C.
3 và 4
-
D.
1 và 2
Đáp án : D
Ghi nhớ định luật bảo toàn khối lượng.
Mệnh đề 1 đúng
Mệnh đề 2 đúng
Mệnh đề 3 sai vì phản ứng hóa học sẽ phân chia lại sự liên kết giữa các nguyên tử
Mệnh đề 4 sai vì số phần từ sản phẩm và phản ứng có thể khác nhau
Quá trình nào sau đây là hiện tượng vật lí?
-
A.
Mỡ để trong tủ lạnh đông rắn lại
-
B.
Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi vẩn đục
-
C.
Trong các hang động, do nước bào mòn đá vôi chảy xuống tạo thành thạch nhũ
-
D.
Quá trình quang hợp của cây xanh
Đáp án : A
A là hiện tượng vật lý
B,C,D là hiện tượng hóa học
Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng phương pháp lọc là:
-
A.
Đường và muối.
-
B.
Bột than và bột sắt.
-
C.
Cát và muối.
-
D.
Giấm và rượu.
Đáp án : C
Tách được 2 chất trong hỗn hợp có: 1 chất tan trong nước, còn 1 chất thì không tan
Cát và muối hòa tan vào trong nước dư \( \to\) lọc phần chất rắn không tan thu được cát
Dung dịch nước muối thu được ta đem chưng cất để làm bay hơi hết nước đi \( \to\) thu được muối khan
Do vậy tách riêng được cát và muối
Khi đun nóng, đường bị phân hủy, biến đổi thành than và nước. Như vậy, phân tử đường do những nguyên tử của nguyên tố nào tạo nên? Đường là đơn chất hay hợp chất?
-
A.
Đường tạo nên từ 2 nguyên tố C và O. Đường là hợp chất.
-
B.
Đường tạo nên từ 3 nguyên tố C, H và O. Đường là đơn chất.
-
C.
Đường tạo nên từ nguyên tố C. Đường là đơn chất.
-
D.
Đường tạo nên từ 3 nguyên tố C, H và O. Đường là hợp chất.
Đáp án : D
Khi đun nóng, đường bị phân hủy thành than (C) và nước (H2O)
=> trong phân tử đường chứa 2 nguyên tố C, H và O
=> Đường là hợp chất
Dãy nào gồm các chất là đơn chất?
-
A.
CaO; Cl2; CO; CO2
-
B.
Cl2; N2; Mg; Al
-
C.
CO2; NaCl; CaCO3; H2O
-
D.
Cl2; CO2; Ca(OH)2; CaSO4
Đáp án : B
Dựa vào khái niệm đơn chất và hợp chất – sgk hóa 8 – trang 22
A chỉ có chứa Cl2 là đơn chất
B chỉ chứa đơn chất
C chỉ chứa hợp chất
D chứa Cl2 là đơn chất
Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hóa học?
-
A.
Chậu hoa quỳnh tỏa hương thơm ngát.
-
B.
Đá tan dần trong cốc nước.
-
C.
“Ma trơi” là ánh sáng màu đỏ thường được nhìn thấy vào ban đêm do photphin (PH3) cháy trong không khí.
-
D.
Cả ba hiện tượng trên.
Đáp án : C
Hiện tượng hóa học là: “Ma trơi” là ánh sáng màu đỏ thường được nhìn thấy vào ban đêm do photphin (PH3) cháy trong không khí. Vì photphin tác dụng với oxi tỏa nhiệt và tạo ra ánh sáng màu đỏ.
Nước sông hồ thuộc loại:
-
A.
Đơn chất
-
B.
Hợp chất
-
C.
Chất tinh khiết
-
D.
Hỗn hợp
Đáp án : D
Nước sông hồ thuộc loại: hỗn hợp
Trong phản ứng: Magie + axit sunfuric → magie sunfat + khí hiđro. Magie sunfat là
-
A.
chất phản ứng
-
B.
sản phẩm
-
C.
chất xúc tác
-
D.
chất môi trường
Đáp án : B
Magie + axit sunfuric → magie sunfat + khí hiđro
(chất tham gia) (sản phẩm)
=> magie sunfat là chất sản phẩm
Khí clo do nguyên tố clo tạo nên; muối ăn do kim loại natri và clo tạo nên; muối natri hipoclorơ do 3 nguyên tố: natri, clo và oxi tạo nên. Nguyên tố nào cho dưới đây là nguyên liệu cấu tạo chung của các chất này?
-
A.
Oxi
-
B.
Natri
-
C.
Sắt.
-
D.
Clo
Đáp án : D
Chọn nguyên tố nào chung được tạo thành trong các chất
3 chất trên cùng được tạo nên bởi nguyên tố clo
Nước tự nhiên là:
-
A.
1 đơn chất
-
B.
1 hỗn hợp
-
C.
1 chất tinh khiết
-
D.
1 hợp chất
Đáp án : B
Nước tự nhiên là: 1 hỗn hợp gồm nước có hòa tan lẫn muối và các chất khoáng
Nguyên tử X có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định p, n, e của X.
-
A.
p = e = n = 7
-
B.
p = e = 8 ; n = 7
-
C.
p =e = n = 8
-
D.
p = e = 7; n = 8
Đáp án : A
Gọi số proton = số electron = p
Số notron = n
Tổng số hạt của nguyên tử X = 21 => 2p + n = 21 (1)
Số hạt không mang điện trong X chiếm 33,33% nên n= \({{33,33\% } \over {100\% }}.21 = ?\)
Thay n đã tìm được vào phương trình (1) => p = ?
Gọi số hạt proton và notron của X lần lượt là p, n
Vì số hạt proton bằng số hạt electron nên só electron của X cũng là p
Tổng số hạt của X là 21 suy ra 2p + n =21 (1)
Số hạt không mang điện trong X chiếm 33,33% nên n=\({{33,33\% } \over {100\% }}.21 = 7\)
Thay n=7 vào phương trình (1)
=> 2p + 7 = 21
=> 2p = 14
=> p = 7
Số hạt p, n,e của X lần lượt là 7,7,7
Ngtử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt .Trong hạt nhân, hạt mang điện dương bằng số hạt không mang điện. Số proton có trong hạt nhân nguyên tử A là?
-
A.
12
-
B.
11
-
C.
13
-
D.
14
Đáp án : A
Tổng số hạt của nguyên tử là p, n, e → lập phương trình với dữ kiện 36
Trong hạt nhân, hạt không mang điện là n; hạt mang điện là p → lập được phương trình hóa học hai hạt bằng nhau.
giải ra được p và n.
Từ đó tính được: Z = số p ; số khối A = p + n =?
Đặt số proton, notron của nguyên tử Y lần lượt là p và n
Nguyên tử trung hòa về điện nên số e = số p = p (hạt)
Tổng số hạt trong Y là 36 → p + e + n = 36 hay 2p + n = 36 (1)
Trong hạt nhân, hạt mang điện dương bằng hạt không mang điện nên: p = n (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2p + n = 36\\p = n\end{array} \right. \Rightarrow p = n = \frac{{36}}{3} = 12\) (hạt)
Một đơn vị cacbon (1 đvC) có khối lượng bằng
-
A.
16,605.10-24 (gam)
-
B.
1,6605.10-24 (gam)
-
C.
1,6726.10-24 (gam)
-
D.
19,926.10-24 (gam)
Đáp án : B
Khối lượng của 1 nguyên tử C bằng 1,9926.10-23 gam
1 đvC = \(\dfrac{1}{{12}}\) khối lượng nguyên tử C
Khối lượng của 1 nguyên tử C bằng 1,9926.10-23 gam
1 đvC = \(\dfrac{1}{{12}}\) khối lượng nguyên tử C \( = \dfrac{1}{{12}}.1,{9926.10^{ - 23}}\,\,(gam) = 1,{6605.10^{ - 24}}\,\,(gam)\)
Hợp chất của kim loại M với nhóm SO4 có công thức là M2(SO4)3. PTK = 342. Tính toán để xác định M là nguyên tố nào?
-
A.
Natri
-
B.
Magie.
-
C.
Nhôm.
-
D.
Kali
Đáp án : C
Phân tử khối của M2(SO4)3 = 342 (g/mol)
=>2M + 3×(32 + 4×16) = 342
=> M = ?
+ Tra bảng 1 SGK/ 42 g Tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố M
Phân tử khối của M2(SO4)3 = 342 (g/mol)
=>2M + 3×(32 + 4×16) = 342
=> 2M + 288 = 342
=> 2M= 52
=> M = 52 :2 = 27
+ Tra bảng 1 SGK/ 42 g M là nguyên tố Nhôm (Al).
Chất có PTK bằng nhau là (biết O = 16, N = 14, S = 32, C = 12)
-
A.
O3 và N2
-
B.
CO và N2
-
C.
SO2 và O2
-
D.
NO2 và SO2
Đáp án : B
PTK của các chất:
O3: 16.3 = 48; N2: 14.2 = 28; CO: 12 + 16 = 28;
SO2: 32 + 16.2 = 64; O2: 16.2 = 32; NO2: 14 + 16.2 = 46
Công thức hoá học phù hợp của Si(IV) là:
-
A.
Si4O2
-
B.
SiO2
-
C.
Si2O2
-
D.
Si2O4
Đáp án : B
Áp dụng biểu thức tính hóa trị: \[\mathop {{A_x}}\limits^a \mathop {{B_y}}\limits^b \Rightarrow a.x = b.y\]
Gọi công thức Si với O là SixOy
Ta có: \[\mathop {S{i_x}}\limits^{IV} \mathop {{O_y}}\limits^{II} \Rightarrow x.IV = y.II \Rightarrow \dfrac{x}{y} = \dfrac{{II}}{{IV}} = \dfrac{1}{2}\]
=> SiO2
Hợp chất A trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau (X là nguyên tố chưa biết), biết nguyên tử X có khối lượng bằng 5/4 lần phân tử khí oxi. Tìm CTHH của A
-
A.
CuSO4.
-
B.
FeSO4.
-
C.
MgSO4.
-
D.
CaSO4.
Đáp án : D
Bước 1: Gọi công thức hóa học tổng quát của A là XSO4
Bước 2: \(Vì\,\,{M_X}\,\, = \,\,\frac{5}{4}.{M_{{O_2}}}\)
Dựa vào phân tử khối của O2 \( \Rightarrow \) Nguyên tử khối của X
\( \Rightarrow \) Xác định được NTHH.
Bước 3: Kết luận CTHH phù hợp.
Gọi công thức hóa học của A là: XSO4
Phân tử khí oxi có ${M_{{O_2}}} = 16.2 = 32$ đvC
$ \Rightarrow {M_X} = \dfrac{5}{4}.32 = 40$ đvC => X là nguyên tố Ca
=> Công thức hóa học của hợp chất A là: CaSO4
Một hợp chất của nguyên tố M (hóa trị II) và O có phân tử khối là 40. CTHH của hợp chất đó là
-
A.
MgO.
-
B.
CuO.
-
C.
FeO.
-
D.
ZnO.
Đáp án : A
Bước 1: Lập công thức hóa học của nguyên tố M (hóa trị II) với O
Bước 2: Lập phương trình tính phân tử khối của hợp chất => tính nguyên tử khối của M
Bước 3: Tìm M và kết luận CTHH
Theo bài ra, M có hóa trị II CTHH của hợp chất cần tìm có dạng: MO
Ta có: ${M_M} + {M_O} = 40$
$ \Leftrightarrow {M_M} = 40 - 16 = 24$
$ \Rightarrow $ M là Mg
$ \Rightarrow $ Công thức hóa học của hợp chất cần tìm là: MgO
Cho hỗn hợp gồm hai muối A2SO4 và BSO4 có khối lượng 44,2 g tác dụng vừa đủ với 62,4 g BaCl2 trong dung dịch thì cho 69,9 g kết tủa BaSO4 và 2 muối tan. Khối lượng 2 muối tan sau phản ứng là:
-
A.
36,8 g
-
B.
36,7 g
-
C.
38 g
-
D.
40 g
Đáp án : B
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mA2SO4 + mBSO4 + mBaCl2 = mBaSO4 + m muối tan
=> m muối tan = mA2SO4 + mBSO4 + mBaCl2 - mBaSO4 = 44,2 + 62,4 – 69,9 = 36,7g
Cho phương trình hóa học: AgNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Ag + NO2 + O2
Sử dụng phương pháp cân bằng kim loại – phi kim cân bằng phương trình trên và cho biết tỉ lệ hệ số các chất trong phương trình lần lượt là:
-
A.
4:2:7:1
-
B.
2:2:2:1
-
C.
4:2:8:1
-
D.
4:2:9:1
Đáp án : B
Cân bằng theo thứ tự O, Ag, N.
PTHH: AgNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Ag + NO2 + O2
- Đầu tiên ta cân bằng nguyên tố O
- Ta thấy ở VP có tổng 4 nguyên tử trong NO2 và O2 còn VT có 3 nguyên tử O trong AgNO3 → cần làm chẵn số nguyên tử O ở VT bằng cách đặt 2 trước AgNO3.
=> 2AgNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Ag + NO2 + O2
- Tiếp theo ta thấy VT có 2 nguyên tử Ag trong AgNO3 còn VP chỉ có 1 nguyên tử Ag → Đặt hệ số 2 trước Ag.
=> 2AgNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2Ag + NO2 + O2
- Tương tự ta thấy VT có 2 nguyên tử N trong AgNO3 còn VP chỉ có 1 nguyên tử N → Đặt hệ số 2 trước NO2.
=> 2AgNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2Ag + 2NO2 + O2
Vậy sau khi cân bằng hệ số các chất trong phương trình lần lượt là 2:2:2:1
Thể tích của hỗn hợp khí gồm 0,5 mol CO2, và 0,2 mol O2 ở điều kiện tiêu chuẩn là
-
A.
11, 2 lit
-
B.
22,4 lit
-
C.
4,48 lit
-
D.
15,68 lit
Đáp án : D
Áp dụng công thức V =22,4.n
Thể tích của hỗn hợp khí gồm 0,5 mol CO2, và 0,2 mol O2 ở điều kiện tiêu chuẩn là
V = (0,5 +0,2).22,4 =15,68 lít
Thể tích của 280g khí Nitơ ở đktc là:
-
A.
336 lít
-
B.
168 lít
-
C.
224 lít
-
D.
112 lít
Đáp án : C
Áp dụng công thức tính số mol và thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn
\(n = \dfrac{m}{M}\)
\(V = n.22,4\)
m N2 = 280 g; MN2= 28 g/mol => nN2 = 10 mol
VN2 = 22,4 . nN2= 10 . 22,4 = 224 lít
Khí A có công thức phân tử dạng RO2, có tỉ khối hơi so với H2 là 32. Vậy A có công thức phân tử là:
-
A.
SO2
-
B.
CO2
-
C.
SO3
-
D.
NO2
Đáp án : A
+) ${d_{A/{H_2}}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_{{H_2}}}}} = > {M_A} = {d_{A/{H_2}}}.{M_{{H_2}}}$
+) A có công thức phân tử là RO2 => M = MR + 2.MO = 64 => MR => nguyên tố R
Khí A có tỉ khối so với H2 là 32 => ${d_{A/{H_2}}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_{{H_2}}}}} = > {M_A} = {d_{A/{H_2}}}.{M_{{H_2}}} = 32.2 = 64$
A có công thức phân tử là RO2 => M = MR + 2.MO = 64
=> MR = 64 – 2.16 = 32 => R là nguyên tố S
Vậy công thức phân tử của A là SO2
Một hợp chất khí A có thành phần về khối lượng của các nguyên tố là 40% S và 60% O. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất khí A biết A có tỉ khối so với khí H2 là 40?
-
A.
SO.
-
B.
SO2.
-
C.
SO3.
-
D.
H2SO4.
Đáp án : C
+) Gọi công thức hóa học cần tìm của A là SxOy
+) Từ tỉ lệ $ \dfrac{{\% {m_S}}}{{\% {m_O}}} = > \dfrac{x}{y}$ (1)
+) A có tỉ khối so với khí H2 là 40 => MA = 40.MH2 = 80
=> ${M_{{S_x}{O_y}}} = PT(2)$
Gọi công thức hóa học cần tìm của A là SxOy
Ta có: $\% {m_S} = \dfrac{{32{\text{x}}}}{{32{\text{x}} + 16y}}.100\% = 40\% $ và $\% {m_O} = \dfrac{{16y}}{{32{\text{x}} + 16y}}.100\% = 60\% $
$ = > \dfrac{{\% {m_S}}}{{\% {m_O}}} = \dfrac{{\dfrac{{32{\text{x}}}}{{32{\text{x}} + 16y}}}}{{\dfrac{{16y}}{{32{\text{x}} + 16y}}}} = \dfrac{{40\% }}{{60\% }} = > \dfrac{{32{\text{x}}}}{{16y}} = \dfrac{2}{3} = > \dfrac{x}{y} = \dfrac{1}{3}$ (1)
+) A có tỉ khối so với khí H2 là 40 => MA = 40.MH2 = 80
=> ${M_{{S_x}{O_y}}} = 32{\text{x}} + 16y = 80\,\,\,(2)$
Từ (1) và (2) => x = 1 và y = 3
Vậy công thức hóa học của A là SO3
Thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố Na có trong Na2SO4 là
-
A.
25%.
-
B.
32,39%.
-
C.
31,66%.
-
D.
38%.
Đáp án : B
+) Tính ${M_{N{a_2}S{O_4}}}$
+) Trong 1 mol Na2SO4 có 2 mol nguyên tử Na ; 1 mol nguyên tử S và 4 mol nguyên tử O
+) $\% {m_{Na}} = \dfrac{{2.{M_{Na}}}}{{{M_{N{a_2}S{O_4}}}}}.100\% $
+) ${M_{N{a_2}S{O_4}}} = 2.23 + 32 + 16.4 = 142$
+) Trong 1 mol Na2SO4 có 2 mol nguyên tử Na ; 1 mol nguyên tử S và 4 mol nguyên tử O
+) $\% {m_{Na}} = \dfrac{{2.{M_{Na}}}}{{{M_{N{a_2}S{O_4}}}}}.100\% $$ = \dfrac{{2.23}}{{142}}.100\% = 32,39\% $
Hoà tan hoàn toàn 5,6 gam Fe trong dung dịch HCl, sau phản ứng thu được FeCl2 và khí H2.
a. Tính khối lượng FeCl2 thu được sau phản ứng.
b. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.
-
A.
a. 12,7 g; b. 0,3 mol.
-
B.
a. 12,7 gam; b. 0,2 mol.
-
C.
a. 12,6 gam; b. 0,3 mol.
-
D.
a. 12,6 gam; b. 0,2 mol.
Đáp án : B
Viết phương trình hóa học xảy ra, tính toán theo phương trình hóa học.
nFe = m : M = 5,6 : 56 = 0,1 (mol)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
1 : 2 : 1 : 1
0,1 → 0,2 → 0,1 → 0,1
a. mFeCl2 = n x M = 0,1 x 127 = 12,7 (g)
b. nHCl=0,2 (mol)
Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Tính thể tích khí H2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn. Biết phương trình hóa học của phản ứng là:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
-
A.
2,24 lít
-
B.
4,48 lít
-
C.
1,12 lít
-
D.
3,36 lít
Đáp án : A
+) Tính số mol Mg
+) Viết PTHH
+) Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{Mg}}}}{1}$ và $\dfrac{{{n_{HCl}}}}{2}$ => chất dư, chất hết
=> tính H2 theo chất hết
Số mol Mg là: ${n_{Mg}} = \dfrac{{2,4}}{{24}} = 0,1(mol)$
PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{Mg}}}}{1} = \dfrac{{0,1}}{1} = 0,1$ và $\dfrac{{{n_{HCl}}}}{2} = \dfrac{{0,3}}{2} = 0,15$
Vì 0,1 < 0,15 => Mg phản ứng hết, HCl dư
=> phản ứng tính theo Mg
$ = > {V_{{H_2}}} = 0,1.22,4 = 2,24(l)$
Cho biết CTHH của X với H là H3X, của Y với O là YO.Chọn CTHH nào đúng cho hợp chất X và Y:
-
A.
XY3
-
B.
X3Y
-
C.
X2Y3
-
D.
X2Y2
Đáp án : C
Áp dụng biểu thức tính hóa trị: \[\mathop {{A_x}}\limits^a \mathop {{B_y}}\limits^b \Rightarrow a.x = b.y\]
Gọi hóa trị của X, Y lần lượt là a, b
Ta có: \[\mathop {{H_3}}\limits^I \mathop X\limits^a \Rightarrow I.3 = a.1 \Rightarrow a = III\]
\[\mathop Y\limits^b \mathop O\limits^{II} \Rightarrow b.1 = II.1 \Rightarrow b = II\]
Gọi công thức của X và Y là XxYy
Ta có: \[\mathop {{X_x}}\limits^{III} \mathop {{Y_y}}\limits^{II} \Rightarrow x.III = y.II \Rightarrow \frac{x}{y} = \frac{{II}}{{III}} = \frac{2}{3} \Rightarrow {X_2}{Y_3}\]
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 8 chương 2: Phản ứng hóa học - Đề số 1
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 8 chương 2: Phản ứng hóa học - Đề số 2
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 8 chương 3: Mol và tính toán hóa học - Đề số 1
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 8 chương 3: Mol và tính toán hóa học - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 8 chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử - Đề số 1