Đề thi học kì 1 Hóa 8 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hóa học?

  • A.
    Tách sắt ra khỏi đồng bằng nam châm.
  • B.
    Dây sắt cắt nhỏ từng đoạn.
  • C.
    Rượu nhạt để lâu ngày chuyển thành giấm.
  • D.
    Hiện tượng trái đất nóng lên.
Câu 2 :

Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được những gì

  • A.

    CuSO4  do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên.

  • B.

    Có 3 nguyên tử oxi trong phân tử.

  • C.

    Có 2 nguyên tử S trong phân tử

  • D.

    Tất cả đáp án.

Câu 3 :

0,25 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt?

  • A.

    56 nguyên tử 

  • B.

    3.1023 nguyên tử

  • C.
    12 nguyên tử                                                                     
  • D.
    1,5.1023 nguyên tử
Câu 4 :

Từ CTHH của hai chất sau: Cl2, H2SO4 không thể cho chúng ta biết điều gì?

  • A.
    CTHH Cl­2 cho biết chất do 1 nguyên tố Cl tạo ra ; CTHH H2SO4 cho biết chất do 3 nguyên tố tạo ra là H, S và O
  • B.
    CTHH Cl2 cho biết có 2 nguyên tử Cl trong phân tử của chất; CTHH H2SO4 cho biết có 2 nguyên tử H; 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O có trong 1 phân tử của chất
  • C.
    CTHH Cl2 cho biết phân tử khối = 71 đvC; CTHH H2SO4 cho biết phân tử khối = 98 đvC
  • D.
    CTHH Cl2 cho biết đây là khí độc; CTHH H2SO4 cho biết đây là axit mạnh
Câu 5 :

Khối lượng nguyên tử được coi bằng

  • A.

    Khối lượng của electron

  • B.

    Khối lượng của proton và khối lượng của nơtron

  • C.

    Khối lượng của electron và khối lượng của nơtron

  • D.

    Khối lượng của proton và khối lượng của electron

Câu 6 :

Tính số mol phân tử có trong 6,72 lít khí H(đo ở đktc)?

  • A.
    0,3mol    
  • B.
    0,5mol      
  • C.
    1,2 mol       
  • D.
    1,5mol
Câu 7 :

Trong các chất sau đây, có bao nhiêu đơn chất và bao nhiêu hợp chất?

a) Axit photphoric (chứa H, P, O).

b) Axit cacbonic do các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi tạo nên.

c) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên.

d) Khí ozon có công thức hóa học là O3.

e) Kim loại bạc tạo nên từ Ag.

f) Khí cacbonic tạo nên từ C, 2O.

g) Axit sunfuric tạo nên từ 2H, S, 4O.

h) Than chì tạo nên từ C.

i) Khí axetilen tạo nên từ 2C và 2H.

  • A.

    4 đơn chất và 5 hợp chất.

  • B.

    5 đơn chất và 4 hợp chất.

  • C.

    3 đơn chất và 6 hợp chất. 

  • D.

    6 đơn chất và 3 hợp chất.

Câu 8 :

Chọn một phương pháp thích hợp để tách muối ăn từ nước biển.

  • A.
    Phương pháp chưng cất.         
  • B.
    Phương pháp bay hơi.
  • C.
    Phương pháp lọc.        
  • D.
    Tất cả đều đúng.
Câu 9 :

Điều kiện để một phản ứng hóa học xảy ra là

  • A.

    không thể thiếu chất xúc tác.

  • B.

    các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau.

  • C.

    cần phải đun nóng.                 

  • D.

    cả 3 điều kiện trên.

Câu 10 :

Trong nguyên tử, hạt mang điện là

  • A.

    hạt proton, hạt nơtron

  • B.

    hạt proton, hạt electron

  • C.

    hạt nhân, proton và hạt electron

  • D.

    hạt nhân

Câu 11 :

Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?

  • A.

    Bàn ghế, đường kính, vải may áo

  • B.

    Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất

  • C.

    Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng      

  • D.

    Nhôm, sắt, than củi, chảo gang

Câu 12 :

Cho PTHH: 2Al + 3CuSO4 → X + 3Cu. X là chất nào trong các chất sau đây:

  • A.
     Al2O3                                  
  • B.
     Al2 (SO4)3                           
  • C.
    Al(OH)3                            
  • D.
    AlCl3
Câu 13 :

0,5 mol khí O2 có bao nhiêu phân tử O2 ?

  • A.
    3.1023 phân tử 
  • B.
    0,3.1023 phân tử
  • C.
    0,3.1023 nguyên tử. 
  • D.
    3.1023 nguyên tử.
Câu 14 :

Năm phân tử hiđro viết là:

  • A.
    5H                                     
  • B.
    5H2                                    
  • C.
     H2                                      
  • D.
    5 h2
Câu 15 :

Chất có PTK bằng nhau là (biết O = 16, N = 14, S = 32, C = 12)

  • A.

    O3 và N2             

  • B.

    CO và N2       

  • C.

    SO2 và O2

  • D.

    NO2 và SO2       

Câu 16 :

Phân tử khối của Cl2

  • A.

    35,5 đvC.       

  • B.

    36,5 đvC.       

  • C.

    71 đvC.

  • D.

    73 đvC.

Câu 17 :

Viết CTHH và tính PTK của các hợp chất sau:

a/ Canxicacbonat, biết trong phân tử có 1Ca, 1C, 3O.

b/ Khí mêtan, biết trong phân tử có 1C, 4H.

c/ Axitsunfuric, biết trong phân tử có 2H, 1S, 4O.

 d/ Lưu huỳnh dioxit, biết trong phân tử có 1S, 2O.

  • A.
    a, CaCO3; b, CH4; c, H2SO4; d,SO2
  • B.
    a, CaCO3; b, CH4; c, H2SO4; d,SO3
  • C.
    a, O­3CCa; H­4C; O4SH­2; O2S   
  • D.
    a, CaCO3; b, CH4; c, HSO2; d,SO2
Câu 18 :

Phân tích một hợp chất vô cơ A, người ta nhận được % về khối lượng K là 45,95%; % về khối lượng N là 16,45%; % về khối lượng O là 37,6%. Công thức hóa học của A là

  • A.

    KNO3.

  • B.

    KNO.

  • C.

    K2NO3.

  • D.

    KNO2.

Câu 19 :

Cho biết khối lượng canxi cacbonat bằng 100 kg,  khối lượng khí cacbonic sinh ra bằng 44 kg. Khối lượng vôi sống tạo thành là:

  • A.
    55 kg
  • B.
    60 kg
  • C.
    56 kg
  • D.
    60 kg
Câu 20 :

Cho phương trình hóa học sau: Cu2S + O2\(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CuO + SO2

Dùng phương pháp kim loại – phi kim cân bằng phương trình hóa học trên và cho biết hệ số của các chất bên tham gia phản ứng lần lượt là:

  • A.

    2;1

  • B.

    1;1

  • C.

    1;2

  • D.

    1;3

Câu 21 :

Tính số mol phân tử  có trong 50 gam CaCO?

  • A.
    1mol 
  • B.
    0,5mol     
  • C.
    1,2 mol   
  • D.
    1,5mol
Câu 22 :

Thể tích của 280 gam khí nitơ ở đktc là:

+) Khí nitơ có công thức hóa học là N2 

+) Tính khối lượng mol N2

+) \({n_{{N_2}}} = \frac{m}{M}\)

+) \({V_{{N_2}}} = n*22,4\)

  • A.

    112 lít                     

  • B.

    336 lít                     

  • C.

    168 lít                     

  • D.

    224 lít                     

Câu 23 :

Chất nào sau đây nặng hơn không khí?

  • A.

    SO2.

  • B.

    H2.      

  • C.

    CH4.

  • D.

    N2.

Câu 24 :

Tỉ khối của hỗn hợp chứa N2 và O2 theo tỉ lệ về thể tích là 1 : 2 so với không khí là:

  • A.

    $\dfrac{{92}}{{87}}$

  • B.

    $\dfrac{{87}}{{92}}$

  • C.

    $\dfrac{{82}}{{97}}$

  • D.

    $\dfrac{{97}}{{82}}$

Câu 25 :

Thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố Fe có trong hợp chất Fe2O3

  • A.

    70%

  • B.

    30%

  • C.

    40%

  • D.

    60%

Câu 26 :

Dẫn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí CO, CO2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy xuất hiện 20 gam kết tủa. Phần trăm thể tích khí CO là

  • A.

    33,33%.

  • B.

    50,00%.

  • C.

    66,67%.

  • D.
    80,00%.
Câu 27 :

Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam sắt (Fe) trong axit clohiđric (HCl) thu được muối sắt clorua (FeCl2) và khí hiđro (H2).

a. Viết phương trình hóa học xảy ra.

b. Tính thể tích khí hiđro (H2) thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.

c. Tính khối lượng axit clohiđric (HCl) đã tham gia phản ứng.

  • A.
    a) Fe + HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 7,3 (g)
  • B.
    a) Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 2,24 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
  • C.
    a) Fe + HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
  • D.
    a) Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
Câu 28 :

Cho 112 gam Fe tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra muối sắt (II) clorua FeCl2 và 4 gam khí hiđro H2. Khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng là:

  • A.

    146 gam

  • B.

    156 gam

  • C.

    78 gam

  • D.

    200 gam

Câu 29 :

Cho 112g Fe tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 254g muối sắt (II) clorua FeCl2 và 4 g khí hiđro H2. Khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng là:

  • A.
    146g  
  • B.
    156g     
  • C.
    78g                 
  • D.
    200g
Câu 30 :

Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Nếu cho 11,2 gam sắt vào 40 gam CuSO4 thì sau phản ứng thu được khối lượng Cu là bao nhiêu?

  • A.

    6,4 gam.

  • B.

    12,8 gam.

  • C.

    19,2 gam.

  • D.

    25,6 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hóa học?

  • A.
    Tách sắt ra khỏi đồng bằng nam châm.
  • B.
    Dây sắt cắt nhỏ từng đoạn.
  • C.
    Rượu nhạt để lâu ngày chuyển thành giấm.
  • D.
    Hiện tượng trái đất nóng lên.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 2 :

Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được những gì

  • A.

    CuSO4  do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên.

  • B.

    Có 3 nguyên tử oxi trong phân tử.

  • C.

    Có 2 nguyên tử S trong phân tử

  • D.

    Tất cả đáp án.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được :

- CuSO4 do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên.

- Có 4 nguyên tử oxi trong phân tử.

- Có 1 nguyên tử S trong phân tử

Câu 3 :

0,25 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt?

  • A.

    56 nguyên tử 

  • B.

    3.1023 nguyên tử

  • C.
    12 nguyên tử                                                                     
  • D.
    1,5.1023 nguyên tử

Đáp án : D

Phương pháp giải :

1 mol nguyên tử chứa 6.1023 nguyên tử

Lời giải chi tiết :

0,25 mol nguyên tử sắt có chứa : 0,25.6.1023 = 1,5.1023 nguyên tử

Câu 4 :

Từ CTHH của hai chất sau: Cl2, H2SO4 không thể cho chúng ta biết điều gì?

  • A.
    CTHH Cl­2 cho biết chất do 1 nguyên tố Cl tạo ra ; CTHH H2SO4 cho biết chất do 3 nguyên tố tạo ra là H, S và O
  • B.
    CTHH Cl2 cho biết có 2 nguyên tử Cl trong phân tử của chất; CTHH H2SO4 cho biết có 2 nguyên tử H; 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O có trong 1 phân tử của chất
  • C.
    CTHH Cl2 cho biết phân tử khối = 71 đvC; CTHH H2SO4 cho biết phân tử khối = 98 đvC
  • D.
    CTHH Cl2 cho biết đây là khí độc; CTHH H2SO4 cho biết đây là axit mạnh

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ CTHH sẽ cho biết :

+ Chất đó do mấy nguyên tố tạo thành, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong hợp chất

+ Phân tử khối của chất

Lời giải chi tiết :

CTHH Cl2 cho biết: chất do 1 nguyên tố là Cl tạo ra; có 2 nguyên tử Cl trong 1 phân tử của chất; PTK = 71 đvC.

CTHH H2SO4 cho biết: chất do 3 nguyên tố là H, S, O tạo ra; có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O trong 1 phân tử của chất; PTK = 98 đvC.

=> Từ CTHH không thể suy ra được Cl2 là chất khí độc; H2SO4 là axit mạnh

Câu 5 :

Khối lượng nguyên tử được coi bằng

  • A.

    Khối lượng của electron

  • B.

    Khối lượng của proton và khối lượng của nơtron

  • C.

    Khối lượng của electron và khối lượng của nơtron

  • D.

    Khối lượng của proton và khối lượng của electron

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng của proton và khối lượng của nơtron vì electron có khối lượng rất nhỏ nên bỏ qua

Câu 6 :

Tính số mol phân tử có trong 6,72 lít khí H(đo ở đktc)?

  • A.
    0,3mol    
  • B.
    0,5mol      
  • C.
    1,2 mol       
  • D.
    1,5mol

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

1 mol phân tử H2 (đo ở đktc) chiếm thể tích 22,4 lít

X mol phân tử H2 (đo ở đktc) chiếm thể tích 6,72 lít

\( \to x = \dfrac{{1.6,72}}{{22,4}} = 0,3\,\,mol\)

Câu 7 :

Trong các chất sau đây, có bao nhiêu đơn chất và bao nhiêu hợp chất?

a) Axit photphoric (chứa H, P, O).

b) Axit cacbonic do các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi tạo nên.

c) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên.

d) Khí ozon có công thức hóa học là O3.

e) Kim loại bạc tạo nên từ Ag.

f) Khí cacbonic tạo nên từ C, 2O.

g) Axit sunfuric tạo nên từ 2H, S, 4O.

h) Than chì tạo nên từ C.

i) Khí axetilen tạo nên từ 2C và 2H.

  • A.

    4 đơn chất và 5 hợp chất.

  • B.

    5 đơn chất và 4 hợp chất.

  • C.

    3 đơn chất và 6 hợp chất. 

  • D.

    6 đơn chất và 3 hợp chất.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên.

Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.

Lời giải chi tiết :

Những đơn chất là:

c) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên.

d) Khí ozon có công thức hóa học là O3.

e) Kim loại bạc tạo nên từ Ag.

h) Than chì tạo nên từ C.

Những hợp chất là:

a) Axit photphoric (chứa H, P, O).

b) Axit cacbonic do các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi tạo nên.

f) Khí cacbonic tạo nên từ C, 2O.

g) Axit sunfuric tạo nên từ 2H, S, 4O.

i) Khí axetilen tạo nên từ 2C và 2H.

Vậy có 4 đơn chất và 5 hợp chất.

Câu 8 :

Chọn một phương pháp thích hợp để tách muối ăn từ nước biển.

  • A.
    Phương pháp chưng cất.         
  • B.
    Phương pháp bay hơi.
  • C.
    Phương pháp lọc.        
  • D.
    Tất cả đều đúng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính tan và khả năng bay hơi của muối

Lời giải chi tiết :

Nước biển rất giàu hàm lượng muối ăn (NaCl), làm bay hơi hết nước ta sẽ thu được muối ăn ở dạng rắn khan

Câu 9 :

Điều kiện để một phản ứng hóa học xảy ra là

  • A.

    không thể thiếu chất xúc tác.

  • B.

    các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau.

  • C.

    cần phải đun nóng.                 

  • D.

    cả 3 điều kiện trên.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Điều kiện để một phản ứng hóa học xảy ra là các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau.

Điều kiện chất xúc tác và đun nóng không phải phản ứng nào cũng cần có.

Câu 10 :

Trong nguyên tử, hạt mang điện là

  • A.

    hạt proton, hạt nơtron

  • B.

    hạt proton, hạt electron

  • C.

    hạt nhân, proton và hạt electron

  • D.

    hạt nhân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong nguyên tử, hạt mang điện là hạt proton và hạt electron

Câu 11 :

Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?

  • A.

    Bàn ghế, đường kính, vải may áo

  • B.

    Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất

  • C.

    Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng      

  • D.

    Nhôm, sắt, than củi, chảo gang

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dãy các chất là: Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất

Loại A vì bàn ghế là vật thể 

Loại C vì bút chì, thước kẻ là vật thể

Loại D vì chảo gang là vật thể

Câu 12 :

Cho PTHH: 2Al + 3CuSO4 → X + 3Cu. X là chất nào trong các chất sau đây:

  • A.
     Al2O3                                  
  • B.
     Al2 (SO4)3                           
  • C.
    Al(OH)3                            
  • D.
    AlCl3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

 PTHH: 2Al + 3CuSO4 → Al2 (SO4)3  + 3Cu. X là chất nào trong các chất sau đây:

Câu 13 :

0,5 mol khí O2 có bao nhiêu phân tử O2 ?

  • A.
    3.1023 phân tử 
  • B.
    0,3.1023 phân tử
  • C.
    0,3.1023 nguyên tử. 
  • D.
    3.1023 nguyên tử.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức tính số phân tử O2 là: n× 6.1023 = ?

Lời giải chi tiết :

Số phân tử O2 là: 0,5 × 6.1023 = 3. 1023 phân tử

Câu 14 :

Năm phân tử hiđro viết là:

  • A.
    5H                                     
  • B.
    5H2                                    
  • C.
     H2                                      
  • D.
    5 h2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Năm phân tử hiđro viết là: 5H2

Câu 15 :

Chất có PTK bằng nhau là (biết O = 16, N = 14, S = 32, C = 12)

  • A.

    O3 và N2             

  • B.

    CO và N2       

  • C.

    SO2 và O2

  • D.

    NO2 và SO2       

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

PTK của các chất:

O3: 16.3 = 48; N2: 14.2 = 28; CO: 12 + 16 = 28;

SO2: 32 + 16.2 = 64; O2: 16.2 = 32; NO2: 14 + 16.2 = 46

Câu 16 :

Phân tử khối của Cl2

  • A.

    35,5 đvC.       

  • B.

    36,5 đvC.       

  • C.

    71 đvC.

  • D.

    73 đvC.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cách tính phân tử khối:

Bước 1: Dựa vào kí hiệu hóa học, xác định được nguyên tử khối của mỗi nguyên tử

Bước 2: Nhân nguyên tử khối với số nguyên tử của nguyên tố đó

Bước 3: Cộng các tích của các nguyên tố với nhau

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử khối của Cl bằng 35,5

=> Phân tử khối của Cl2 = 35,5 . 2 = 71 (đvC)

Câu 17 :

Viết CTHH và tính PTK của các hợp chất sau:

a/ Canxicacbonat, biết trong phân tử có 1Ca, 1C, 3O.

b/ Khí mêtan, biết trong phân tử có 1C, 4H.

c/ Axitsunfuric, biết trong phân tử có 2H, 1S, 4O.

 d/ Lưu huỳnh dioxit, biết trong phân tử có 1S, 2O.

  • A.
    a, CaCO3; b, CH4; c, H2SO4; d,SO2
  • B.
    a, CaCO3; b, CH4; c, H2SO4; d,SO3
  • C.
    a, O­3CCa; H­4C; O4SH­2; O2S   
  • D.
    a, CaCO3; b, CH4; c, HSO2; d,SO2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Số nguyên tử của các nguyên tố chính là chỉ số (chân) của nguyên tử có trong hợp chất

+ Tính phân tử khối dựa vào bảng 1 SGK – trang 42 hóa học 8

Lời giải chi tiết :

a/ CaCO3 = 100 đvC

b/ CH4  = 16 đvC

c/ H2SO4 = 98 đvC

d/ SO2 = 64 đvC

Câu 18 :

Phân tích một hợp chất vô cơ A, người ta nhận được % về khối lượng K là 45,95%; % về khối lượng N là 16,45%; % về khối lượng O là 37,6%. Công thức hóa học của A là

  • A.

    KNO3.

  • B.

    KNO.

  • C.

    K2NO3.

  • D.

    KNO2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Biện luận các nguyên tố có trong A

Bước 2: Lập công thức hóa học tổng quát của hợp chất là KxNyOz

Bước 3: Dựa vào phần trăm khối lượng, xét tỉ lệ x : y : z 

Bước 4: Kết luận công thức hóa học.

Lời giải chi tiết :

Vì %K + %N + %O = 45,95% + 16,45% + 37,6% = 100% nên A chỉ chứa K, N, O

Gọi công thức của A là KxNyOz, ta có:

x : y : z = $\frac{{45,95}}{{39}}:\frac{{16,45}}{{14}}:\frac{{37,6}}{{16}}$ = 1,17 : 1,17 : 2,35 = 1 : 1 : 2

=> Công thức hóa học của hợp chất A là: KNO2

Câu 19 :

Cho biết khối lượng canxi cacbonat bằng 100 kg,  khối lượng khí cacbonic sinh ra bằng 44 kg. Khối lượng vôi sống tạo thành là:

  • A.
    55 kg
  • B.
    60 kg
  • C.
    56 kg
  • D.
    60 kg

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mCaCO3 = mCaO + mCO2

=> mCaO = mCaCO3– mCO2 = 100 – 44 = 56 kg

Câu 20 :

Cho phương trình hóa học sau: Cu2S + O2\(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CuO + SO2

Dùng phương pháp kim loại – phi kim cân bằng phương trình hóa học trên và cho biết hệ số của các chất bên tham gia phản ứng lần lượt là:

  • A.

    2;1

  • B.

    1;1

  • C.

    1;2

  • D.

    1;3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cân bằng theo thứ tự Cu, S; O

Lời giải chi tiết :

- Ta cân bằng nguyên tố kim loại trước, phi kim cân bằng sau

- Để ý thấy, VT có 2 nguyên tử Cu trong Cu2S còn VP chỉ có 1 nguyên tử Cu trong CuO nên ta cần đặt hệ số 2 trước CuO.

→ Cu2S + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CuO + SO2

- Kiểm tra số nguyên tử S ta thấy vế trái bằng với vế phải

- Kiểm tra đến số nguyên tử O ta thấy

VP có 4 nguyên tử O (2 trong 2CuO và 2 trong 1 SO2 ) nên ta đặt hệ số 2 trước O2 bên vế trái

→ Cu2S + 2O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CuO + SO2

- Kiểm tra số nguyên tử mỗi nguyên tố Cu, S, O ở 2 vế ta thấy đã bằng nhau nên phương trình đã được cân bằng.

Vậy sau khi cân bằng hệ số các chất bên tham gia phản ứng của Cu2S và O2 lần lượt là 1; 2

Câu 21 :

Tính số mol phân tử  có trong 50 gam CaCO?

  • A.
    1mol 
  • B.
    0,5mol     
  • C.
    1,2 mol   
  • D.
    1,5mol

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Câu 22 :

Thể tích của 280 gam khí nitơ ở đktc là:

+) Khí nitơ có công thức hóa học là N2 

+) Tính khối lượng mol N2

+) \({n_{{N_2}}} = \frac{m}{M}\)

+) \({V_{{N_2}}} = n*22,4\)

  • A.

    112 lít                     

  • B.

    336 lít                     

  • C.

    168 lít                     

  • D.

    224 lít                     

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khối lượng mol của khí N2 là: M = 2.14 = 28 g/mol

=> số mol khí N2 là: $n = \frac{m}{M}\, = \frac{{280}}{{28}} = 10\,(mol)$

=> thể tích cảu 280 gam khí nitơ là: V = n.22,4 = 10.22,4 = 224 lít

Câu 23 :

Chất nào sau đây nặng hơn không khí?

  • A.

    SO2.

  • B.

    H2.      

  • C.

    CH4.

  • D.

    N2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại công thức tính tỉ khối của khí A so với không khí

Lời giải chi tiết :

Không khí có M = 29 g/mol => chất nặng hơn không khí là chất có M > 29 g/mol

+) ${M_{S{O_2}}} = 32 + 16.2 = 64$ > 29 => khí SO2 nặng hơn không khí

+) ${M_{{H_2}}} = 2.1 = 2$ < 29 => khí H2 nhẹ hơn không khí

+) ${M_{C{H_4}}} = 12 + 1.4 = 16$ < 29 => khí CH4 nhẹ hơn không khí

+) ${M_{{N_2}}} = 2.14 = 28$ < 29 => khí N2 nhẹ hơn không khí

Câu 24 :

Tỉ khối của hỗn hợp chứa N2 và O2 theo tỉ lệ về thể tích là 1 : 2 so với không khí là:

  • A.

    $\dfrac{{92}}{{87}}$

  • B.

    $\dfrac{{87}}{{92}}$

  • C.

    $\dfrac{{82}}{{97}}$

  • D.

    $\dfrac{{97}}{{82}}$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Gọi số mol của N2 là a mol thì số mol của O2 là 2a mol

+)  $\bar M = \frac{{{n_{{N_2}}}.{M_{{N_2}}} + {n_{{O_2}}}.{M_{{O_2}}}}}{{{n_{{N_2}}} + {n_{{O_2}}}}}$ 

+) tỉ khối của hỗn hợp so với không khí:  ${d_{hh/kk}} = \frac{{\bar M}}{{{M_{kk}}}}$

Lời giải chi tiết :

Hỗn hợp chứa N2 và O2 theo tỉ lệ vê thể tích là 1 : 2

=> Gọi số mol của N2 là a mol thì số mol của O2 là 2a mol

Khối lượng trung bình của hỗn hợp khí là:

$\bar M = \frac{{{n_{{N_2}}}.{M_{{N_2}}} + {n_{{O_2}}}.{M_{{O_2}}}}}{{{n_{{N_2}}} + {n_{{O_2}}}}} = \frac{{a.28 + 2{\text{a}}.32}}{{a + 2{\text{a}}}} = \frac{{92}}{3}$

=> tỉ khối của hỗn hợp so với không khí là:  ${d_{hh/kk}} = \frac{{\bar M}}{{{M_{kk}}}} = \frac{{92}}{{3.29}} = \frac{{92}}{{87}}$

Câu 25 :

Thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố Fe có trong hợp chất Fe2O3

  • A.

    70%

  • B.

    30%

  • C.

    40%

  • D.

    60%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Tính  ${M_{F{e_2}{O_3}}}$

+ Trong 1 mol Fe2O3 có:  2 mol nguyên tử Fe và 3 mol nguyên tử O

=> %mFe =  $\dfrac{{2.{M_{F{\text{e}}}}.100\% }}{{{M_{F{{\text{e}}_2}{O_3}}}}}$

Lời giải chi tiết :

+ ${M_{F{e_2}{O_3}}}$ = 56.2 + 16.3 = 160 gam

+ Trong 1 mol Fe2O3 có:  2 mol nguyên tử Fe và 3 mol nguyên tử O

=> %mFe =  $\dfrac{{2.56.100\% }}{{160}} = 70\% $

Câu 26 :

Dẫn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí CO, CO2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy xuất hiện 20 gam kết tủa. Phần trăm thể tích khí CO là

  • A.

    33,33%.

  • B.

    50,00%.

  • C.

    66,67%.

  • D.
    80,00%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết PTHH; từ số mol CaCO3 tính được số mol khí CO2

Tính thể tích CO2 suy ra thể tích khí CO

Tính phần trăm thể tích khí CO

Lời giải chi tiết :

nCaCO3 = 20/100 = 0,2 mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,2                ←          0,2

⟹ VCO2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít

⟹ VCO = 6,72 - 4,48 = 2,24 lít

⟹ %VCO = \(\dfrac{{2,24}}{{6,72}}.100\% \) = 33,33%

Câu 27 :

Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam sắt (Fe) trong axit clohiđric (HCl) thu được muối sắt clorua (FeCl2) và khí hiđro (H2).

a. Viết phương trình hóa học xảy ra.

b. Tính thể tích khí hiđro (H2) thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.

c. Tính khối lượng axit clohiđric (HCl) đã tham gia phản ứng.

  • A.
    a) Fe + HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 7,3 (g)
  • B.
    a) Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 2,24 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
  • C.
    a) Fe + HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
  • D.
    a) Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

\({n_{Fe}} = {{{m_{Fe}}} \over {{M_{Fe}}}} = {{11,2} \over {56}} = 0,2\,(mol)\)

a.              Fe + 2 HCl →FeCl2 + H2

Theo PT: 1        2                          1       (mol)

Theo ĐB: 0,2    x = ?                   y = ?  (mol)

b. Tìm ra \(y = {{0,2 \times 1} \over 1} = ? \Rightarrow {V_{{H_2}(dktc)}} = 22,4 \times y = ?\,(l)\)

c. Tìm ra \(x = {{0,2 \times 2} \over 1} = ? \Rightarrow {m_{HCl}} = {n_{HCl}} \times {M_{HCl}} = 36,5 \times x = ?\,(g)\)

Lời giải chi tiết :

a. Fe + 2 HCl →FeCl2 + H2

b. \({n_{Fe}} = {{{m_{Fe}}} \over {{M_{Fe}}}} = {{11,2} \over {56}} = 0,2\,(mol)\)

Theo phương trình hóa học: \({n_{{H_2}}} = {n_{Fe}} = 0,2\,(mol)\)

\({V_{{H_2}(dktc)}} = {n_{{H_2}}} \times 22,4 = 0,2 \times 22,4 = 4,48\,(l)\)

c. Theo phương trình hóa học: \({n_{HCl}} = 2{n_{Fe}} = 2 \times 0,2 = 0,4\,(mol)\)

mHCl = nHCl × MHCl = 0,4 × 36,5 = 14,6 (g)

Câu 28 :

Cho 112 gam Fe tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra muối sắt (II) clorua FeCl2 và 4 gam khí hiđro H2. Khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng là:

  • A.

    146 gam

  • B.

    156 gam

  • C.

    78 gam

  • D.

    200 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đầu bài cho số mol của chất tham gia và số mol của sản phẩm => lập PTHH và tính theo sản phẩm

Lời giải chi tiết :

Vì đầu bài cho số mol của chất tham gia và số mol của sản phẩm => tính toán theo số mol sản phẩm

Số mol khí H2 là:   ${n_{{H_2}}} = \frac{4}{2} = 2\,mol$

PTHH:        Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Tỉ lệ PT:              2mol                   1mol

Phản ứng:            4mol      ←          2mol

=> Khối lượng HCl đã phản ứng là: mHCl = 4.36,5 = 146 gam

Câu 29 :

Cho 112g Fe tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 254g muối sắt (II) clorua FeCl2 và 4 g khí hiđro H2. Khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng là:

  • A.
    146g  
  • B.
    156g     
  • C.
    78g                 
  • D.
    200g

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Fe + HCl → FeCl+ H2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có

mFe + mHCl = mFeCl2 + mH2

=> mHCl = mFeCl2 + mH2 - mFe = 4 + 254 – 112 = 146g

Câu 30 :

Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Nếu cho 11,2 gam sắt vào 40 gam CuSO4 thì sau phản ứng thu được khối lượng Cu là bao nhiêu?

  • A.

    6,4 gam.

  • B.

    12,8 gam.

  • C.

    19,2 gam.

  • D.

    25,6 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Fe và số mol CuSO4

+) Viết PTHH

+) So sánh tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{F{\text{e}}}}}}{1}$ và $\dfrac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{1}$ => chất hết, chất dư => tính khối lượng Cu theo chất hết

Lời giải chi tiết :

Số mol Fe là:  ${n_{F{\text{e}}}} = \dfrac{{11,2}}{{56}} = 0,2\,mol$

Số mol CuSO4 là:  ${n_{CuS{O_4}}} = \dfrac{m}{M} = \dfrac{{40}}{{64 + 32 + 16.4}} = 0,25\,mol$

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{F{\text{e}}}}}}{1} = \dfrac{{0,2}}{1} = 0,2$ và  $\dfrac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{1} = \dfrac{{0,25}}{1} = 0,25$

Vì 0,2 < 0,25 => Fe phản ứng hết, CuSO4

=> tính khối lượng Cu theo Fe

PTHH:  Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

             1mol                                1mol

             0,2 mol           →             0,2 mol

=> khối lượng Cu thu được sau phản ứng là: mCu = 0,2.64 = 12,8 gam

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.