Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 8 chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử - Đề số 1
Đề kiếm tra một tiết hóa 8
Đề bài
Trong hạt nhân, hạt mang điện là
-
A.
hạt nơtron
-
B.
hạt proton
-
C.
hạt proton, hạt electron
-
D.
hạt electron
Cho các nguyên tố hóa học sau: Hiđro (H); Natri (Na); Cacbon (C); Clo (Cl); Magie (Mg); Sắt (Fe); Nhôm (Al). Số nguyên tố kim loại là:
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Những nguyên tố tạo nên Canxi cacbonat có trong vỏ trứng là:
-
A.
Ba, C, O
-
B.
Ca, C, O
-
C.
K, C, O
-
D.
C, P, O
Một nguyên tử C có khối lượng bằng
-
A.
1,9926.10-24 kg
-
B.
1,9924.10-27 gam
-
C.
1,9926.10-26 kg
-
D.
1,9926.10-27 kg
Nguyên tử Cacbon có điện tích hạt nhân là 6+. Số electron lớp ngoài cùng của Cacbon là:
-
A.
6
-
B.
4
-
C.
2
-
D.
1
Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
-
A.
Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất
-
B.
Biết cách sử dụng chất
-
C.
Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
-
D.
Cả ba ý trên
Chọn đáp án sai
-
A.
Số p là số đặc trưng của nguyên tố hóa học.
-
B.
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tố cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
-
C.
1 đvC =$\dfrac{1}{{12}}$ khối lượng nguyên tử C.
-
D.
Oxi là nguyên tố chiếm gần nửa khối lượng vỏ trái đất.
Vật thể tự nhiên là
-
A.
hộp bút.
-
B.
máy điện thoại.
-
C.
nồi cơm điện.
-
D.
mặt trời.
Lưu huỳnh đioxit có CTHH là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm:
-
A.
2 đơn chất lưu huỳnh và oxi.
-
B.
1 nguyên tố lưu huỳnh và 2 nguyên tố oxi.
-
C.
nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử oxi.
-
D.
1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi.
Đường kính của nguyên tử là
-
A.
10-8 cm
-
B.
10-9 cm
-
C.
10-8 m
-
D.
10-9 m
Hỗn hợp là sự trộn lẫn của mấy chất với nhau?
-
A.
2 chất trở lên
-
B.
3 chất
-
C.
4 chất
-
D.
2 chất
Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt cơ bản là
-
A.
proton và nơtron.
-
B.
proton và electron.
-
C.
nơtronvà electron.
-
D.
proton, nơtron và electron.
Chọn đáp án sai
-
A.
CTHH của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của 1 nguyên tố
-
B.
Lưu huỳnh có công thức hóa học là S
-
C.
Phân tử khối của CaCO3 là 100 đvC
-
D.
Tất cả đáp án đều sai
Trong các chất sau đây, có bao nhiêu đơn chất và bao nhiêu hợp chất?
a) Axit photphoric (chứa H, P, O).
b) Axit cacbonic do các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi tạo nên.
c) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên.
d) Khí ozon có công thức hóa học là O3.
e) Kim loại bạc tạo nên từ Ag.
f) Khí cacbonic tạo nên từ C, 2O.
g) Axit sunfuric tạo nên từ 2H, S, 4O.
h) Than chì tạo nên từ C.
i) Khí axetilen tạo nên từ 2C và 2H.
-
A.
4 đơn chất và 5 hợp chất.
-
B.
5 đơn chất và 4 hợp chất.
-
C.
3 đơn chất và 6 hợp chất.
-
D.
6 đơn chất và 3 hợp chất.
Trong số 4 loại phân đạm: Ure (NH2)2CO, Amoni sunfat (NH4)2SO4; Canxi nitrat Ca(NO3)2; Amoni nitrat NH4NO3. Loại phân đạm có hàm lượng nguyên tố Nitơ nhiều nhất là:
-
A.
Ure.
-
B.
Amoni sunfat.
-
C.
Canxi nitrat.
-
D.
Amoni nitrat.
Công thức hóa học đúng của: Khí clo, Dây đồng, Nhôm oxit là:
-
A.
Cl2; Cu; Al2O3
-
B.
Cl2 ; Cu2; Al3O2
-
C.
Cl ; Cu; Al2O3.
-
D.
Cl; Cu ; Al3O2
Chọn đáp án đúng
-
A.
Công thức hóa học của đồng là Cu
-
B.
3 phân tử khí oxi là O3
-
C.
CaCO3 do 2 nguyên tố canxi, 1 nguyên tố oxi tạo thành
-
D.
Tất cả đáp án trên
Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?
-
A.
Từ 2 nguyên tố.
-
B.
Từ 3 nguyên tố.
-
C.
Từ 4 nguyên tố trở lên.
-
D.
Từ 1 nguyên tố.
Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
-
A.
Trên 110 nguyên tố
-
B.
Đúng 110 nguyên tố
-
C.
92 nguyên tố
-
D.
100 nguyên tố
Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị nào?
-
A.
Gam
-
B.
Kilogam
-
C.
Gam hoặc kilogam
-
D.
Đơn vị Cacbon
Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 2320C. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 1800C. Cho biết thiếc hàn là chất tinh khiết hay có trộn lẫn chất khác? Giải thích.
-
A.
Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn hơn thiếc nguyên chất.
-
B.
Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiếc (thấp hơn thiếc nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, tiên cho việc hàn kim loại bằng thiếc.
-
C.
Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn.
-
D.
Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
Một nguyên tử có 17 electron, cấu tạo của nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
1
-
D.
4
Nguyên tố hóa học X có nguyên tử khối bằng 27 đvC, có 13 proton trong hạt nhân. Vậy
-
A.
X là nguyên tố kali (K), điện tích hạt nhân: 13+, có 14 hạt nơtron
-
B.
X là nguyên tố kali (K), điện tích hạt nhân: 13, có 14 hạt nơtron
-
C.
X là nguyên tố nhôm (Al), điện tích hạt nhân 13+, có 14 hạt nơtron
-
D.
X là nguyên tố nhôm (Al), điện tích hạt nhân 13, có 14 hạt nơtron
Cho kim loại M tạo ra hợp chất MSO4. Biết phân tử khối của MSO4 là 152. Xác định kim loại M
-
A.
Magie
-
B.
Đồng
-
C.
Sắt
-
D.
Bạc
Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được những gì?
-
A.
CuSO4 do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên.
-
B.
Có 4 nguyên tử oxi trong phân tử.
-
C.
Phân tử khối là 160 đvC.
-
D.
Tất cả đáp án.
Nguyên tử P có hóa trị V trong hợp chất nào sau đây?
-
A.
P2O3
-
B.
P2O5
-
C.
P4O4
-
D.
P4O10
Phân tử hợp chất A gồm 1 nguyên tử X và 3 nguyên tử H. A nặng gấp 8,5 lần khí ${H_2}$. Xác định công thức hóa học của A.
-
A.
CH3.
-
B.
PH3.
-
C.
NH3.
-
D.
SiH3.
Phân tích một hợp chất vô cơ A, người ta nhận được % về khối lượng K là 45,95%; % về khối lượng N là 16,45%; % về khối lượng O là 37,6%. Công thức hóa học của A là
-
A.
KNO3.
-
B.
KNO.
-
C.
K2NO3.
-
D.
KNO2.
Hợp chất A tạo bởi H và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III. Biết rằng phân tử khối của A nặng bằng phân tử khối H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng của A. Công thức hóa học của hợp chất A là
-
A.
H3SO4.
-
B.
H3PO3.
-
C.
H3PO4.
-
D.
H3ClO4.
Hợp chất của nguyên tố X với O là X2O3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH2. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là:
-
A.
XY
-
B.
X2Y
-
C.
XY2
-
D.
X2Y3
Lời giải và đáp án
Trong hạt nhân, hạt mang điện là
-
A.
hạt nơtron
-
B.
hạt proton
-
C.
hạt proton, hạt electron
-
D.
hạt electron
Đáp án : B
Trong nguyên tử, hạt mang điện là hạt proton và hạt electron
Trong hạt nhân, hạt mang điện là proton
Cho các nguyên tố hóa học sau: Hiđro (H); Natri (Na); Cacbon (C); Clo (Cl); Magie (Mg); Sắt (Fe); Nhôm (Al). Số nguyên tố kim loại là:
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : D
Các nguyên tố kim loại là: Natri (Na); Magie (Mg); Sắt (Fe); Nhôm (Al) \( \to\) có 4 nguyên tố
Những nguyên tố tạo nên Canxi cacbonat có trong vỏ trứng là:
-
A.
Ba, C, O
-
B.
Ca, C, O
-
C.
K, C, O
-
D.
C, P, O
Đáp án : B
Canxi cacbonat có công thức hóa học là: CaCO3 => được tạo nên từ các nguyên tố: Ca, C, O
Một nguyên tử C có khối lượng bằng
-
A.
1,9926.10-24 kg
-
B.
1,9924.10-27 gam
-
C.
1,9926.10-26 kg
-
D.
1,9926.10-27 kg
Đáp án : C
Một nguyên tử C có khối lượng bằng 1,9926.10-23 gam hay 1,9926.10-26 kg
Nguyên tử Cacbon có điện tích hạt nhân là 6+. Số electron lớp ngoài cùng của Cacbon là:
-
A.
6
-
B.
4
-
C.
2
-
D.
1
Đáp án : B
C có 6+ e hạt nhân \( \to\) lớp vỏ ngoài cùng có 4 electron
Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
-
A.
Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất
-
B.
Biết cách sử dụng chất
-
C.
Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
-
D.
Cả ba ý trên
Đáp án : D
Hiểu các tính chất của chất chúng ta có thể
+ Phân biệt chất này với chất khác
+ Biết sử dụng chất an toàn
+ Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
Chọn đáp án sai
-
A.
Số p là số đặc trưng của nguyên tố hóa học.
-
B.
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tố cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
-
C.
1 đvC =$\dfrac{1}{{12}}$ khối lượng nguyên tử C.
-
D.
Oxi là nguyên tố chiếm gần nửa khối lượng vỏ trái đất.
Đáp án : B
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
=> Đáp án sai là: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tố cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
Vật thể tự nhiên là
-
A.
hộp bút.
-
B.
máy điện thoại.
-
C.
nồi cơm điện.
-
D.
mặt trời.
Đáp án : D
Vật thể tự nhiên là mặt trời. Vì mặt trời con người không thể tạo ra được.
Lưu huỳnh đioxit có CTHH là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm:
-
A.
2 đơn chất lưu huỳnh và oxi.
-
B.
1 nguyên tố lưu huỳnh và 2 nguyên tố oxi.
-
C.
nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử oxi.
-
D.
1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi.
Đáp án : D
CTHH dạng: AxByCz
Trong đó:
+ A, B, C,… là kí hiệu hóa học của từng nguyên tố
+ x, y, z,… là các số nguyên, là chỉ số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử hợp chất.
Thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm: 1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi
Đường kính của nguyên tử là
-
A.
10-8 cm
-
B.
10-9 cm
-
C.
10-8 m
-
D.
10-9 m
Đáp án : A
Đường kính của nguyên tử là 10-8 cm
Hỗn hợp là sự trộn lẫn của mấy chất với nhau?
-
A.
2 chất trở lên
-
B.
3 chất
-
C.
4 chất
-
D.
2 chất
Đáp án : A
Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1 chất thành phần
Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt cơ bản là
-
A.
proton và nơtron.
-
B.
proton và electron.
-
C.
nơtronvà electron.
-
D.
proton, nơtron và electron.
Đáp án : A
Hạt nhân nguyen tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt là: proton và nơtron
Chọn đáp án sai
-
A.
CTHH của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của 1 nguyên tố
-
B.
Lưu huỳnh có công thức hóa học là S
-
C.
Phân tử khối của CaCO3 là 100 đvC
-
D.
Tất cả đáp án đều sai
Đáp án : A
Xem lại công thức hóa học của đơn chất
Đáp án sai là: CTHH của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của 1 nguyên tố. Vì đơn chất khí còn có thêm chỉ số ở chân, như O2, Cl2
Trong các chất sau đây, có bao nhiêu đơn chất và bao nhiêu hợp chất?
a) Axit photphoric (chứa H, P, O).
b) Axit cacbonic do các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi tạo nên.
c) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên.
d) Khí ozon có công thức hóa học là O3.
e) Kim loại bạc tạo nên từ Ag.
f) Khí cacbonic tạo nên từ C, 2O.
g) Axit sunfuric tạo nên từ 2H, S, 4O.
h) Than chì tạo nên từ C.
i) Khí axetilen tạo nên từ 2C và 2H.
-
A.
4 đơn chất và 5 hợp chất.
-
B.
5 đơn chất và 4 hợp chất.
-
C.
3 đơn chất và 6 hợp chất.
-
D.
6 đơn chất và 3 hợp chất.
Đáp án : A
Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên.
Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
Những đơn chất là:
c) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên.
d) Khí ozon có công thức hóa học là O3.
e) Kim loại bạc tạo nên từ Ag.
h) Than chì tạo nên từ C.
Những hợp chất là:
a) Axit photphoric (chứa H, P, O).
b) Axit cacbonic do các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi tạo nên.
f) Khí cacbonic tạo nên từ C, 2O.
g) Axit sunfuric tạo nên từ 2H, S, 4O.
i) Khí axetilen tạo nên từ 2C và 2H.
Vậy có 4 đơn chất và 5 hợp chất.
Trong số 4 loại phân đạm: Ure (NH2)2CO, Amoni sunfat (NH4)2SO4; Canxi nitrat Ca(NO3)2; Amoni nitrat NH4NO3. Loại phân đạm có hàm lượng nguyên tố Nitơ nhiều nhất là:
-
A.
Ure.
-
B.
Amoni sunfat.
-
C.
Canxi nitrat.
-
D.
Amoni nitrat.
Đáp án : A
Công thức tính phần trăm của nguyên tử N trong chất A
\(\% N = \dfrac{{{m_N}}}{{{m_A}}}.100\% = ?\)
Ta thấy trong tất cả các chất đều có 2 nguyên tử N \( \to\) mN trong các chất bằng nhau
\( \to\) Tính xem chất nào có MA nhỏ nhất thì chất đó chứa hàm lượng N lớn nhất
Xét 1 mol mỗi chất
M(NH2)2CO = (14 + 1.2).2 + 12 + 16 = 60 đvC \( \Rightarrow \% N = \dfrac{{28}}{60} \times 100\% = 46,67\% \)
M(NH4)2SO4 = (14 + 1.4).2 + 32 + 16.4 = 132 đvC \( \Rightarrow \% N = \dfrac{{28}}{132} \times 100\% = 21,21\% \)
MCa(NO3)2 = 40 + (14 + 16.3).2 = 164 đvC \( \Rightarrow \% N = \dfrac{{28}}{164} \times 100\% = 17,07\% \)
MNH4NO3 = 14 + 1.4 + 14 + 16.3= 80 đvC \( \Rightarrow \% N = \dfrac{{28}}{80} \times 100\% = 35\% \)
Vậy hàm lượng nitơ có trong phân Ure nhiều nhất
Công thức hóa học đúng của: Khí clo, Dây đồng, Nhôm oxit là:
-
A.
Cl2; Cu; Al2O3
-
B.
Cl2 ; Cu2; Al3O2
-
C.
Cl ; Cu; Al2O3.
-
D.
Cl; Cu ; Al3O2
Đáp án : A
Khí clo: Cl2
Dây đồng: Cu
Nhôm oxit: Al2O3
Chọn đáp án đúng
-
A.
Công thức hóa học của đồng là Cu
-
B.
3 phân tử khí oxi là O3
-
C.
CaCO3 do 2 nguyên tố canxi, 1 nguyên tố oxi tạo thành
-
D.
Tất cả đáp án trên
Đáp án : A
A đúng (xem bảng nguyên tố hóa học)
B sai vì 3 phân tử khí oxi kí hiệu là 3O2
C sai vì CaCO3 do nguyên tố Ca, nguyên tố C và nguyên tố O tạo thành
Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?
-
A.
Từ 2 nguyên tố.
-
B.
Từ 3 nguyên tố.
-
C.
Từ 4 nguyên tố trở lên.
-
D.
Từ 1 nguyên tố.
Đáp án : D
Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.
Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
-
A.
Trên 110 nguyên tố
-
B.
Đúng 110 nguyên tố
-
C.
92 nguyên tố
-
D.
100 nguyên tố
Đáp án : A
Có trên 110 nguyên tố (trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là các nguyên tố nhân tạo, được tổng hợp từ phòng thí nghiệm).
Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị nào?
-
A.
Gam
-
B.
Kilogam
-
C.
Gam hoặc kilogam
-
D.
Đơn vị Cacbon
Đáp án : D
Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị Cacbon.
Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 2320C. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 1800C. Cho biết thiếc hàn là chất tinh khiết hay có trộn lẫn chất khác? Giải thích.
-
A.
Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn hơn thiếc nguyên chất.
-
B.
Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiếc (thấp hơn thiếc nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, tiên cho việc hàn kim loại bằng thiếc.
-
C.
Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn.
-
D.
Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
Đáp án : B
Tính chất của hỗn hợp: Hỗn hợp có tính chất không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào khối lượng và số lượng chất thành phần.
Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 2320C. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 1800C. Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiếc (thấp hơn thiếc nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, tiên cho việc hàn kim loại bằng thiếc.
Một nguyên tử có 17 electron, cấu tạo của nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
1
-
D.
4
Đáp án : B
Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh và sắp xếp thhành từng lớp từ trong ra ngoài, có một số electron nhất định
+ Lớp 1 có tối đa 2e
+ Lớp 2, 3, 4… có tối đa 8e
Vì nguyên tử có 17e nên sẽ phân bố vào các lớp như sau
+ Lớp 1: 2e (1s2)
+ Lớp 2: 8e (2s22p6)
+ Lớp 3: 7e (3s23p5)
Vậy nguyên tử có 3 lớp electron
Nguyên tố hóa học X có nguyên tử khối bằng 27 đvC, có 13 proton trong hạt nhân. Vậy
-
A.
X là nguyên tố kali (K), điện tích hạt nhân: 13+, có 14 hạt nơtron
-
B.
X là nguyên tố kali (K), điện tích hạt nhân: 13, có 14 hạt nơtron
-
C.
X là nguyên tố nhôm (Al), điện tích hạt nhân 13+, có 14 hạt nơtron
-
D.
X là nguyên tố nhôm (Al), điện tích hạt nhân 13, có 14 hạt nơtron
Đáp án : C
Tra bảng 1, SGK hóa học lớp 8, trang 42 ta thấy nguyên tố hóa học có nguyên tử khối bằng 27 đvC là nhôm (Al)
Vì số proton trong hạt nhân của Al có 13 hạt nên điện tích hạt nhân của Al là 13+
Cho kim loại M tạo ra hợp chất MSO4. Biết phân tử khối của MSO4 là 152. Xác định kim loại M
-
A.
Magie
-
B.
Đồng
-
C.
Sắt
-
D.
Bạc
Đáp án : C
+) Gọi nguyên tử khối của kim loại M là m
+) Lập phương trình tính phân tử khối của MSO4 theo m, giải phương trình tìm m
+) Dựa vào bảng nguyên tố => kim loại M
Gọi nguyên tử khối của kim loại M là m
=> Phân tử khối của MSO4 = m + 32 + 16.4 = 152 => m = 56
Dựa vào bảng nguyên tố => kim loại M là Fe
Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được những gì?
-
A.
CuSO4 do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên.
-
B.
Có 4 nguyên tử oxi trong phân tử.
-
C.
Phân tử khối là 160 đvC.
-
D.
Tất cả đáp án.
Đáp án : D
Xem lại lí thuyết công thức hóa học của hợp chất và cách tính phân tử khối
Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được:
- CuSO4 do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên => A đúng
- Có 4 nguyên tử oxi trog phân tử => B đúng
- Phân tử khối = 64 + 32 + 16.4 = 160 (đvC) => C đúng
Nguyên tử P có hóa trị V trong hợp chất nào sau đây?
-
A.
P2O3
-
B.
P2O5
-
C.
P4O4
-
D.
P4O10
Đáp án : B
Gọi công thức cần tìm là PxOy
Theo quy tắc hóa trị: V . x = II . y
=> tỉ lệ $\dfrac{x}{y}$ => chọn x và y
Xét các đáp án ta thấy P tạo hợp chất với O
Gọi công thức cần tìm là PxOy
P có hóa trị V trong hợp chất, còn O luôn có hóa trị II: ${{\mathop P\limits^V} _x}{{\mathop O\limits^{II}} _y}$
Theo quy tắc hóa trị: V . x = II . y
=> tỉ lệ $\dfrac{x}{y} = \dfrac{2}{5}$ => chọn x = 2 và y = 5
=> công thức hợp chất là: P2O5
Phân tử hợp chất A gồm 1 nguyên tử X và 3 nguyên tử H. A nặng gấp 8,5 lần khí ${H_2}$. Xác định công thức hóa học của A.
-
A.
CH3.
-
B.
PH3.
-
C.
NH3.
-
D.
SiH3.
Đáp án : C
Bước 1: Lập công thức hóa học của A
Bước 2: Dựa vào phân tử khối của H2 => phân tử khối của A => lập phương trình tìm MX và kết luận X
Bước 3: Kết luận CTHH phù hợp.
Gọi công thức hóa học của A là: $X{H_3}$
${M_A} = 8,5.{M_{{H_2}}} = 8,5.2 = 17$(đvC)
$\begin{gathered}{M_A} = {M_X} + 3.{M_H} \hfill \\\Leftrightarrow 17 = {M_X} + 3.1 \hfill \\\end{gathered} $
$ \Leftrightarrow {M_X} = 14$(đvC) $ \Rightarrow $X là N
$ \Rightarrow $ công thức hóa học của A là: $N{H_3}$
Phân tích một hợp chất vô cơ A, người ta nhận được % về khối lượng K là 45,95%; % về khối lượng N là 16,45%; % về khối lượng O là 37,6%. Công thức hóa học của A là
-
A.
KNO3.
-
B.
KNO.
-
C.
K2NO3.
-
D.
KNO2.
Đáp án : D
Bước 1: Biện luận các nguyên tố có trong A
Bước 2: Lập công thức hóa học tổng quát của hợp chất là KxNyOz
Bước 3: Dựa vào phần trăm khối lượng, xét tỉ lệ x : y : z
Bước 4: Kết luận công thức hóa học.
Vì %K + %N + %O = 45,95% + 16,45% + 37,6% = 100% nên A chỉ chứa K, N, O
Gọi công thức của A là KxNyOz, ta có:
x : y : z = $\frac{{45,95}}{{39}}:\frac{{16,45}}{{14}}:\frac{{37,6}}{{16}}$ = 1,17 : 1,17 : 2,35 = 1 : 1 : 2
=> Công thức hóa học của hợp chất A là: KNO2
Hợp chất A tạo bởi H và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III. Biết rằng phân tử khối của A nặng bằng phân tử khối H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng của A. Công thức hóa học của hợp chất A là
-
A.
H3SO4.
-
B.
H3PO3.
-
C.
H3PO4.
-
D.
H3ClO4.
Đáp án : C
B1: Viết CTHH của hợp chất A theo quy tắc hóa trị
B2: Tính phân tử khối của H2SO4
B3: Tính phân tử khối của A theo MX và y và cho bằng phân tử khối của H2SO4 => được PT(1)
B4: Vì guyên tố oxi chiếm 65,31% khối lượng của A => $\% {m_O} = \dfrac{{y.{M_O}}}{{{M_{{H_3}X{O_y}}}}}.100\% $ => tìm y sau đó thay vào (1) được MX
H có hóa trị I và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III => công thức hóa học của hợp chất A có dạng: H3XOy
Ta có: ${M_{{H_2}S{O_4}}} = 2.1 + 32 + 16.4 = 98$
=> Phân tử khối của A là: ${M_{{H_3}X{O_y}}} = 3.1 + {M_X} + 16.y = 98 = > {M_X} + 16y = 95$ (1)
Nguyên tố oxi chiếm 65,31% khối lượng của A => $\% {m_O} = \dfrac{{y.{M_O}}}{{{M_{{H_3}X{O_y}}}}}.100\% $
$ \Rightarrow \dfrac{{16y}}{{98}}.100\% = 65,31\% = > y = 4$
Thay y = 4 vào (1) ta có: MX + 16.4 = 95 => MX = 31
Dựa vào bảng nguyên tố SGK – trang 42, nguyên tố có nguyên tử khối 31 là P
=> Công thức hóa học của hợp chất A là: H3PO4
Hợp chất của nguyên tố X với O là X2O3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH2. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là:
-
A.
XY
-
B.
X2Y
-
C.
XY2
-
D.
X2Y3
Đáp án : D
+) Ta có: ${{\mathop X\limits^a} _2}{{\mathop O\limits^{II}} _3}$
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III
+) Ta có: $\mathop Y\limits^b {{\mathop H\limits^I} _2}$
Theo quy tắc hóa trị: b . 1 = I . 2 => b = II
+) Ta có: ${{\mathop X\limits^{III}} _x}{{\mathop Y\limits^{II}} _y}$
Theo quy tắc hóa trị: III . x = II . y => tỉ lệ $\dfrac{x}{y}$
Gọi hóa trị của nguyên tố X là a
Ta có: ${{\mathop X\limits^a} _2}{{\mathop O\limits^{II}} _3}$
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III
Gọi hóa trị của nguyên tố Y là b
Ta có: $\mathop Y\limits^b {{\mathop H\limits^I} _2}$
Theo quy tắc hóa trị: b . 1 = I . 2 => b = II
Gọi công thức hợp chất của X và Y là: XxYy
Ta có: ${{\mathop X\limits^{III}} _x}{{\mathop Y\limits^{II}} _y}$
Theo quy tắc hóa trị: III . x = II . y => $\dfrac{x}{y} = \dfrac{2}{3}$
=> chọn x = 2 và y = 3
=> công thức hợp chất cần tìm là X2Y3
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 8 chương 2: Phản ứng hóa học - Đề số 1
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 8 chương 2: Phản ứng hóa học - Đề số 2
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 8 chương 3: Mol và tính toán hóa học - Đề số 1
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 8 chương 3: Mol và tính toán hóa học - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 8 chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử - Đề số 1