Đề kiểm tra 15 phút Hóa 8 chương 2: Phản ứng hóa học - Đề số 1
Đề bài
Đâu là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng dưới đây?
-
A.
Nước sôi
-
B.
Nước bốc hơi
-
C.
Nước đóng băng
-
D.
Nước bị phân hủy tạo thành khí oxi và khí hiđro
Đâu là hiện tượng vật lí trong các hiện tượng sau:
-
A.
Mặt trời mọc, sương tan dần
-
B.
Quá trình quang hợp của cây xanh
-
C.
Chưng đường ngả màu nâu đen
-
D.
Thức ăn bị ôi thiu
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng như thế nào với tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng?
-
A.
Bằng nhau
-
B.
Lớn hơn
-
C.
Nhỏ hơn
-
D.
Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy vào từng phản ứng
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không xảy ra phản ứng hóa học?
-
A.
giấy cháy thành than
-
B.
Vôi sống tác dụng với nước tạo thành vôi tôi
-
C.
Sắt bị gỉ biến thành gỉ sắt
-
D.
Nước trong ao hồ bị bốc hơi thành nước
Sắt cháy trong oxi, không có ngọn lửa nhưng sáng chói tạo ra hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là oxit sắt từ, phương trình chữ của phản ứng hóa học là:
-
A.
Sắt + Oxi → Oxit sắt từ
-
B.
Oxi + Oxit sắt từ → Sắt
-
C.
Oxit sắt từ → Sắt + Oxi
-
D.
Sắt + Oxit sắt từ → Oxi
Cho PTHH: 2Cu + O2 → 2CuO. Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng : số phân tử oxi: số phân tử CuO là:
-
A.
1:2:1
-
B.
2:1:2
-
C.
2:1:1
-
D.
2:2:1
Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà:
-
A.
Có chất mới sinh ra
-
B.
Vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
-
C.
Có chất rắn tạo thành
-
D.
Có chất khí tạo thành
Cho phản ứng hóa học: A+ B + C→ D. Chọn đáp án đúng:
-
A.
mA + mB = mC + mD
-
B.
mA + mB + mC = mD
-
C.
mA + mC = mB + mD
-
D.
mA = mB + mC + mD
Cho PTHH: 2HgO → 2Hg + xO2 . Giá trị của x là:
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Cho PTHH: 2Cu + ? → 2CuO. Chất cần điền vào dấu hỏi chấm là:
-
A.
O
-
B.
O2
-
C.
2O
-
D.
Cu
Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Khối lượng của vật thể thay đổi như thế nào so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ?
-
A.
Tăng
-
B.
Giảm
-
C.
Không thay đổi
-
D.
Không xác định được
Khi nung miếng đồng ngoài không khí thấy khối lượng chất rắn sau phản ứng so với chất rắn ban đầu là:
-
A.
Nặng hơn
-
B.
Nhẹ hơn
-
C.
Bằng nhau
-
D.
Không xác định được
Cho các hiện tượng sau:
(1) Đinh sắt để lâu trong không khí bị gỉ
(2) Mực hòa tan vào nước
(3) Khi đánh diêm có lửa bắt cháy
(4) Cho vôi sống ( CaO) hòa tan vào nước, thu được dung dịch vôi tôi.
(5) Mặt trời mọc sương bắt đầu tan
(6) Sắt nung nóng để thành rèn dao, cuốc, xẻng
(7) Giũa một đinh sắt thành mạt sắt
(8) Cồn để trong lọ không đậy nắp kín để lâu ngày bay hơi hết.
Số các hiện tượng vật lí là:
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Biết rằng nhôm Al tác dụng với khí oxi tạo ra chất Al2O3. Lập phương trình hóa học của phản ứng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử Al lần lượt với số phân tử của hai chất khác trong phản ứng.
-
A.
Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử O2: phân tử Al2O3 = 4 : 5 : 2.
-
B.
Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử O2: phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 2.
-
C.
Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử O2: phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 1
-
D.
Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử O2: phân tử Al2O3 = 4 : 2 : 2.
Cho 16,8 kg khí cacbon oxit (CO) tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit Fe2O3 thì thu được kim loại sắt và 26,4 kg CO2. Khối lượng sắt thu được là:
-
A.
2,24 kg
-
B.
22,8 kg
-
C.
29,4 kg
-
D.
22,4 kg
Lời giải và đáp án
Đâu là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng dưới đây?
-
A.
Nước sôi
-
B.
Nước bốc hơi
-
C.
Nước đóng băng
-
D.
Nước bị phân hủy tạo thành khí oxi và khí hiđro
Đáp án : D
A , B, C là hiện tượng vật lí chỉ biến đổi trạng thái nước không làm biến đổi hóa học nước
D đúng
Đâu là hiện tượng vật lí trong các hiện tượng sau:
-
A.
Mặt trời mọc, sương tan dần
-
B.
Quá trình quang hợp của cây xanh
-
C.
Chưng đường ngả màu nâu đen
-
D.
Thức ăn bị ôi thiu
Đáp án : A
A là hiện tượng vật lý làm biến đổi trạng thái sương( thực chất là hơi nước)
B là hiện tượng hóa học tạo ra chất mới từ hơi nước và khí CO2
C là hiện tượng hóa học
D là hiện tượng hóa học biến đối thức ăn thành chất khác có mùi ôi thiu
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng như thế nào với tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng?
-
A.
Bằng nhau
-
B.
Lớn hơn
-
C.
Nhỏ hơn
-
D.
Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy vào từng phản ứng
Đáp án : A
Trong một phản ứng hóa học, mtrước pư = msau pư
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không xảy ra phản ứng hóa học?
-
A.
giấy cháy thành than
-
B.
Vôi sống tác dụng với nước tạo thành vôi tôi
-
C.
Sắt bị gỉ biến thành gỉ sắt
-
D.
Nước trong ao hồ bị bốc hơi thành nước
Đáp án : D
A, B, C là hiện tượng hóa học
D là hiện tượng vật lý chỉ thay đổi trạng thái của nước
Sắt cháy trong oxi, không có ngọn lửa nhưng sáng chói tạo ra hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là oxit sắt từ, phương trình chữ của phản ứng hóa học là:
-
A.
Sắt + Oxi → Oxit sắt từ
-
B.
Oxi + Oxit sắt từ → Sắt
-
C.
Oxit sắt từ → Sắt + Oxi
-
D.
Sắt + Oxit sắt từ → Oxi
Đáp án : A
Phương trình chữ của phản ứng hóa học là: Sắt + Oxi → Oxit sắt từ
Cho PTHH: 2Cu + O2 → 2CuO. Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng : số phân tử oxi: số phân tử CuO là:
-
A.
1:2:1
-
B.
2:1:2
-
C.
2:1:1
-
D.
2:2:1
Đáp án : B
Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng : số phân tử oxi: số phân tử CuO là: 2:1:2
Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà:
-
A.
Có chất mới sinh ra
-
B.
Vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
-
C.
Có chất rắn tạo thành
-
D.
Có chất khí tạo thành
Đáp án : B
Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà: Vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
Cho phản ứng hóa học: A+ B + C→ D. Chọn đáp án đúng:
-
A.
mA + mB = mC + mD
-
B.
mA + mB + mC = mD
-
C.
mA + mC = mB + mD
-
D.
mA = mB + mC + mD
Đáp án : B
Theo định luật bảo toàn khối lượng mA + mB + mC = mD
Cho PTHH: 2HgO → 2Hg + xO2 . Giá trị của x là:
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : A
PTHH: 2HgO → 2Hg + O2 . Giá trị của x là: 1
Cho PTHH: 2Cu + ? → 2CuO. Chất cần điền vào dấu hỏi chấm là:
-
A.
O
-
B.
O2
-
C.
2O
-
D.
Cu
Đáp án : B
PTHH: 2Cu + O2 → 2CuO. Chất cần điền vào dấu hỏi chấm là:O2
Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Khối lượng của vật thể thay đổi như thế nào so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ?
-
A.
Tăng
-
B.
Giảm
-
C.
Không thay đổi
-
D.
Không xác định được
Đáp án : A
Ta có vật thể + O2 → vật bị gỉ
Khối lượng của vật thể tăng so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ
Khi nung miếng đồng ngoài không khí thấy khối lượng chất rắn sau phản ứng so với chất rắn ban đầu là:
-
A.
Nặng hơn
-
B.
Nhẹ hơn
-
C.
Bằng nhau
-
D.
Không xác định được
Đáp án : A
Ta có đồng +oxi → chất rắn mới
Theo bảo toàn khối lượng : mrắn > mCu
Cho các hiện tượng sau:
(1) Đinh sắt để lâu trong không khí bị gỉ
(2) Mực hòa tan vào nước
(3) Khi đánh diêm có lửa bắt cháy
(4) Cho vôi sống ( CaO) hòa tan vào nước, thu được dung dịch vôi tôi.
(5) Mặt trời mọc sương bắt đầu tan
(6) Sắt nung nóng để thành rèn dao, cuốc, xẻng
(7) Giũa một đinh sắt thành mạt sắt
(8) Cồn để trong lọ không đậy nắp kín để lâu ngày bay hơi hết.
Số các hiện tượng vật lí là:
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Đáp án : C
Các hiện tượng vật lí là: (2) (5) (6) (7) (8)
Biết rằng nhôm Al tác dụng với khí oxi tạo ra chất Al2O3. Lập phương trình hóa học của phản ứng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử Al lần lượt với số phân tử của hai chất khác trong phản ứng.
-
A.
Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử O2: phân tử Al2O3 = 4 : 5 : 2.
-
B.
Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử O2: phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 2.
-
C.
Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử O2: phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 1
-
D.
Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử O2: phân tử Al2O3 = 4 : 2 : 2.
Đáp án : B
PTHH: \(4Al + {\text{ }}3{O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2A{l_2}{O_3}\)
Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử O2: phân tử Al2O3 = 4: 3: 2.
Cho 16,8 kg khí cacbon oxit (CO) tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit Fe2O3 thì thu được kim loại sắt và 26,4 kg CO2. Khối lượng sắt thu được là:
-
A.
2,24 kg
-
B.
22,8 kg
-
C.
29,4 kg
-
D.
22,4 kg
Đáp án : D
Bảo toàn khối lượng có mCO + moxit sắt = mCO2 +mFe → mFe = 22,4
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 8 chương 2: Phản ứng hóa học - Đề số 1
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 8 chương 2: Phản ứng hóa học - Đề số 2
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 8 chương 3: Mol và tính toán hóa học - Đề số 1
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 8 chương 3: Mol và tính toán hóa học - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 8 chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử - Đề số 1