Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8
Đề bài
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?
A. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.
C. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.
D. Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung.
Câu 2: Hiệp ước nào chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Hác-măng.
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Câu 3: Chiếu Cần vương được ban hành vào thời gian nào?
A. Ngày 13-7-1885.
B. Ngày 14-7-1885.
C. Ngày 17-3-1885.
D. Ngày 3-7-1885.
Câu 4: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?
A. 1897 - 1912. B. 1897 - 1913.
C. 1897 - 1914. D. 1897 - 1915.
Câu 5: Hãy nối thời gian ở cột A với sự kiện cột B
(Thời gian) |
(Sự kiện) |
1.Năm 1905-1909 |
A. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục. |
2. Năm 1907 |
B. Phong trào Đông Du. |
3. Năm 1908 |
C. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên. |
4. Năm 1917 |
D. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì |
|
E. Khởi nghĩa Ba Đình. |
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày ngắn gọn nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế? Em có nhận xét gì về đời sống của giai cấp nông dân và công nhân dưới tác động của cuộc khai thác đó.
Câu 2. Em hãy giải thích tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong Phong trào Cần vương?
Câu 3. Tại sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
A |
D |
A |
C |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 115.
Cách giải:
Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng là: “đánh nhanh thắng nhanh” - chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 125.
Cách giải:
Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Chọn: D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 126.
Cách giải:
Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”.
Chọn: A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 137.
Cách giải:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất được tiến hành:
- Bắt đầu từ năm 1897 - sau khi đàn áp xong phong trào Cần vương (cơ bản bình định được Việt Nam về mặt quân sự).
- Kết thúc vào năm 1914 - khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Chọn: C
Câu 5.
Phương pháp: Nối cột.
Cách giải:
1- B; 2-A; 3-D; 4-C.
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 137-139.
Cách giải:
* Trình bày tóm tắt nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế:
- Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
- Công nghiệp: tập trung khai thác than, kim loại và một số ngành khai thác xi măng, điện, chế biến gỗ....
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt.
- Thương nghiệp:
+ Độc chiếm thị trường Việt Nam,...
+ Đề ra các thuế mới bên cạnh các thuế cũ,...
* Nhận xét về đời sống của giai cấp nông dân và công nhân dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa
- Giai cấp nông dân: bị thực dân, phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị phá sản. Cuộc sống của họ cơ cực trăm bề, một bộ phận nhỏ bị mất ruộng đất phải vào làm việc trong các hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp...
=> Họ căm ghét chế độ bóc lột của thực dân, phong kiến nên có ý thức dân tộc sâu sắc. Họ sẵn sàng hưởng ứng tham gia phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Giai cấp công nhân: là giai cấp mới xuất hiện. Đa số họ xuất thân từ nông dân, cuộc sống khổ cực vì bị ba tầng áp bức bóc lột: thực dân, phong kiến và giai cấp tư sản...
=> Họ có tinh thần đấu tranh cách mạng mạnh mẽ, kiên quyết chống đế quốc và phong kiến. Họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Câu 2.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Sở dĩ nói: cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất phong trào Cần vương vì:
- Lãnh đạo: Văn thân sĩ phu 4 tỉnh.
- Quy mô lớn, phân bố trên địa bàn nhiều tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức cao, chặt chẽ (nghĩa quân chia thành 15 quân thứ), chế tạo được vũ khí mới (súng trường theo kiểu của Pháp).
- Đường lối đánh linh hoạt nên đã đẩy lui được nhiều cuộc càn quét của địch.
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 148, suy luận.
Cách giải:
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới vì:
- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân.
- Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, bị Pháp đô hộ , trong khi các phong trào yêu nước chống Pháp nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại.
- Khâm phục, nhưng không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó.
-> Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng sang phương Tây để “tìm hiểu xem họ làm như thế nào để về giúp đồng bào mình”.
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
- Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sử lớp 8
- Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8
- Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8
- Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8
- Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918
- Lý thuyết Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
- Lý thuyết Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918
- Lý thuyết Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
- Lý thuyết Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX