Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 8- Đề số 5 có lời giải chi tiết>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8
Đề bài
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương đã:
A. chấm dứt.
B. dần dần được quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn.
C. hoạt động cầm chừng.
D. chỉ diễn ra ở Trung Kì.
Câu 2: Những giai cấp, tầng lớp nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX có thể tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc là:
A. Địa chủ, tư sản và công nhân.
B. Công nhân, nông dân, đại địa chủ.
C. Tư sản, địa chủ và nông dân.
D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản- trí thức, địa chủ vừa và nhỏ
Câu 3: Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì:
A. Có thời gian tồn tại dài nhất, có người lãnh đạo giỏi, có địa bàn hoạt động rộng.
B. Khởi nghĩa có sự kết hợp giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
C. Đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D. Có nhiều người lãnh đạo, cứ người này hi sinh thì lại có người kế tiếp.
Câu 4: Sau khi thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, thực dân Pháp liền chuyển hướng tấn công
A. vào Đà Nẵng. B. vào Huế.
C. vào Gia Định. D. ra Hà Nội.
Câu 5: Nối sự kiện ở cột A với thời gian ở cột B sao cho đúng.Ví dụ 1 – c , 2 – b
Cột A |
Cột B |
1. Pháp tấn công Đà Nẵng |
a. 9/1858 |
2. Triều đình kí hiệp ước Hác Măng với thực dân Pháp |
b. 20/11/ 1873 |
3. Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất |
c. Từ 1884-1913 |
4. Khởi nghĩa Yên Thế |
d. 25/8/1883 |
5. Khởi nghĩa Hương Khê |
|
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:
Giai cấp, tầng lớp |
Nghề nghiệp |
Thái độ đối với độc lập dân tộc |
|
|
|
Câu 2: Em hiểu thế nào là chế độ thuộc địa, nửa phong kiến? Việt Nam bị biến thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến khi nào?
Câu 3: Vì sao công cuộc cải cách duy tân nửa cuối thế kỉ XIX không thực hiện được mà công cuộc đổi mới đất nước hiện nay lại đạt nhiều thành công rực rỡ? Là một học sinh, em cần phải làm gì để đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
A. TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
D |
A |
C |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 127.
Cách giải:
Tuy vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào Cần vương vẫn được duy trì và dần quy tục thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1888 - 1896.
Chọn: B
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 140, 141, suy luận.
Cách giải:
Dựa vào đặc điểm và thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp ở nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, có thể thấy giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp tiểu tư sản trí thức, địa chủ vừa và nhỏ có thể tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
Chọn: D
Câu 3.
Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương xuất phát từ những lí do sau:
- Thời gian hoạt động: lâu nhất (11 năm từ 1885 - 1896).
- Địa bàn hoạt động rộng lớn: trên 4 tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh và Quảng Bình.
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng và văn thân cá tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh.
- Thành phần tham gia: nông dân và dân tộc thiểu số...
- Tổ chức chặt chẽ: chuẩn bị lực lượng, khí giới,… kĩ càng, tự chế tạo đc súng. Nghĩa quân chia thành 15 thứ quân phân bố khắp địa bàn hoạt động.
- Tác động: gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất.
- Khởi nghĩa tan rã đánh dấu kết thúc phong trào Cần vương.
=> Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương do có thời gian tồn tại lâu nhất, có người lãnh đạo giỏi, có địa bàn hoạt động rộng.
Chọn: A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 115.
Cách giải:
Thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng, tháng 2-1859 quân Pháp kéo vào Gia Định. Ngày 17-2-1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định.
Chọn: C
Câu 5.
Phương pháp: Nối ý
Cách giải:
1- a; 2 – d; 3 – b; 4 - c
B. TỰ LUẬN
Câu 1.
Phương pháp: Thống kê.
Cách giải:
* Bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX
Giai cấp, tầng lớp |
Nghề nghiệp |
Thái độ đối với độc lập dân tộc |
Địa chủ, phong kiến |
Là tay sai cho thực dân Pháp |
- Đa số cấu kết với Pháp, một số có tinh thần yêu nước |
Nông dân |
Làm ruộng |
- Là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để |
Tư sản
|
Chủ thầu khoán, chủ hãng buôn, chủ nhà máy, xí nghiệp |
- Mang tính chất cải lương (2 mặt)
|
Tiểu tư sản
|
Học sinh, sinh viên, nhà văn, nhà báo, trí thức, tiểu thương… |
- Sẵn sàng tham gia vào đấu tranh cách mạng nhưng dễ dao độngTiểu tư sản trí thức là lực lượng quan trọng của cách mạng |
Công nhân
|
Làm công ăn lương trong nhà máy, xí nghiệp |
- Có tinh thần cách mạng triệt để |
Câu 2.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
- Thuộc địa, nửa phong kiến thực chất là một nước thuộc địa nhưng chế độ phong kiến vẫn được duy trì làm tay sai cho thực dân trong việc áp bức bóc lột nhân dân.
- Việt Nam bị biến thành nước thuộc địa, nửa phong kiến vào năm 1884, khi triều đình kí kết hiệp ước Patonot (6/6/1884) với Pháp.
Câu 3.
Phương pháp: Phân tích, liên hệ
Cách giải:
Công cuộc đổi mới đất nước của chúng ta hiện nay thực hiện được vì:
- Đổi mới của chúng ta xuất phát từ nhu cầu thiết yếu trong nước, xã hội đã có miếng đất chính trị để tiếp thu nó.
- Đội ngũ chính trí thức đông đảo tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển kinh tế, xã hội.
- Đảng và nhà nước chủ trương đổi mới, được nhân dân ủng hộ với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Là một học sinh em cần...
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
- Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8
- Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8
- Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8
- Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8
- Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918
- Lý thuyết Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
- Lý thuyết Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918
- Lý thuyết Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
- Lý thuyết Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX