Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện>
Tóm tắt mục IV. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện
Mục 1
1. Mã Lai
* Nguyên nhân bùng nổ: chính sách bóc lột nặng nề của thực dân Anh làm cho những mâu thuẫn giữa nhân dân Mã Lai với thực dân Anh ngày càng sâu sắc.
* Nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân Anh:
- Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mã Lai diễn ra mạnh mẽ, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội toàn Mã Lai.
- Mục tiêu: đòi dùng tiếng Mã Lai trong trường học, đòi tự do kinh doanh, cải thiện việc làm,...
- Tháng 4/1930, Đảng Cộng sản được thành lập đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện để lãnh đạo phát triển cách mạng.
Mục 2
2. Miến Điện
- Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh phát triển dưới nhiều hình thức (bất hợp tác, tẩy chay hàng hóa Anh, không đóng thuế...), lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nhà sư Ốt-ta-ma.
- Trong thập niên 30, phong trào đấu tranh phát triển lên bước cao hơn, tiêu biểu là phong trào Tha Kin đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia đòi quyền làm chủ đất nước (đòi cải cách quy chế đại học, thành lập trường đại học riêng cho Miến Điện, đòi tách Miến Điện ra khỏi Ấn Độ và được quyền tự trị).
=> Kết quả: năm 1937 Miến Điện tách ra khỏi Ấn Độ và hưởng quyền tự trị trong khối liên hiệp Anh.
ND chính
Những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện. |
Loigiaihay.com
- Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm
- Tình hình các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những chuyển biến quan trọng nào về mặt kinh tế, chính trị, xã hội ?
- Nét mới trong phong trào đấu tranh độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) là gì ?
- Nêu diễn biến chính của phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
- Lập niên biểu về phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 30 của thế kỉ XX.
>> Xem thêm