Câu 5 trang 88 SGK Sinh học 11 Nâng cao>
Giải bài tập Câu 5 trang 88 SGK Sinh học 11 Nâng cao
Đề bài
Hãy điền nội dung phù hợp và bảng 22.5
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật.
TT |
Quá trình |
Đặc điểm và diễn biến cơ bản |
1 |
Tiêu hóa |
|
2 |
Hô hấp |
|
3 |
Tuần hoàn |
|
4 |
Cân bằng nội môi |
|
Lời giải chi tiết
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật.
TT |
Các quá trình |
Đặc điểm và diễn biến cơ bản |
1 |
Tiêu hóa |
- Đặc điểm: Quá trình tiêu hóa chủ yếu là những biến đổi cơ học và sau đó là những biến đổi hóa học được thực hiên nhờ các enzim do các tuyến tiêu hóa tiết ra. - Diễn biến cơ bản: Tiêu hóa cơ học: chủ yếu nhờ răng và thành cơ ống tiêu hóa nghiền nhỏ thức ăn, làm tăng bề mặt tiếp xúc của thức ăn với enzim. Tiêu hóa hóa học: nhờ các enzim trong tuyến nước bọt và các tuyến tiêu hóa khác biến đổi các chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản có thể hấp thụ được vào máu để đưa tới các cơ quan, tế bào của cơ thể. |
2 |
Hô hấp |
- Đặc điểm: Quá trình hô hấp được thực hiện nhờ sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng có trong tế bào, tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, đồng thời giải phóng ra năng lượng. - Diễn biến cơ bản: O2 + Hb (tự do hoặc trong hồng cầu) -> HbO2 hoặc O2 hòa tan đi vào trong huyết tương theo đường máu đến tế bào. Ngược lại, CO2 được vận chuyển dưới dạng NaHCO3, HbCO2 và hòa tan trong nước mô, huyết tương để chuyển đến phổi. |
3 |
Tuần hoàn |
- Đặc điểm: Hệ vận chuyển tiếp nhận các chất dinh dưỡng và ôxi từ máu và dịch mô vận chuyển liên tục khắp cơ thể nhờ tim và hệ mạch. - Diễn biến cơ bản: Hoạt động của hệ vận chuyển bao gồm hoạt động co bóp của tim đẩy máu vào trong hệ mạch và hoạt động của hệ mạch vận chuyển máu luân chuyển trong toàn bộ cơ thể. |
4 |
Cân bằng nội môi |
- Đặc điểm: Cân bằng nội môi là đảm bảo sự cân bằng và ổn định pH, áp suất thẩm thấu, nhiệt độ... - Diễn biến cơ bản: Thận điều hòa nước và khoáng, hệ đệm trong máu điều hòa pH của nội môi, gan tham gia điều hòa glucôzơ trong máu và prôtêin trong huyết tương. |
Loigiaihay.com
- Câu 6 trang 88 SGK Sinh học 11 Nâng cao
- Câu trắc nghiệm 1, 2, 3, 4 trang 89 SGK Sinh học 11 Nâng cao
- Câu trắc nghiệm 5, 6, 7, 8 trang 90 SGK Sinh học 11 Nâng cao
- Câu 4 trang 88 SGK Sinh học 11 Nâng cao
- Câu 3 trang 87 SGK Sinh học 11 Nâng cao
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Vì sao cần phải giáo dục dân số và giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên.
- Trình bày các biện pháp tránh thai và hậu quả của việc phá thai ở tuổi vị thành niên.
- Vì sao ở người phải sinh đẻ có kế hoạch?
- Nuôi cấy phôi đã được giải quyết những vấn đề gì trong sinh sản ở động vật và trong sinh đẻ ở người?
- Vì sao một trong những biện pháp tăng sinh ở động vật là phải cần xử lý giao tử và thụ tinh nhân tạo.
- Vì sao cần phải giáo dục dân số và giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên.
- Trình bày các biện pháp tránh thai và hậu quả của việc phá thai ở tuổi vị thành niên.
- Vì sao ở người phải sinh đẻ có kế hoạch?
- Nuôi cấy phôi đã được giải quyết những vấn đề gì trong sinh sản ở động vật và trong sinh đẻ ở người?
- Vì sao một trong những biện pháp tăng sinh ở động vật là phải cần xử lý giao tử và thụ tinh nhân tạo.