Bài 45 trang 135 SGK Đại số 10 nâng cao>
Xác định miền nghiệm của các hệ bất phương trình hai ẩn
Xác định miền nghiệm của các hệ bất phương trình hai ẩn
LG a
\(x+ 3+ 2(2y + 5) < 2(1 – x)\)
Phương pháp giải:
- Vẽ đường thẳng (d): ax+by+c=0
- Xét một điểm \(M(x_0;y_0)\) không nằm trên (d).
Nếu tọa độ điểm M thỏa mãn bpt đang xét thì miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ (d) chứa M (biên phụ thuộc vào dấu bất đẳng thức).
Nếu tọa độ điểm M không thỏa mãn bpt đang xét thì miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ (d) không chứa M (biên phụ thuộc vào dấu bất đẳng thức).
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(x + 3+ 2(2y + 5) < 2(1 – x)\)\( \Leftrightarrow x + 3 + 4y + 10 < 2 - 2x\)
\(⇔ 3x + 4y + 11 < 0\)
Vẽ đường thẳng (d): 3x + 4y + 11 = 0.
+) Cho x=0 thì y=-11/4 ta được điểm (0;-11/4).
+) Cho y=0 thì x=-11/3 ta được điểm (-11/3;0).
Đường thẳng (d) đi qua hai điểm trên.
Xét điểm O(0;0) ta có: 3.0 + 4.0 + 11 > 0 nên O không thuộc miền nghiệm.
Vậy miền nghiệm là phần mặt phẳng không bị gạch chéo, không kể bờ (d).
LG b
\((1 + \sqrt 3 )x - (1 - \sqrt 3 )y \ge 2\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\eqalign{
& (1 + \sqrt 3 )x - (1 - \sqrt 3 )y \ge 2 \cr
& \Leftrightarrow (1 + \sqrt 3 )x - (1 - \sqrt 3 )y - 2 \ge 0 \cr} \)
Vẽ đường thẳng (d): \((1 + \sqrt 3 )x - (1 - \sqrt 3 )y - 2 = 0\).
+) Cho x=0 thì \(y = - \frac{2}{{1 - \sqrt 3 }} = 1 + \sqrt 3 \) ta được điểm \(\left( {0;1 + \sqrt 3 } \right)\)
+) Cho y=0 thì \(x = \frac{2}{{1 + \sqrt 3 }} = - 1 + \sqrt 3 \) ta được điểm \((- 1 + \sqrt 3;0)\).
Đường thẳng (d) đi qua hai điểm trên.
Xét điểm O(0;0) có: \((1 + \sqrt 3 ).0 - (1 - \sqrt 3 ).0 - 2 = -2<0\) nên O không thuộc miền nghiệm.
Vậy miền nghiệm là phần mặt phẳng không bị gạch chéo kể cả bờ (d).
Loigiaihay.com
- Bài 46 trang 135 SGK Đại số 10 nâng cao
- Bài 47 trang 135 SGK Đại số 10 nâng cao
- Bài 48 trang 135 SGK Đại số 10 nâng cao
- Bài 44 trang 132 SGK Đại số 10 nâng cao
- Bài 43 trang 132 SGK Đại số 10 nâng cao
>> Xem thêm