Trắc nghiệm Bài 44. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Mặt Trăng phản xạ ánh sáng:
-
A.
các thiên thể
-
B.
các sao
-
C.
các hành tinh
-
D.
Mặt Trời
Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì
-
A.
Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng
-
B.
Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời.
-
C.
ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất
-
D.
Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.
Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Mặt Trăng là ___(1)___ tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự ___(2)___ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng ___(3)___ánh sáng mặt trời.
-
A.
(1) hành tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ
-
B.
(1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ
-
C.
(1) hành tinh, (2) phản xạ, (3) hấp thụ
-
D.
(1) vệ tinh, (2) phản xạ, (3) hấp thụ
Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì:
-
A.
Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục
-
B.
Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục
-
C.
ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời
-
D.
Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục
Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Người ta nói đó là:
-
A.
các hình dạng của Mặt Trăng
-
B.
các pha của Mặt Trời
-
C.
các pha của Mặt Trăng
-
D.
sự phản chiếu ánh sáng mặt trời
Thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới là:
-
A.
Mặt Trời
-
B.
Mặt Trăng
-
C.
Hỏa tinh
-
D.
Bầu trời
Quan sát hình vẽ và cho biết tên của các hình dạng Mặt Trăng có trong hình lần lượt là?
-
A.
Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng
-
B.
Trăng tròn, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng
-
C.
Không Trăng, Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng
-
D.
Không Trăng, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng
Sắp xếp các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng ở hình bên dưới theo thứ tự trong tháng âm lịch, bắt đầu từ pha không trăng.
-
A.
(8), (7), (5), (4), (3), (6), (2), (1)
-
B.
(8), (5), (7), (3), (6), (4), (2), (1)
-
C.
(8), (7), (5), (3), (4), (6), (2), (1)
-
D.
(8), (5), (3), (4), (6), (1), (2), (7)
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“Nhật thực: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng, _____ ở giữa thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.”
-
A.
Mặt Trời
-
B.
Mặt Trăng
-
C.
Trái Đất
-
D.
Ánh sáng
Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là bao lâu? Khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?
-
A.
Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 12 h, đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục được một vòng.
-
B.
Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 24 h, đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục được một vòng.
-
C.
Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 12 h, đó chính là thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
-
D.
Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 22 h, đó chính là thời gian Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì:
-
A.
Mặt Trăng phát ra ánh sáng
-
B.
Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời
-
C.
Mặt Trăng là một ngôi sao
-
D.
Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
Chọn đáp án đúng?
-
A.
Mặt Trăng là một ngôi sao như các ngôi sao khác
-
B.
Mặt Trăng phát ra ánh sáng
-
C.
Mặt Trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất
-
D.
Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau.
Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?
-
A.
2 tuần
-
B.
4 tuần
-
C.
6 tuần
-
D.
8 tuần
Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất thời gian khoảng bao lâu?
-
A.
1 tháng
-
B.
3 tháng
-
C.
6 tháng
-
D.
1 năm
Chúng ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng trong tuần trăng là do:
-
A.
hình dạng của Mặt Trăng thay đổi theo thời gian
-
B.
ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau
-
C.
Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời lúc nhiều, lúc ít
-
D.
Cả ba đáp án trên đều đúng.
Lời giải và đáp án
Mặt Trăng phản xạ ánh sáng:
-
A.
các thiên thể
-
B.
các sao
-
C.
các hành tinh
-
D.
Mặt Trời
Đáp án : D
Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì
-
A.
Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng
-
B.
Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời.
-
C.
ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất
-
D.
Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.
Đáp án : C
Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.
Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Mặt Trăng là ___(1)___ tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự ___(2)___ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng ___(3)___ánh sáng mặt trời.
-
A.
(1) hành tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ
-
B.
(1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ
-
C.
(1) hành tinh, (2) phản xạ, (3) hấp thụ
-
D.
(1) vệ tinh, (2) phản xạ, (3) hấp thụ
Đáp án : B
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng phản xạ ánh sáng mặt trời.
Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì:
-
A.
Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục
-
B.
Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục
-
C.
ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời
-
D.
Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục
Đáp án : C
Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Người ta nói đó là:
-
A.
các hình dạng của Mặt Trăng
-
B.
các pha của Mặt Trời
-
C.
các pha của Mặt Trăng
-
D.
sự phản chiếu ánh sáng mặt trời
Đáp án : C
Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Người ta nói đó là các pha của Mặt Trăng.
Thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới là:
-
A.
Mặt Trời
-
B.
Mặt Trăng
-
C.
Hỏa tinh
-
D.
Bầu trời
Đáp án : B
Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới. Năm 1959, nước Nga (Liên Xô cũ) phóng vệ tinh nhân tạo Luna 1 lên Mặt Trăng, mở đầu cho công cuộc khám phá Mặt Trăng.
Quan sát hình vẽ và cho biết tên của các hình dạng Mặt Trăng có trong hình lần lượt là?
-
A.
Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng
-
B.
Trăng tròn, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng
-
C.
Không Trăng, Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng
-
D.
Không Trăng, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng
Đáp án : A
(1) Trăng tròn
(2) Trăng khuyết
(3) Trăng lưỡi liềm
(4) Trăng bán nguyệt
(5) không Trăng
Sắp xếp các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng ở hình bên dưới theo thứ tự trong tháng âm lịch, bắt đầu từ pha không trăng.
-
A.
(8), (7), (5), (4), (3), (6), (2), (1)
-
B.
(8), (5), (7), (3), (6), (4), (2), (1)
-
C.
(8), (7), (5), (3), (4), (6), (2), (1)
-
D.
(8), (5), (3), (4), (6), (1), (2), (7)
Đáp án : D
(8) không Trăng, (5) Trăng lưỡi liềm đầu tháng, (3) Trăng bán nguyệt đầu tháng, (4) Trăng khuyết đầu tháng, (6) Trăng tròn, (1) Trăng khuyết cuối tháng, (2) Trăng bán nguyệt cuối tháng, (7) Trăng lưỡi liềm cuối tháng.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“Nhật thực: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng, _____ ở giữa thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.”
-
A.
Mặt Trời
-
B.
Mặt Trăng
-
C.
Trái Đất
-
D.
Ánh sáng
Đáp án : B
“Nhật thực: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng, Mặt Trăng ở giữa thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.”
Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là bao lâu? Khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?
-
A.
Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 12 h, đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục được một vòng.
-
B.
Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 24 h, đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục được một vòng.
-
C.
Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 12 h, đó chính là thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
-
D.
Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 22 h, đó chính là thời gian Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
Đáp án : B
Thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 24h. Khoảng thời gian đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục của nó được một vòng.
Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì:
-
A.
Mặt Trăng phát ra ánh sáng
-
B.
Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời
-
C.
Mặt Trăng là một ngôi sao
-
D.
Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
Đáp án : B
Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời.
Chọn đáp án đúng?
-
A.
Mặt Trăng là một ngôi sao như các ngôi sao khác
-
B.
Mặt Trăng phát ra ánh sáng
-
C.
Mặt Trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất
-
D.
Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau.
Đáp án : D
A, B sai vì Mặt Trăng không tự phát sáng.
C sai vì Mặt Trăng là vệ tinh quay xung quanh Trái Đất.
D đúng
Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?
-
A.
2 tuần
-
B.
4 tuần
-
C.
6 tuần
-
D.
8 tuần
Đáp án : B
Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau 4 tuần.
Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất thời gian khoảng bao lâu?
-
A.
1 tháng
-
B.
3 tháng
-
C.
6 tháng
-
D.
1 năm
Đáp án : A
Mặt Trăng quay quanh Trái Đất mất khoảng 1 tháng để đi hết 1 vòng.
Chúng ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng trong tuần trăng là do:
-
A.
hình dạng của Mặt Trăng thay đổi theo thời gian
-
B.
ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau
-
C.
Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời lúc nhiều, lúc ít
-
D.
Cả ba đáp án trên đều đúng.
Đáp án : B
Chúng ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng trong tuần trăng là do ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 45. Hệ Mặt Trời và Ngân Hà KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 43. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 45. Hệ Mặt Trời và Ngân Hà - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 44. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 43. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 42. Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 41. Năng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo