Trắc nghiệm Bài 36. Tác dụng của lực - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
A.
Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động
-
B.
Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động
-
C.
Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động
-
D.
Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng
Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng?
-
A.
Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động
-
B.
Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng
-
C.
Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động
-
D.
Quả bóng không bị biến đổi
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường
-
A.
làm mặt tường bị biến dạng
-
B.
làm biến đổi chuyển động của mặt tường
-
C.
không làm mặt tường biến dạng
-
D.
vừa làm mặt tường bị biến dạng, vừa làm biến đổi chuyển động của mặt tường
Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?
-
A.
Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh
-
B.
Đất xốp khi được cày xới cẩn thận
-
C.
Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước
-
D.
Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại
Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra?
-
A.
Quả bóng bị biến dạng
-
B.
Quả bóng bị thay đổi tốc độ
-
C.
Quả bóng vẫn nằm yên
-
D.
Cả A và B đều đúng
Khi đang đi xe đạp, ta dùng tay bóp phanh. Lực nào đã trực tiếp làm cho xe dừng lại
-
A.
Lực của tay người lái xe tác dụng vào phanh xe
-
B.
Lực do má phanh tác dụng vào vành bánh xe
-
C.
Lực của tay tác dụng vào bánh xe
-
D.
Lực của chân người lái xe tác dụng xuống mặt đường
Chọn phát biểu đúng?
-
A.
Lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động
-
B.
Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động
-
C.
Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động
-
D.
Cả B và C đều đúng
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Khi cầu thủ đá vào quả bóng đang nằm yên thì chân cầu thủ đã tác dụng lực lên quả bóng khiến cho quả bóng đang ______ bắt đầu ______.
-
A.
chuyển động, đứng yên
-
B.
đứng yên, chuyển động
-
C.
đứng yên, dừng lại
-
D.
chuyển động, dừng lại
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây:
-
A.
Lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó
-
B.
Lực tác dụng lên một vật đang đứng yên làm vật đó bắt đầu chuyển động.
-
C.
Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật đó bị biến dạng
-
D.
Khi đánh tennis, lưới vợt đã tác dụng lên quả bóng một lực làm quả bóng chỉ bị biến dạng
Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái banh. Khi đó mặt vợt có tác dụng lực
-
A.
Làm biến dạng trái banh và biến đổi chuyển động của nó
-
B.
Chỉ làm biến đổi chuyển động của trái banh
-
C.
Chỉ làm biến dạng trái banh
-
D.
Cả 3 câu đều sai
Trong lần sút phạt của Quang Hải tại trận chung kết U23 Châu Á 2018 giữa hai đội Việt Nam – Uzbekistan, lực đá của Quang Hải vào quả bóng làm quả bóng:
-
A.
Chỉ biến đổi chuyển động
-
B.
Vừa biến đổi chuyển động vừa bị biến dạng
-
C.
Chỉ bị biến dạng
-
D.
Tùy vào lực đá mạnh hay nhẹ
Kết luận nào sau đây không đúng
-
A.
Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
-
B.
Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
-
C.
Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
-
D.
Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.
Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.
-
A.
Gió thổi cành lá đung đưa
-
B.
Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại
-
C.
Một vật đang rơi từ trên cao xuống
-
D.
Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần
Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí:
.... là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
-
A.
Véctơ
-
B.
Thay đổi
-
C.
Vận tốc
-
D.
Lực
Lời giải và đáp án
Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
A.
Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động
-
B.
Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động
-
C.
Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động
-
D.
Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng
Đáp án : A
Lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động. Lực chỉ là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trạng thái chuyển động (thay đổi hướng, tốc độ, hình dạng).
Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng?
-
A.
Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động
-
B.
Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng
-
C.
Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động
-
D.
Quả bóng không bị biến đổi
Đáp án : C
Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khi đó quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường
-
A.
làm mặt tường bị biến dạng
-
B.
làm biến đổi chuyển động của mặt tường
-
C.
không làm mặt tường biến dạng
-
D.
vừa làm mặt tường bị biến dạng, vừa làm biến đổi chuyển động của mặt tường
Đáp án : C
Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng. Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường làm mặt tường bị biến dạng và làm biến đổi chuyển động của mặt tường.
Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?
-
A.
Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh
-
B.
Đất xốp khi được cày xới cẩn thận
-
C.
Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước
-
D.
Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại
Đáp án : C
Các trường hợp A, B, D đều bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực.
Trường hợp C không bị biến dạng.
Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra?
-
A.
Quả bóng bị biến dạng
-
B.
Quả bóng bị thay đổi tốc độ
-
C.
Quả bóng vẫn nằm yên
-
D.
Cả A và B đều đúng
Đáp án : D
Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất thì quả bóng sẽ biến dạng và thay đổi tốc độ.
Khi đang đi xe đạp, ta dùng tay bóp phanh. Lực nào đã trực tiếp làm cho xe dừng lại
-
A.
Lực của tay người lái xe tác dụng vào phanh xe
-
B.
Lực do má phanh tác dụng vào vành bánh xe
-
C.
Lực của tay tác dụng vào bánh xe
-
D.
Lực của chân người lái xe tác dụng xuống mặt đường
Đáp án : B
Tay chúng ta chỉ làm cho tay phanh bị biến đổi chuyển động và phanh bị biến dạng. Xe dừng lại là do má phanh tác dụng vào vành bánh xe một lực.
Chọn phát biểu đúng?
-
A.
Lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động
-
B.
Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động
-
C.
Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động
-
D.
Cả B và C đều đúng
Đáp án : A
- Lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động. Ví dụ: bạn An đang đạp xe trên đường, sau đó bạn ấy ngừng đạp thì xe vẫn tiếp tục chuyển động.
- Lực chỉ là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trạng thái chuyển động, không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Khi cầu thủ đá vào quả bóng đang nằm yên thì chân cầu thủ đã tác dụng lực lên quả bóng khiến cho quả bóng đang ______ bắt đầu ______.
-
A.
chuyển động, đứng yên
-
B.
đứng yên, chuyển động
-
C.
đứng yên, dừng lại
-
D.
chuyển động, dừng lại
Đáp án : B
Khi cầu thủ đá vào quả bóng đang nằm yên thì chân cầu thủ đã tác dụng lực lên quả bóng khiến cho quả bóng đang đứng yên bắt đầu chuyển động.
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây:
-
A.
Lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó
-
B.
Lực tác dụng lên một vật đang đứng yên làm vật đó bắt đầu chuyển động.
-
C.
Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật đó bị biến dạng
-
D.
Khi đánh tennis, lưới vợt đã tác dụng lên quả bóng một lực làm quả bóng chỉ bị biến dạng
Đáp án : D
A – Đúng. Lực tác dụng lên một vật sẽ làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm vật biến dạng
B – Đúng. Lực sẽ làm một vật đang đứng yên sẽ làm vật bắt đầu chuyển động
C – Đúng. Lực tác dụng lên một vật sẽ làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm vật đó biến dạng
D – Sai. lưới vợt đã tác dụng lên quả bóng một lực làm quả bóng bị biến dạng và cả biến đổi chuyển động của quả bóng làm cho quả bóng bay đi
Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái banh. Khi đó mặt vợt có tác dụng lực
-
A.
Làm biến dạng trái banh và biến đổi chuyển động của nó
-
B.
Chỉ làm biến đổi chuyển động của trái banh
-
C.
Chỉ làm biến dạng trái banh
-
D.
Cả 3 câu đều sai
Đáp án : A
Khi đánh tennit, vận động viên đập mặt vợt vào trái banh. Khi đó mặt vợt đã làm quả bóng biến dạng và làm cho quả bóng đổi hướng chuyển động và bay nhanh hơn
Vậy mặt vợt đã làm biến dạng trái banh và biến đổi chuyển động của nó
Trong lần sút phạt của Quang Hải tại trận chung kết U23 Châu Á 2018 giữa hai đội Việt Nam – Uzbekistan, lực đá của Quang Hải vào quả bóng làm quả bóng:
-
A.
Chỉ biến đổi chuyển động
-
B.
Vừa biến đổi chuyển động vừa bị biến dạng
-
C.
Chỉ bị biến dạng
-
D.
Tùy vào lực đá mạnh hay nhẹ
Đáp án : B
Lực do Quang Hải tác dụng vào trái bóng sẽ là quả bóng bị méo đi 1 chút và bay đi
Vậy lực đá sẽ làm quả bóng vừa biến đổi chuyển động vừa bị biến dạng
Kết luận nào sau đây không đúng
-
A.
Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
-
B.
Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
-
C.
Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
-
D.
Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.
Đáp án : A
Ta có: Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật.
A - sai
B, C, D - đúng
Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.
-
A.
Gió thổi cành lá đung đưa
-
B.
Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại
-
C.
Một vật đang rơi từ trên cao xuống
-
D.
Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần
Đáp án : B
Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.
Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí:
.... là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
-
A.
Véctơ
-
B.
Thay đổi
-
C.
Vận tốc
-
D.
Lực
Đáp án : D
Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật.
=> Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 37. Lực hấp dẫn và trọng lượng KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 38. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 39. Biến dạng của lò xo. Phép đo lực KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Lực ma sát KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 35. Lực và biểu diễn lực KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 45. Hệ Mặt Trời và Ngân Hà - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 44. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 43. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 42. Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 41. Năng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo