Trắc nghiệm Bài 6. Đo thời gian - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:
-
A.
tuần
-
B.
ngày
-
C.
giây
-
D.
giờ
Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?
-
A.
Giá trị của lần đo cuối cùng
-
B.
Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất
-
C.
Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được
-
D.
Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất
Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để:
-
A.
lựa chọn đồng hồ đo phù hợp
-
B.
đặt mắt đúng cách
-
C.
đọc kết quả đo chính xác
-
D.
hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách
Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:
1) Đặt mắt nhìn đúng cách
2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp
3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách
4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định
5) Thực hiện phép đo thời gian
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:
-
A.
1, 2, 3, 4, 5
-
B.
3, 2, 5, 4, 1
-
C.
2, 3, 1, 5, 4
-
D.
2, 1, 3, 5, 4
Lựa chọn đồng hồ phù hợp với việc đo thời gian khi hát bài “Đội ca”.
-
A.
Đồng hồ bấm giây
-
B.
Đồng hồ để bàn
-
C.
Đồng hồ cát
-
D.
Đồng hồ đeo tay
Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?
-
A.
Không hiệu chỉnh đồng hồ
-
B.
Đặt mắt nhìn lệch
-
C.
Đọc kết quả chậm
-
D.
Cả ba nguyên nhân trên.
Để thực hiện đo thời gian khi đi bộ từ cổng trường vào lớp học, ta nên dùng loại đồng hồ nào?
-
A.
Đồng hồ cát
-
B.
Đồng hồ để bàn
-
C.
Đồng hồ bấm giây
-
D.
Đồng hồ đeo tay
Tại sao khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây?
-
A.
vì nó dễ sử dụng
-
B.
vì nó cho độ chính xác cao
-
C.
vì nó nhỏ gọn
-
D.
cả ba đáp án trên đều sai
Để đo thời gian vận động viên chạy 100m, loại đồng hồ thích hợp nhất là
-
A.
đồng hồ để bàn
-
B.
đồng hồ bấm giây
-
C.
đồng hồ treo tường
-
D.
đồng hồ cát
Khi đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian:
-
A.
từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích
-
B.
từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích
-
C.
bạn Nguyên chạy 50m rồi nhân đôi
-
D.
bạn Nguyên chạy 200m rồi chia đôi
-
A.
Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo.
-
B.
Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ
-
C.
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ
-
D.
Đặt mắt nhìn theo hướng chếch sang trái mặt đồng hồ
Mô tả sau đây nói về loại đồng hồ nào?
“Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”.
-
A.
đồng hồ để bàn
-
B.
đồng hồ bấm giây
-
C.
đồng hồ treo tường
-
D.
đồng hồ cát
-
A.
48,6 phút
-
B.
2916 giây
-
C.
0,8 giờ
-
D.
0,81 giờ
-
A.
1 giờ 20 phút = 3800 giây
-
B.
45 phút = 2700 giây
-
C.
24 giờ = 864000 giây
-
D.
1 giờ = 36000 giây
Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây:
-
A.
Đồng hồ quả lắc
-
B.
Đồng hồ hẹn giờ
-
C.
Đồng hồ bấm bấm giây
-
D.
Đồng hồ đeo tay
Hãy ghép tên các loại đồng hồ (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại đồng hồ đó (ở cột bên phải).
Loại đồng hồ |
Công dụng |
1. Đồng hồ treo tường 2. Đồng hồ cát 3. Đồng hồ bấm giây |
a) dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, trong thí nghiệm b) dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao c) dùng để đo thời gian hằng ngày |
-
A.
1 – c; 2 – b; 3 – a
-
B.
1 – b; 2 – c; 3 – a
-
C.
1 – c; 2 – a; 3 – b
-
D.
1 – a; 2 – b; 3 – c
Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:
-
A.
1 giờ 3 phút
-
B.
1 giờ 27 phút
-
C.
2 giờ 33 phút
-
D.
10 giờ 33 phút
Lời giải và đáp án
Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:
-
A.
tuần
-
B.
ngày
-
C.
giây
-
D.
giờ
Đáp án : C
Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s.
Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?
-
A.
Giá trị của lần đo cuối cùng
-
B.
Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất
-
C.
Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được
-
D.
Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất
Đáp án : C
Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được là kết quả của phép đo.
Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để:
-
A.
lựa chọn đồng hồ đo phù hợp
-
B.
đặt mắt đúng cách
-
C.
đọc kết quả đo chính xác
-
D.
hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách
Đáp án : A
Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để lựa chọn đồng hồ đo phù hợp.
Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:
1) Đặt mắt nhìn đúng cách
2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp
3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách
4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định
5) Thực hiện phép đo thời gian
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:
-
A.
1, 2, 3, 4, 5
-
B.
3, 2, 5, 4, 1
-
C.
2, 3, 1, 5, 4
-
D.
2, 1, 3, 5, 4
Đáp án : C
Các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:
- Bước 1: Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp
- Bước 2: Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách
- Bước 3: Đặt mắt nhìn đúng cách
- Bước 4: Thực hiện phép đo thời gian
- Bước 5: Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định
Lựa chọn đồng hồ phù hợp với việc đo thời gian khi hát bài “Đội ca”.
-
A.
Đồng hồ bấm giây
-
B.
Đồng hồ để bàn
-
C.
Đồng hồ cát
-
D.
Đồng hồ đeo tay
Đáp án : A
Ước lượng thời gian.
Ta ước lượng khoảng thời gian hết xong bài “Đội ca” từ 3 – 4 phút.
Suy ra chọn đồng hồ bấm giây là hợp lí và cho độ chính xác cao.
Dùng đồng hồ cát thì nhanh quá, đồng hồ để bàn và đồng hồ đeo tay không xác định được độ chính xác cao.
Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?
-
A.
Không hiệu chỉnh đồng hồ
-
B.
Đặt mắt nhìn lệch
-
C.
Đọc kết quả chậm
-
D.
Cả ba nguyên nhân trên.
Đáp án : D
- Không hiệu chỉnh đồng hồ sẽ dẫn đến kết quả đo bị sai
- Đặt mắt nhìn lệch sẽ dẫn đến đọc lệch kết quả đo
- Đọc kết quả chậm sẽ dẫn đến bị sai kết quả.
Để thực hiện đo thời gian khi đi bộ từ cổng trường vào lớp học, ta nên dùng loại đồng hồ nào?
-
A.
Đồng hồ cát
-
B.
Đồng hồ để bàn
-
C.
Đồng hồ bấm giây
-
D.
Đồng hồ đeo tay
Đáp án : C
Ước lượng thời gian.
Khoảng thời gian đi bộ từ cổng trường vào lớp học khá ngắn, ta ước lượng khoảng thời gian đó là 2 – 3 phút. Do đó, để chính xác ta nên sử dụng đồng hồ bấm giây.
Tại sao khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây?
-
A.
vì nó dễ sử dụng
-
B.
vì nó cho độ chính xác cao
-
C.
vì nó nhỏ gọn
-
D.
cả ba đáp án trên đều sai
Đáp án : B
Khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây vì nó cho độ chính xác cao.
Để đo thời gian vận động viên chạy 100m, loại đồng hồ thích hợp nhất là
-
A.
đồng hồ để bàn
-
B.
đồng hồ bấm giây
-
C.
đồng hồ treo tường
-
D.
đồng hồ cát
Đáp án : B
Ước lượng thời gian vận động viên chạy 100m để lựa chọn đồng hồ phù hợp.
Ta ước lượng thời gian vận động viên chạy 100 m là từ 10 – 15 giây => lựa chọn đồng hồ bấm giây là thích hợp nhất.
Khi đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian:
-
A.
từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích
-
B.
từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích
-
C.
bạn Nguyên chạy 50m rồi nhân đôi
-
D.
bạn Nguyên chạy 200m rồi chia đôi
Đáp án : B
Khi đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.
-
A.
Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo.
-
B.
Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ
-
C.
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ
-
D.
Đặt mắt nhìn theo hướng chếch sang trái mặt đồng hồ
Đáp án : D
Khi sử dụng đồng hồ để đo thời gian của một hoạt động cần lưu ý:
- Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo.
- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ
Mô tả sau đây nói về loại đồng hồ nào?
“Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”.
-
A.
đồng hồ để bàn
-
B.
đồng hồ bấm giây
-
C.
đồng hồ treo tường
-
D.
đồng hồ cát
Đáp án : D
“Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”.
=> Đồng hồ cát. Mỗi đồng hồ cát đo một khoảng thời gian rất ngắn bằng khoảng thời gian khi cát từ bình này chảy hết vào bình kia.
-
A.
48,6 phút
-
B.
2916 giây
-
C.
0,8 giờ
-
D.
0,81 giờ
Đáp án : C
Ta có: 1 giờ = 60 phút và 1 phút = 60 giây.
Suy ra:
48 phút 36 giây = 48 + 36/60 = 48,6 phút
48 phút 36 giây = 48.60 + 36 = 2916 giây
48 phút 36 giây = 48,6 phút = 48,6/60 = 0,81 giờ
-
A.
1 giờ 20 phút = 3800 giây
-
B.
45 phút = 2700 giây
-
C.
24 giờ = 864000 giây
-
D.
1 giờ = 36000 giây
Đáp án : B
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
1 giờ 20 phút = 60.60 + 20.60 = 4800 giây => A sai
45 phút = 45.60 = 2700 giây => B đúng
24 giờ = 24.60.60 = 86400 giây => C sai
1 giờ = 60.60 = 3600 giây => D sai
Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây:
-
A.
Đồng hồ quả lắc
-
B.
Đồng hồ hẹn giờ
-
C.
Đồng hồ bấm bấm giây
-
D.
Đồng hồ đeo tay
Đáp án : C
Do việc xác định thành tích của vận động viên đòi hỏi cần độ chính xác cao nên ta sử dụng đồng hồ bấm giây là phù hợp nhất.
Hãy ghép tên các loại đồng hồ (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại đồng hồ đó (ở cột bên phải).
Loại đồng hồ |
Công dụng |
1. Đồng hồ treo tường 2. Đồng hồ cát 3. Đồng hồ bấm giây |
a) dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, trong thí nghiệm b) dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao c) dùng để đo thời gian hằng ngày |
-
A.
1 – c; 2 – b; 3 – a
-
B.
1 – b; 2 – c; 3 – a
-
C.
1 – c; 2 – a; 3 – b
-
D.
1 – a; 2 – b; 3 – c
Đáp án : A
- Đồng hồ treo tường: dùng để đo thời gian hằng ngày
- Đồng hồ cát: dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao
- Đồng hồ bấm giây dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, trong thí nghiệm
Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:
-
A.
1 giờ 3 phút
-
B.
1 giờ 27 phút
-
C.
2 giờ 33 phút
-
D.
10 giờ 33 phút
Đáp án : B
Đổi thời gian về cùng một đơn vị.
Khoảng thời gian = Thời gian sau – Thời gian trước.
Ta có: 13 giờ 48 phút = 13.60 + 48 = 828 phút
15 giờ 15 phút = 15.60 + 15 = 915 phút
Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:
\(t = 915 - 828 = 87\) phút = (60 + 27) phút = 1 giờ 27 phút.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5. Đo khối lượng KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4. Đo chiều dài KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 45. Hệ Mặt Trời và Ngân Hà - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 44. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 43. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 42. Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 41. Năng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo