Trắc nghiệm Bài 45. Hệ Mặt Trời và Ngân Hà - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Mặt Trời là một

  • A.

    vệ tinh

  • B.

    ngôi sao

  • C.

    hành tinh

  • D.

    sao băng

Câu 2 :

Tên thiên hà của chúng ta là:

  • A.

    Mặt Trời

  • B.

    Mặt Trăng

  • C.

    Ngân Hà

  • D.

    Hành tinh

Câu 3 :

Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là:

  • A.

    Hỏa tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.

  • B.

    Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh

  • C.

    Kim tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh

  • D.

    Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh

Câu 4 :

Hành tinh gần Mặt Trời nhất và hành tinh xa Mặt Trời nhất lần lượt là?

  • A.

    Thủy tinh và Thiên Vương tinh

  • B.

    Thủy tinh và Hải Vương tinh

  • C.

    Trái Đất và Hỏa tinh

  • D.

    Trái Đất và Thiên Vương tinh

Câu 5 :

Tính từ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh thứ mấy trong hệ Mặt Trời?

  • A.

    thứ 1

  • B.

    thứ 2

  • C.

    thứ 3

  • D.

    thứ 4

Câu 6 :

Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của hành tinh nào có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất.

  • A.

    Kim tinh

  • B.

    Thổ tinh

  • C.

    Hỏa tinh

  • D.

    Thủy tinh

Câu 7 :

Hành tinh có sự sống trong hệ Mặt Trời là:

  • A.

    Thủy tinh

  • B.

    Trái Đất

  • C.

    Kim tinh

  • D.

    Mộc tinh

Câu 8 :

Ta nhìn thấy các hành tinh trong hệ Mặt Trời là do:

  • A.

    các hành tinh phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trăng

  • B.

    các hành tinh tự phát ra ánh sáng

  • C.

    các hành tinh được Mặt Trời chiếu sáng rồi phản xạ đến Trái Đất

  • D.

    cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 9 :

Hành tinh nào có nhiệt độ cao nhất trong hệ Mặt Trời?

  • A.

    Thủy tinh

  • B.

    Trái Đất

  • C.

    Kim tinh

  • D.

    Mộc tinh

Câu 10 :

Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là:

  • A.

    sao đôi

  • B.

    sao chổi

  • C.

    sao băng

  • D.

    sao siêu mới

Câu 11 :

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là ____. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là ____, hành tinh xa Mặt Trời nhất là ____.

Các từ còn thiếu lần lượt là:

  • A.

    giống nhau, Trái Đất, Thiên Vương tinh

  • B.

    khác nhau, Thủy tinh, Thiên Vương tinh

  • C.

    khác nhau, Thủy tinh, Hải vương tinh

  • D.

    giống nhau, Kim tinh, Thiên Vương tinh

Câu 12 :

Chu kì quay quanh Mặt Trời của Hỏa tinh được gọi là một năm Hỏa tinh. Em hãy cho biết một năm Hỏa tinh bằng bao nhiêu ngày trên Trái Đất?

  • A.

    365 ngày

  • B.

    224 ngày

  • C.

    600 ngày

  • D.

    687 ngày

Câu 13 :

Em hãy cho biết các thiên thể số 4, 6, 8 trong hình bên là những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời.

  • A.

    Trái Đất, Mộc tinh, Hải Vương tinh

  • B.

    Hỏa tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh

  • C.

    Trái Đất, Mộc tinh, Thiên Vương tinh

  • D.

    Hỏa tinh, Kim tinh, Thổ tinh

Câu 14 :

Ngân Hà là:

  • A.

    Thiên Hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời

  • B.

    một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ

  • C.

    tên gọi khác của hệ Mặt Trời

  • D.

    dải sáng trong vũ trụ

Câu 15 :

Chọn đáp án đúng?

  • A.

    Bốn hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh

  • B.

    Bốn hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời là: Hỏa tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh

  • C.

    Chu kì tự quay quanh Mặt Trời của Thủy tinh là 224,7 ngày

  • D.

    Khoảng cách từ Thổ tinh đến Mặt Trời là 9,54 AU.

Câu 16 :

Hệ Mặt Trời nằm ở:

  • A.

    trung tâm của Ngân Hà

  • B.

    rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà

  • C.

    trung tâm một vòng xoắn của Ngân Hà

  • D.

    cả B và C đều đúng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Mặt Trời là một

  • A.

    vệ tinh

  • B.

    ngôi sao

  • C.

    hành tinh

  • D.

    sao băng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mặt Trời tự phát ra ánh sáng. Mặt Trời là một ngôi sao.

Câu 2 :

Tên thiên hà của chúng ta là:

  • A.

    Mặt Trời

  • B.

    Mặt Trăng

  • C.

    Ngân Hà

  • D.

    Hành tinh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tên thiên hà của chúng ta là Ngân Hà.

Câu 3 :

Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là:

  • A.

    Hỏa tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.

  • B.

    Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh

  • C.

    Kim tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh

  • D.

    Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là:

Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

Câu 4 :

Hành tinh gần Mặt Trời nhất và hành tinh xa Mặt Trời nhất lần lượt là?

  • A.

    Thủy tinh và Thiên Vương tinh

  • B.

    Thủy tinh và Hải Vương tinh

  • C.

    Trái Đất và Hỏa tinh

  • D.

    Trái Đất và Thiên Vương tinh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh.

Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.

Câu 5 :

Tính từ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh thứ mấy trong hệ Mặt Trời?

  • A.

    thứ 1

  • B.

    thứ 2

  • C.

    thứ 3

  • D.

    thứ 4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tính từ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời.

Câu 6 :

Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của hành tinh nào có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất.

  • A.

    Kim tinh

  • B.

    Thổ tinh

  • C.

    Hỏa tinh

  • D.

    Thủy tinh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: Chu kì tự quay của Hỏa tinh là 1,03 ngày, của Trái Đất là 1 ngày.

Vậy trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của Hỏa tinh có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất.

Câu 7 :

Hành tinh có sự sống trong hệ Mặt Trời là:

  • A.

    Thủy tinh

  • B.

    Trái Đất

  • C.

    Kim tinh

  • D.

    Mộc tinh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hành tinh có sự sống trong hệ Mặt Trời là Trái Đất.

Câu 8 :

Ta nhìn thấy các hành tinh trong hệ Mặt Trời là do:

  • A.

    các hành tinh phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trăng

  • B.

    các hành tinh tự phát ra ánh sáng

  • C.

    các hành tinh được Mặt Trời chiếu sáng rồi phản xạ đến Trái Đất

  • D.

    cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta nhìn thấy các hành tinh trong hệ Mặt Trời là do các hành tinh được Mặt Trời chiếu sáng rồi phản xạ đến Trái Đất.

Câu 9 :

Hành tinh nào có nhiệt độ cao nhất trong hệ Mặt Trời?

  • A.

    Thủy tinh

  • B.

    Trái Đất

  • C.

    Kim tinh

  • D.

    Mộc tinh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hành tinh nào có nhiệt độ cao nhất trong hệ Mặt Trời là Kim tinh.

Kim tinh là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời với nhiệt độ của bầu khí quyển trên 4000C, nguyên nhân chủ yếu là do hiệu ứng nhà kính của bầu khí quyển

Câu 10 :

Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là:

  • A.

    sao đôi

  • B.

    sao chổi

  • C.

    sao băng

  • D.

    sao siêu mới

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là sao băng.

Câu 11 :

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là ____. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là ____, hành tinh xa Mặt Trời nhất là ____.

Các từ còn thiếu lần lượt là:

  • A.

    giống nhau, Trái Đất, Thiên Vương tinh

  • B.

    khác nhau, Thủy tinh, Thiên Vương tinh

  • C.

    khác nhau, Thủy tinh, Hải vương tinh

  • D.

    giống nhau, Kim tinh, Thiên Vương tinh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh, hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.

Câu 12 :

Chu kì quay quanh Mặt Trời của Hỏa tinh được gọi là một năm Hỏa tinh. Em hãy cho biết một năm Hỏa tinh bằng bao nhiêu ngày trên Trái Đất?

  • A.

    365 ngày

  • B.

    224 ngày

  • C.

    600 ngày

  • D.

    687 ngày

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Một năm Hỏa tinh là 1,88 năm tương ứng với 365,25 x 1,88 = 687 ngày Trái Đất.

Câu 13 :

Em hãy cho biết các thiên thể số 4, 6, 8 trong hình bên là những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời.

  • A.

    Trái Đất, Mộc tinh, Hải Vương tinh

  • B.

    Hỏa tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh

  • C.

    Trái Đất, Mộc tinh, Thiên Vương tinh

  • D.

    Hỏa tinh, Kim tinh, Thổ tinh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Số 4: Trái Đất

- Số 6: Mộc tinh

- Số 8: Thiên Vương tinh

Câu 14 :

Ngân Hà là:

  • A.

    Thiên Hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời

  • B.

    một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ

  • C.

    tên gọi khác của hệ Mặt Trời

  • D.

    dải sáng trong vũ trụ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngân Hà là Thiên Hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời.

Câu 15 :

Chọn đáp án đúng?

  • A.

    Bốn hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh

  • B.

    Bốn hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời là: Hỏa tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh

  • C.

    Chu kì tự quay quanh Mặt Trời của Thủy tinh là 224,7 ngày

  • D.

    Khoảng cách từ Thổ tinh đến Mặt Trời là 9,54 AU.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A sai vì Mộc tinh thuộc vòng ngoài của hệ Mặt Trời.

B sai vì hỏa tinh thuộc vòng trong của hệ Mặt Trời.

C sai vì chu kì tự quay quanh Mặt Trời của Thủy tinh là 88 ngày.

D đúng.

Câu 16 :

Hệ Mặt Trời nằm ở:

  • A.

    trung tâm của Ngân Hà

  • B.

    rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà

  • C.

    trung tâm một vòng xoắn của Ngân Hà

  • D.

    cả B và C đều đúng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà.