Trắc nghiệm Bài 39. Biến dạng của lò xo. Phép đo lực - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Để thuận lợi trong việc xác định khối lượng của vật, các nhà sản xuất đã chế tạo ra những chiếc cân xách tay gọn nhẹ. Những chiếc cân này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

  • A.

    Biến dạng của lò xo

  • B.

    Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

  • C.

    Dãn nở vì nhiệt của chất rắn

  • D.

    Dãn nở vì nhiệt của chất khí

Câu 2 :

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

  • A.

    Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng

  • B.

    Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng

  • C.

    Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng

  • D.

    Lực kế là dụng cụ để đo lực

Câu 3 :

Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. Điều này có nghĩa

  • A.

    khối lượng của vật bằng 2 g

  • B.

    trọng lượng của vật bằng 2 N

  • C.

    khối lượng của vật bằng 1 g

  • D.

    trọng lượng của vật bằng 1 N

Câu 4 :

Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Biết rằng độ dãn của lò xo phụ thuộc vào lực tác dụng được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:

Câu 4.1

Độ dài của lò xo khi chịu tác dụng của lực có độ lớn 2 N.

  • A.

    22 cm

  • B.

    24 cm

  • C.

    26 cm

  • D.

    28 cm

Câu 4.2

Độ dài của lò xo khi chịu tác dụng của lực có độ lớn 4 N.

  • A.

    22 cm

  • B.

    24 cm

  • C.

    26 cm

  • D.

    28 cm

Câu 4.3

Độ dài của lò xo khi chịu tác dụng của lực có độ lớn 6 N.

  • A.

    22 cm

  • B.

    24 cm

  • C.

    26 cm

  • D.

    28 cm

Câu 5 :

Hai lò xo có chiều dài ban đầu như nhau. Treo hai vật có cùng khối lượng vào hai lò xo đó. Hỏi độ dãn của hai lò xo có như nhau không?

  • A.

    Như nhau

  • B.

    Khác nhau

  • C.

    Có thể như nhau hoặc khác nhau

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 6 :

Chiều dài ban đầu của lò xo là 25 cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 27 cm. Cho biết lò xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn là bao nhiêu?

  • A.

    Lò xo bị nén 2 cm

  • B.

    Lò xo bị dãn 2 cm

  • C.

    Lò xo bị dãn 7 cm

  • D.

    Lò xo bị nén 7 cm

Câu 7 :

Cho các thao tác sau:

a) Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo lực kế

b) Hiệu chỉnh lực kế

c) Cầm vỏ của lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo

d) Ước lượng giá trị lực cần đo để lựa chọn lực kế phù hợp.

e) Đọc và ghi kết quả đo, kết quả đo là số chỉ gần nhất với kim chỉ thị.

Sắp xếp các thao tác sử dụng đúng thứ tự khi thực hiện phép đo lực.

  • A.

    b – d – c – a – e

  • B.

    b – d – a – c – e

  • C.

    d – b – a – c – e

  • D.

    d – b – c – a – e

Câu 8 :

Một lò xo dài thêm 10 cm khi treo vào đầu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 15 N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo này là 20 cm.

  • A.

    30 cm

  • B.

    40 cm

  • C.

    37,5 cm

  • D.

    17,5 cm

Câu 9 :

Nếu treo vật có khối lượng 1 kg vào một cái “cân lò xo” thì lò xo của cân có chiều dài 10 cm. Nếu treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo có chiều dài 9 cm. Hỏi nếu treo vật có khối lượng 200g thì lò xo sẽ có chiều dài bao nhiêu?

  • A.

    10,4 cm

  • B.

    8 cm

  • C.

    8,4 cm

  • D.

    7 cm

Câu 10 :

Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi treo các vật có khối lượng m khác nhau vào lò xo thì chiều dài của lò xo là l được ghi lại trong bảng dưới đây:

m (g)

20

40

50

60

l (cm)

22

?

25

?

Số thích hợp trong dấu ? lần lượt là:

  • A.

    23 và 26

  • B.

    24 và 26

  • C.

    24 và 28

  • D.

    24,5 và 26,5

Câu 11 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Khi có lực tác dụng lên lò xo thì lò xo …. Khi lực thôi tác dụng thì lò xo ….”

  • A.

    biến dạng, tự trở về hình dạng ban đầu.

  • B.

    dãn ra, ngắn lại

  • C.

    biến dạng, ngắn lại

  • D.
    nén lại, dài ra
Câu 12 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với …”

  • A.

    độ cứng của lò xo

  • B.

    khối lượng vật treo

  • C.

    độ biến dạng của lò xo

  • D.
    độ cao vật treo
Câu 13 :

Khi treo vật nặng có trọng lượng 1 N, lò xo dãn ra 0,5 cm. Hỏi khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo dãn ra bao nhiêu?

  • A.

    3 cm

  • B.

    2 cm

  • C.

    1 cm

  • D.

    1,5 cm

Câu 14 :

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo treo một quả cân có khối lượng 50 g. Khi quả cân nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 12 cm. Hỏi khi treo 2 quả cân như trên vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Cho biết độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

  • A.

    12 cm

  • B.

    16 cm

  • C.

    17 cm

  • D.

    14 cm

Câu 15 :

Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, nếu lực kéo quá lớn, vượt qua giá trị giới hạn của lò xo thì khi thôi tác dụng lực:

  • A.

    Lò xo luôn trở về hình dạng ban đầu

  • B.

    Lò xo không thể trở về hình dạng ban đầu

  • C.

    Lò xo có thể trở về hình dạng ban đầu

  • D.
    Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 16 :

Lần lượt treo vào một lò xo các vật có khối lượng \({m_1},{m_2},{m_3}\) thì lò xo dãn ra như hình vẽ. Hãy so sánh các khối lượng \({m_1},{m_2},{m_3}\).

  • A.

    \({m_1} > {m_2} > {m_3}\)

  • B.

    \({m_1} = {m_2} = {m_3}\)

  • C.

    \({m_1} < {m_2} < {m_3}\)

  • D.
    \({m_2} > {m_1} > {m_3}\)
Câu 17 :

Độ biến dạng của lò xo được xác định theo công thức:

  • A.

    \(\Delta l = {l_0} - l\)

  • B.
    \(\Delta l = l - {l_0}\)
  • C.
    \(\Delta l = \dfrac{l}{{{l_0}}}\)
  • D.
    \(\Delta l = l.{l_0}\)
Câu 18 : Dùng hai tay kéo hai đầu của lò xo. Khi đó, lực của tay tác dụng lên lò xo và lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên tay là hai lực:
  • A.

    cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn

  • B.

    cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn

  • C.

    cùng phương, cùng chiều, khác độ lớn

  • D.
    cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn
Câu 19 :

Treo một quả cân 100 g vào một lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 2.

Câu 19.1

Nếu treo thêm quả cân 50g vào lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ bao nhiêu?

  • A.

    vạch thứ 3

  • B.

    vạch thứ 4

  • C.
    vạch thứ 2
  • D.
    vạch thứ 5
Câu 19.2

Khi kim của lực kế chỉ vạch thứ 5 thì tổng khối lượng của các quả cân đã treo vào lực kế là bao nhiêu?

  • A.

    150 g

  • B.

    200 g

  • C.
    250 g
  • D.
    300 g
Câu 20 :

Lò xo không bị biến dạng khi:

  • A.

    dùng tay kéo dãn lò xo

  • B.

    dùng tay ép chặt lò xo

  • C.

    kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo

  • D.
    dùng tay nâng lò xo lên
Câu 21 :

Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11 cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bằng bao nhiêu?

  • A.

    12 cm

  • B.
    13 cm
  • C.
    13,5 cm
  • D.
    14 cm

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Để thuận lợi trong việc xác định khối lượng của vật, các nhà sản xuất đã chế tạo ra những chiếc cân xách tay gọn nhẹ. Những chiếc cân này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

  • A.

    Biến dạng của lò xo

  • B.

    Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

  • C.

    Dãn nở vì nhiệt của chất rắn

  • D.

    Dãn nở vì nhiệt của chất khí

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Những chiếc cân này hoạt động dựa trên nguyên tắc biến dạng của lò xo.

Câu 2 :

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

  • A.

    Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng

  • B.

    Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng

  • C.

    Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng

  • D.

    Lực kế là dụng cụ để đo lực

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lực kế là dụng cụ để đo lực.

Câu 3 :

Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. Điều này có nghĩa

  • A.

    khối lượng của vật bằng 2 g

  • B.

    trọng lượng của vật bằng 2 N

  • C.

    khối lượng của vật bằng 1 g

  • D.

    trọng lượng của vật bằng 1 N

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. Điều này có nghĩa là: trọng lượng của vật bằng 2 N hay khối lượng của vật bằng 200g.

Câu 4 :

Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Biết rằng độ dãn của lò xo phụ thuộc vào lực tác dụng được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:

Câu 4.1

Độ dài của lò xo khi chịu tác dụng của lực có độ lớn 2 N.

  • A.

    22 cm

  • B.

    24 cm

  • C.

    26 cm

  • D.

    28 cm

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Phân tích đồ thị.

Lời giải chi tiết :

Từ đồ thị, ta thấy:

Khi lực tác dụng là 2 N thì độ dãn của lò xo là 2 cm. Khi đó, chiều dài của lò xo là:

20 + 2 = 22 cm.

Câu 4.2

Độ dài của lò xo khi chịu tác dụng của lực có độ lớn 4 N.

  • A.

    22 cm

  • B.

    24 cm

  • C.

    26 cm

  • D.

    28 cm

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Phân tích đồ thị.

Lời giải chi tiết :

Từ đồ thị, ta thấy:

Khi lực tác dụng là 4 N thì độ dãn của lò xo là 4 cm. Khi đó, chiều dài của lò xo là:

20 + 4 = 24 cm.

Câu 4.3

Độ dài của lò xo khi chịu tác dụng của lực có độ lớn 6 N.

  • A.

    22 cm

  • B.

    24 cm

  • C.

    26 cm

  • D.

    28 cm

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Phân tích đồ thị.

Lời giải chi tiết :

Từ đồ thị, ta thấy:

Khi lực tác dụng là 6 N thì độ dãn của lò xo là 6 cm. Khi đó, chiều dài của lò xo là:

20 + 6 = 26cm.

Câu 5 :

Hai lò xo có chiều dài ban đầu như nhau. Treo hai vật có cùng khối lượng vào hai lò xo đó. Hỏi độ dãn của hai lò xo có như nhau không?

  • A.

    Như nhau

  • B.

    Khác nhau

  • C.

    Có thể như nhau hoặc khác nhau

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Độ dãn của mỗi lò xo còn phụ thuộc vào đặc tính của mỗi lò xo. Nên độ dãn của hai lò xo có thể như nhau hoặc có thể khác nhau.

Câu 6 :

Chiều dài ban đầu của lò xo là 25 cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 27 cm. Cho biết lò xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn là bao nhiêu?

  • A.

    Lò xo bị nén 2 cm

  • B.

    Lò xo bị dãn 2 cm

  • C.

    Lò xo bị dãn 7 cm

  • D.

    Lò xo bị nén 7 cm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chiều dài ban đầu của lò xo là 25 cm

Chiều dài của lò xo sau khi tác dụng lực là 27 cm > 25 cm.

Suy ra lò xo bị dãn và dãn một đoạn là: 27 – 25 = 2 cm.

Câu 7 :

Cho các thao tác sau:

a) Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo lực kế

b) Hiệu chỉnh lực kế

c) Cầm vỏ của lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo

d) Ước lượng giá trị lực cần đo để lựa chọn lực kế phù hợp.

e) Đọc và ghi kết quả đo, kết quả đo là số chỉ gần nhất với kim chỉ thị.

Sắp xếp các thao tác sử dụng đúng thứ tự khi thực hiện phép đo lực.

  • A.

    b – d – c – a – e

  • B.

    b – d – a – c – e

  • C.

    d – b – a – c – e

  • D.

    d – b – c – a – e

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thao tác sử dụng đúng khi thực hiện các phép đo lực:

d) Ước lượng giá trị lực cần đo để lựa chọn lực kế phù hợp.

b) Hiệu chỉnh lực kế

a) Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo lực kế

c) Cầm vỏ của lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo

e) Đọc và ghi kết quả đo, kết quả đo là số chỉ gần nhất với kim chỉ thị.

Câu 8 :

Một lò xo dài thêm 10 cm khi treo vào đầu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 15 N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo này là 20 cm.

  • A.

    30 cm

  • B.

    40 cm

  • C.

    37,5 cm

  • D.

    17,5 cm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi treo vật nặng có trọng lượng 20 N, lò xo dãn 10 cm.

Khi treo vào lò xo vật có trọng lượng 20 + 15 = 35 N thì lò xo dãn một đoạn là:

\(\dfrac{{35.10}}{{20}} = 17,5cm\)

Vậy, chiều dài của lò xo lúc này là:

\(l = 20 + 17,5 = 37,5cm\)

Câu 9 :

Nếu treo vật có khối lượng 1 kg vào một cái “cân lò xo” thì lò xo của cân có chiều dài 10 cm. Nếu treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo có chiều dài 9 cm. Hỏi nếu treo vật có khối lượng 200g thì lò xo sẽ có chiều dài bao nhiêu?

  • A.

    10,4 cm

  • B.

    8 cm

  • C.

    8,4 cm

  • D.

    7 cm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Độ biến dạng của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

Lời giải chi tiết :

Độ biến dạng của lò xo khi treo vật có khối lượng 0,5 kg là: 10 – 9 = 1 cm

Độ dài ban đầu của lò xo là: 9 – 1 = 8 cm

Ta thấy: 0,5 kg = 500 g => dãn 1 cm

=> Nếu treo vật có khối lượng 200 g thì lò xo dãn \(\dfrac{{200.1}}{{500}} = 0,4cm\)

Vậy khi treo vật có khối lượng 200 g thì lò xo sẽ có chiều dài là: 8 + 0,4 = 8,4 cm

Câu 10 :

Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi treo các vật có khối lượng m khác nhau vào lò xo thì chiều dài của lò xo là l được ghi lại trong bảng dưới đây:

m (g)

20

40

50

60

l (cm)

22

?

25

?

Số thích hợp trong dấu ? lần lượt là:

  • A.

    23 và 26

  • B.

    24 và 26

  • C.

    24 và 28

  • D.

    24,5 và 26,5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Độ biến dạng của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Lời giải chi tiết :

Từ số liệu cho ở bảng ta thấy:

Độ biến dạng của lò xo khi treo vật có khối lượng m1 = 20g là: 22 – 20 = 2cm

Độ biến dạng của lò xo khi treo vật có khối lượng m3 = 50g là: 25 – 20 = 5cm

Suy ra:

Độ biến dạng của lò xo khi treo vật có khối lượng m2 = 40g là: \(\dfrac{{40.2}}{{20}} = 4cm\)

=> \({l_2} = 20 + 4 = 24cm\)

Tương tự, ta có: \({l_3} = 20 + \dfrac{{60.2}}{{20}} = 26cm\)

Do đó, ta có bảng sau:

m (g)

20

40

50

60

l (cm)

22

24

25

26

Câu 11 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Khi có lực tác dụng lên lò xo thì lò xo …. Khi lực thôi tác dụng thì lò xo ….”

  • A.

    biến dạng, tự trở về hình dạng ban đầu.

  • B.

    dãn ra, ngắn lại

  • C.

    biến dạng, ngắn lại

  • D.
    nén lại, dài ra

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Khi có lực tác dụng lên lò xo thì lò xo biến dạng. Khi lực thôi tác dụng thì lò xo tự trở về hình dạng ban đầu.”

Câu 12 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với …”

  • A.

    độ cứng của lò xo

  • B.

    khối lượng vật treo

  • C.

    độ biến dạng của lò xo

  • D.
    độ cao vật treo

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo”.

Câu 13 :

Khi treo vật nặng có trọng lượng 1 N, lò xo dãn ra 0,5 cm. Hỏi khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo dãn ra bao nhiêu?

  • A.

    3 cm

  • B.

    2 cm

  • C.

    1 cm

  • D.

    1,5 cm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi treo vật nặng có trọng lượng 1 N, lò xo dãn ra 0,5 cm.

Khi treo vật nặng có trọng lượng 3N thì lò xo ấy dãn ra một đoạn là: \(\dfrac{{3.0,5}}{1} = 1,5cm\)

Câu 14 :

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo treo một quả cân có khối lượng 50 g. Khi quả cân nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 12 cm. Hỏi khi treo 2 quả cân như trên vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Cho biết độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

  • A.

    12 cm

  • B.

    16 cm

  • C.

    17 cm

  • D.

    14 cm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Độ biến dạng của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Lời giải chi tiết :

Độ biến dạng của lò xo khi treo quả cân khối lượng 50 g là: 12 – 10 = 2 cm

Khi treo hai quả cân như trên, tức khối lượng lúc này là 2. 50 = 100 g.

Khi đó, độ biến dạng của lò xo là: 2.2 = 4cm ( do độ dãn tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo).

Chiều dài của lò xo lúc này là: 10 + 4 = 14 cm

Câu 15 :

Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, nếu lực kéo quá lớn, vượt qua giá trị giới hạn của lò xo thì khi thôi tác dụng lực:

  • A.

    Lò xo luôn trở về hình dạng ban đầu

  • B.

    Lò xo không thể trở về hình dạng ban đầu

  • C.

    Lò xo có thể trở về hình dạng ban đầu

  • D.
    Cả 3 đáp án trên đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Mỗi lò xo đều có một giới hạn đàn hồi, nếu vượt qua giới hạn đó, lò xo sẽ không thể trở về hình dạng ban đầu.

Lời giải chi tiết :

Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, nếu lực kéo quá lớn, vượt qua giá trị giới hạn của lò xo thì khi thôi tác dụng lực lò xo không thể trở về hình dạng ban đầu được.

Câu 16 :

Lần lượt treo vào một lò xo các vật có khối lượng \({m_1},{m_2},{m_3}\) thì lò xo dãn ra như hình vẽ. Hãy so sánh các khối lượng \({m_1},{m_2},{m_3}\).

  • A.

    \({m_1} > {m_2} > {m_3}\)

  • B.

    \({m_1} = {m_2} = {m_3}\)

  • C.

    \({m_1} < {m_2} < {m_3}\)

  • D.
    \({m_2} > {m_1} > {m_3}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Lời giải chi tiết :

Do độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo nên ta có: lò xo nào dãn càng nhiều thì sẽ có khối lượng càng lớn.

Từ hình vẽ ta thấy: \({l_2} > {l_1} > {l_3}\) suy ra \({m_2} > {m_1} > {m_3}\).

Câu 17 :

Độ biến dạng của lò xo được xác định theo công thức:

  • A.

    \(\Delta l = {l_0} - l\)

  • B.
    \(\Delta l = l - {l_0}\)
  • C.
    \(\Delta l = \dfrac{l}{{{l_0}}}\)
  • D.
    \(\Delta l = l.{l_0}\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Độ biến dạng của lò xo được xác định theo công thức: \(\Delta l = l - {l_0}\)

Câu 18 : Dùng hai tay kéo hai đầu của lò xo. Khi đó, lực của tay tác dụng lên lò xo và lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên tay là hai lực:
  • A.

    cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn

  • B.

    cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn

  • C.

    cùng phương, cùng chiều, khác độ lớn

  • D.
    cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lực của tay tác dụng lên lò xo và lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên tay là hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

Câu 19 :

Treo một quả cân 100 g vào một lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 2.

Câu 19.1

Nếu treo thêm quả cân 50g vào lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ bao nhiêu?

  • A.

    vạch thứ 3

  • B.

    vạch thứ 4

  • C.
    vạch thứ 2
  • D.
    vạch thứ 5

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Treo một quả cân 100 g vào một lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 2 => 50 g thì kim lực kế chỉ vạch thứ 1.

Suy ra: treo thêm quả cân 50g vào lực kế thì kim của lực kế chỉ thêm 1 vạch => vạch thứ 3.

Câu 19.2

Khi kim của lực kế chỉ vạch thứ 5 thì tổng khối lượng của các quả cân đã treo vào lực kế là bao nhiêu?

  • A.

    150 g

  • B.

    200 g

  • C.
    250 g
  • D.
    300 g

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Ta có: 50 g => 1 vạch

Suy ra: 5 vạch tương ứng với 5.50 = 250 g

Câu 20 :

Lò xo không bị biến dạng khi:

  • A.

    dùng tay kéo dãn lò xo

  • B.

    dùng tay ép chặt lò xo

  • C.

    kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo

  • D.
    dùng tay nâng lò xo lên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- dùng tay kéo dãn lò xo => lò xo bị dãn

- dùng tay ép chặt lò xo => lò xo bị nén

- kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo => lò xo bị biến dạng dãn hoặc nén

- dùng tay nâng lò xo lên => lò xo không biến dạng

Câu 21 :

Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11 cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bằng bao nhiêu?

  • A.

    12 cm

  • B.
    13 cm
  • C.
    13,5 cm
  • D.
    14 cm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Sử dụng công thức: \(\Delta l = l - {l_0}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

- Treo quả cân 100 g thì lò xo dài 11 cm

- Treo quả cân 200 g thì lò xo dài 11,5 cm

Suy ra: Khi treo thêm quả cân 100g thì độ dãn của lò xo là: \(\Delta l = 11,5 - 11 = 0,5\left( {cm} \right)\).

- Khi treo quả cân 500 g, tức là so với khi treo 100 g thì khối lượng tăng thêm là:

\(\Delta m = 500 - 100 = 4.100 = 400\left( g \right)\)

Mà độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo nên độ dãn của lò xo khi treo thêm 400g là: \(\Delta l' = 4.\Delta l = 4.0,5 = 2cm\)

Vậy nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bằng:

\(l = 11 + 2 = 13cm\)

Trắc nghiệm Bài 40. Lực ma sát - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Lực ma sát KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 38. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 38. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 37. Lực hấp dẫn và trọng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 37. Lực hấp dẫn và trọng lượng KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 36. Tác dụng của lực - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 36. Tác dụng của lực KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 35. Lực và biểu diễn lực - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 35. Lực và biểu diễn lực KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết