Trắc nghiệm Bài 40. Lực ma sát - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào:
-
A.
Tốc độ chuyển động của vật
-
B.
Độ lớn của lực kéo hoặc lực đẩy
-
C.
Tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật
-
D.
Cả ba đáp án trên đều đúng
Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
-
A.
quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng
-
B.
ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh
-
C.
quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng
-
D.
xe đạp đang xuống dốc
Phát biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
-
A.
Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật
-
B.
Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
-
C.
Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
-
D.
Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia
Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có:
-
A.
trọng lực
-
B.
lực hấp dẫn
-
C.
lực búng của tay
-
D.
lực ma sát
Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó:
-
A.
bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật
-
B.
bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật
-
C.
lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật
-
D.
nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật
Trong dây truyền sản xuất của nhiều nhà máy, các sản phẩm như: bao xi măng, các linh kiện,… di chuyển cùng với băng truyền nhờ lực ma sát nào?
-
A.
Lực ma sát trượt
-
B.
Lực ma sát nghỉ
-
C.
Lực ma sát lăn
-
D.
Cả ba đáp án trên đều đúng
Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương, chiều như thế nào và có tác dụng gì?
-
A.
phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.
-
B.
phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.
-
C.
phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm cản trở chuyển động.
-
D.
phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống; có tác dụng làm thúc đẩy chuyển động.
Một người ra sức đẩy thùng hàng mà nó vẫn đứng yên. Lực nào cân bằng với lực đẩy của người và có tác dụng gì?
-
A.
Lực ma sát nghỉ; thúc đẩy chuyển động
-
B.
Lực ma sát nghỉ; cản trở chuyển động
-
C.
Lực ma sát trượt; thúc đẩy chuyển động
-
D.
Lực ma sát trượt; cản trở chuyển động
Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện ở những chỗ nào và có tác dụng gì đối với chuyển động của xe đạp?
-
A.
giữa má phanh và vành bánh xe; cản trở chuyển động của xe đạp
-
B.
giữa lốp xe và mặt đường; cản trở chuyển động của xe đạp
-
C.
giữa má phanh và vành bánh xe; thúc đẩy chuyển động của xe đạp
-
D.
cả A và B đều đúng
Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?
-
A.
Lực hút của Trái Đất
-
B.
Lực ma sát nghỉ
-
C.
Lực ma sát trượt
-
D.
Cả 3 lực trên.
-
A.
lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác
-
B.
lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy
-
C.
lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác
-
D.
cả 3 đáp án trên đều đúng
Phương và chiều của lực ma sát:
-
A.
cùng phương, cùng chiều với lực tác dụng
-
B.
cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng
-
C.
phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng lên trên
-
D.
phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng xuống dưới
-
A.
Lực tiếp xúc
-
B.
Lực không tiếp xúc
-
C.
Lực đẩy
-
D.
Lực hút
-
A.
Hình B
-
B.
Hình D
-
C.
Hình A
-
D.
Hình C
Lực ma sát trong trường hợp nào sau đây có tác dụng thúc đẩy chuyển động?
-
A.
Lực ma sát khi ô tô phanh gấp
-
B.
Lực ma sát giữa tay và các vật khi cầm, nắm
-
C.
Lực ma sát giữa phấn và bảng khi viết bảng
-
D.
Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường khi xe đứng yên trên dốc.
Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?
-
A.
Do ma sát giữa lốp xe mà mặt đường lớn
-
B.
Do cao su nóng lên
-
C.
Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường
-
D.
Do lực hút của mặt đường.
Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được. Tại sao? Phải làm thế nào để xe thoát khỏi vũng bùn?
-
A.
Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát nghỉ.
-
B.
Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát trượt.
-
C.
Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát nghỉ.
-
D.
Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát trượt.
-
A.
phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ 2N.
-
B.
phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N.
-
C.
phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N.
-
D.
phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N.
Tiến hành thí nghiệm gồm hai tờ giấy giống nhau.
+ Tờ 1: Vo tròn.
+ Tờ 2: Để phẳng
Sau đó, thả hai tờ giấy từ cùng một độ cao. Cho biết tờ giấy nào chạm đất trước? Tại sao?
-
A.
Tờ 1 chạm đất trước vì nó nặng hơn tờ 2
-
B.
Tờ 2 chạm đất trước vì nó nhẹ hơn tờ 1
-
C.
Tờ 1 chạm đất trước vì nó chịu lực cản của không khí ít hơn tờ 2
-
D.
Tờ 1 chạm đất trước vì nó chịu lực cản của không khí nhiều hơn tờ 2
Các vận động viên đua xe khi muốn tăng tốc độ phải cúi gập người xuống (hình vẽ). Tại sao lại như vậy?
-
A.
Để giảm trấn thương
-
B.
Để giảm lực cản của không khí
-
C.
Để tăng lực cản của không khí
-
D.
Để tăng thêm vẻ đẹp cho các vận động viên
Lời giải và đáp án
Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào:
-
A.
Tốc độ chuyển động của vật
-
B.
Độ lớn của lực kéo hoặc lực đẩy
-
C.
Tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật
-
D.
Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án : C
Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật. Mặt tiếp xúc càng gồ ghề thì lực ma sát càng lớn.
Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
-
A.
quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng
-
B.
ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh
-
C.
quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng
-
D.
xe đạp đang xuống dốc
Đáp án : A
Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
Phát biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
-
A.
Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật
-
B.
Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
-
C.
Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
-
D.
Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia
Đáp án : D
A sai vì lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động của vật.
B và C sai vì lực ma sát không phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của vật, nó phụ thuộc vào tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật,
D đúng. Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có:
-
A.
trọng lực
-
B.
lực hấp dẫn
-
C.
lực búng của tay
-
D.
lực ma sát
Đáp án : D
Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có lực ma sát cản trở chuyển động của nó.
Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó:
-
A.
bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật
-
B.
bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật
-
C.
lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật
-
D.
nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật
Đáp án : C
Vật trượt nhanh dần => xuất hiện lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
Số chỉ của lực kế khi đó lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
Trong dây truyền sản xuất của nhiều nhà máy, các sản phẩm như: bao xi măng, các linh kiện,… di chuyển cùng với băng truyền nhờ lực ma sát nào?
-
A.
Lực ma sát trượt
-
B.
Lực ma sát nghỉ
-
C.
Lực ma sát lăn
-
D.
Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án : B
Trong dây truyền sản xuất của nhiều nhà máy, các sản phẩm như: bao xi măng, các linh kiện,… di chuyển cùng với băng truyền nhờ lực ma sát nghỉ. Lực ma sát nghỉ giữ cho các sản phẩm nằm im trên băng truyền mà không bị văng ra ngoài.
Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương, chiều như thế nào và có tác dụng gì?
-
A.
phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.
-
B.
phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.
-
C.
phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm cản trở chuyển động.
-
D.
phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống; có tác dụng làm thúc đẩy chuyển động.
Đáp án : B
Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước.
=> Có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.
Một người ra sức đẩy thùng hàng mà nó vẫn đứng yên. Lực nào cân bằng với lực đẩy của người và có tác dụng gì?
-
A.
Lực ma sát nghỉ; thúc đẩy chuyển động
-
B.
Lực ma sát nghỉ; cản trở chuyển động
-
C.
Lực ma sát trượt; thúc đẩy chuyển động
-
D.
Lực ma sát trượt; cản trở chuyển động
Đáp án : B
Một người ra sức đẩy, thùng hàng vẫn đứng yên => Xuất hiện lực ma sát nghỉ cân bằng với lực đẩy của người => Cản trở chuyển động của thùng hàng.
Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện ở những chỗ nào và có tác dụng gì đối với chuyển động của xe đạp?
-
A.
giữa má phanh và vành bánh xe; cản trở chuyển động của xe đạp
-
B.
giữa lốp xe và mặt đường; cản trở chuyển động của xe đạp
-
C.
giữa má phanh và vành bánh xe; thúc đẩy chuyển động của xe đạp
-
D.
cả A và B đều đúng
Đáp án : D
Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện: giữa má phanh và vành bánh xe; giữa lốp xe và mặt đường.
+ Lưc ma sát giữa má phanh và vành bánh xe giữ cho bánh xe quay chậm và dừng quay
+ Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường làm cho xe dừng lại.
=> Cản trở chuyển động của xe đạp.
Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?
-
A.
Lực hút của Trái Đất
-
B.
Lực ma sát nghỉ
-
C.
Lực ma sát trượt
-
D.
Cả 3 lực trên.
Đáp án : B
Lực giúp chiếc bút không trượt khỏi tay là lực ma sát nghỉ. Lực này giúp cho chiếc bút không trượt khỏi tay khi có tác dụng của các lực khác như: trọng lực,…
-
A.
lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác
-
B.
lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy
-
C.
lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác
-
D.
cả 3 đáp án trên đều đúng
Đáp án : B
Sử dụng lý thuyết về lực ma sát nghỉ.
Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy
Phương và chiều của lực ma sát:
-
A.
cùng phương, cùng chiều với lực tác dụng
-
B.
cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng
-
C.
phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng lên trên
-
D.
phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng xuống dưới
Đáp án : B
Sử dụng lý thuyết về lực ma sát.
Lực ma sát cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng lên vật.
-
A.
Lực tiếp xúc
-
B.
Lực không tiếp xúc
-
C.
Lực đẩy
-
D.
Lực hút
Đáp án : A
Sử dụng lý thuyết về lực ma sát.
Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
-
A.
Hình B
-
B.
Hình D
-
C.
Hình A
-
D.
Hình C
Đáp án : C
Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
Suy ra hình B, C, D là lực ma sát.
Hình A không phải là lực ma sát vì lực này xuất hiện khi có vật đặt lên.
Lực ma sát trong trường hợp nào sau đây có tác dụng thúc đẩy chuyển động?
-
A.
Lực ma sát khi ô tô phanh gấp
-
B.
Lực ma sát giữa tay và các vật khi cầm, nắm
-
C.
Lực ma sát giữa phấn và bảng khi viết bảng
-
D.
Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường khi xe đứng yên trên dốc.
Đáp án : C
- Khi ô tô phanh gấp, lực ma sát làm xe dừng lại => cản trở chuyển động.
- Khi tay cầm nắm các vật, lực ma sát giữ cho các vật không bị rơi => cản trở chuyển động
- Xe đứng yên trên dốc nhờ có lực ma sát giữ không cho xe chuyển động => cản trở chuyển động
- Khi viết bảng, ma sát trượt giữa đầu viên phấn và bảng giúp chúng ta viết được chữ => thúc đẩy chuyển động.
Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?
-
A.
Do ma sát giữa lốp xe mà mặt đường lớn
-
B.
Do cao su nóng lên
-
C.
Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường
-
D.
Do lực hút của mặt đường.
Đáp án : C
Khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa là do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường.
Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được. Tại sao? Phải làm thế nào để xe thoát khỏi vũng bùn?
-
A.
Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát nghỉ.
-
B.
Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát trượt.
-
C.
Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát nghỉ.
-
D.
Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát trượt.
Đáp án : A
- Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được là do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường rất nhỏ, chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi.
- Để xe có thể thoát khỏi vũng bùn thì phải tăng lực ma sát nghỉ bằng cách đổ cát, đá, gạch vụn,…vào.
-
A.
phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ 2N.
-
B.
phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N.
-
C.
phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N.
-
D.
phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N.
Đáp án : C
- Lực ma sát cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng lên vật.
- Sử dụng lý thuyết về lực ma sát nghỉ.
- Do lực ma sát cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng lên vật nên lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có phương nằm ngang, chiều hướng từ phải sang trái.
- Tác dụng lực 2 N mà vật vẫn nằm yên, chứng tỏ lực ma sát nghỉ phải có độ lớn lớn hơn 2 N.
Tiến hành thí nghiệm gồm hai tờ giấy giống nhau.
+ Tờ 1: Vo tròn.
+ Tờ 2: Để phẳng
Sau đó, thả hai tờ giấy từ cùng một độ cao. Cho biết tờ giấy nào chạm đất trước? Tại sao?
-
A.
Tờ 1 chạm đất trước vì nó nặng hơn tờ 2
-
B.
Tờ 2 chạm đất trước vì nó nhẹ hơn tờ 1
-
C.
Tờ 1 chạm đất trước vì nó chịu lực cản của không khí ít hơn tờ 2
-
D.
Tờ 1 chạm đất trước vì nó chịu lực cản của không khí nhiều hơn tờ 2
Đáp án : C
Tờ giấy vo tròn (tờ 1) có diện tích tiếp xúc ít hơn tờ giấy để phẳng (tờ 2) nên tờ giấy vo tròn rơi chạm đất trước bởi vì nó chịu lực cản của không khí ít hơn so với tờ giấy để nguyên.
Các vận động viên đua xe khi muốn tăng tốc độ phải cúi gập người xuống (hình vẽ). Tại sao lại như vậy?
-
A.
Để giảm trấn thương
-
B.
Để giảm lực cản của không khí
-
C.
Để tăng lực cản của không khí
-
D.
Để tăng thêm vẻ đẹp cho các vận động viên
Đáp án : B
Độ lớn của lực cản của không khí cũng càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn.
Các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song song với mặt đường để hạn chế lực cản của không khí tác dụng, giúp chuyển động nhanh hơn.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 39. Biến dạng của lò xo. Phép đo lực KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 38. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 37. Lực hấp dẫn và trọng lượng KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 36. Tác dụng của lực KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 35. Lực và biểu diễn lực KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 45. Hệ Mặt Trời và Ngân Hà - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 44. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 43. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 42. Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 41. Năng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo