Soạn bài Tràng giang SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo


Theo bạn, khi đứng trước cảnh trời nước mênh mông buổi hoàng hôn, con người thường dễ nảy sinh tâm trạng, nỗi niềm gì?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Nội dung xuyên suốt bài thơ Tràng Giang là sự cô đơn, lẻ loi trước cảnh trời rộng sông dài. Qua đó tác giả muốn thể hiện tính yêu nước rất âm thầm nhưng vô cùng thiết tha.

Trước khi đọc

Trả lời Câu hỏi Trước khi đọc trang 13 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Theo bạn, khi đứng trước cảnh trời nước mênh mông buổi hoàng hôn, con người thường dễ nảy sinh tâm trạng, nỗi niềm gì?

Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức thực tiễn để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đó là cảnh hoàng hôn, báo hiệu kết thúc một ngày và thường con người sẽ cảm thấy man mác buồn khi bắt gặp cảnh này.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Theo em, khi đứng trước cảnh trời nước mênh mông buổi hoàng hôn, con người thường dễ nảy sinh tâm trạng buồn thương, nỗi niềm nhớ quê hương.

Khi đứng trước cảnh trời nước mênh mông buổi hoàng hôn, con người thường dễ nảy sinh những tâm trạng và nỗi niềm sau:

+ Nỗi buồn man mác và suy tư về cuộc đời:

Hoàng hôn là thời điểm kết thúc của một ngày, gợi cho con người cảm giác về sự ngắn ngủi của cuộc đời.

Con người có thể suy ngẫm về những gì đã qua, về những ước mơ và hoài bão của mình.

+ Nỗi nhớ nhung và sự mong chờ:

Hoàng hôn thường gợi cho con người cảm giác về quê hương, về những người thân yêu.

Con người có thể nhớ nhung về những kỷ niệm đẹp đã qua, đồng thời cũng mong chờ được gặp lại những người mình yêu thương.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 14 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Bạn hình dung như thế nào về cảnh “nắng xuống, trời lên sâu chót vót?”

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ để chỉ ra nội dung của hình ảnh

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Huy Cận đã vẽ nên một khung cảnh không gian ba chiều rộng lớn: có chiều cao (nắng xuống, trời lên), có chiều rộng (trời rộng) và cả chiều dài (sông dài), thậm chí là có cả độ “sâu”

Xem thêm
Cách 2

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót”, ta dễ dàng mường tượng ra khoảng cách xa xăm giữa trời và đất, câu thơ dường như càng kéo giãn thêm cái độ rộng dài của không gian.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 14 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Những hình ảnh trong khổ thơ này bộc lộ tâm trạng gì của chủ thể trữ tình?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ, chú ý những hình ảnh nổi bật trong khổ thơ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Mang đậm cảm xúc về số phận lênh đênh chưa biết đi về đâu của con người, những hình ảnh đó biểu hiện những cung bậc cảm xúc giàu giá trị và nó mang những lời thơ sâu lắng đem lại niềm tin yêu và những khoảnh khắc đáng nhớ trong con người, những hình tượng thơ mang màu sắc của thiên nhiên của dòng sông, những cánh bèo trôi dạt trên dòng sông diễn tả những số phận hẩm hiu không biết đi về đâu của tác giả, một khoảng không gian mênh mông sâu lắng, và những cảm xúc khó tả của con người, những tình cảm đó vẫn lặng lẽ, tiếp những bãi vàng, đó là những bãi cát trên biển xanh đó là những dòng sông rợp bóng mát.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Khổ thơ thứ 3 càng bộc lộ rõ hơn nỗi niềm và hoàn cảnh của tác giả, cảnh sông nước mênh mông, trời cao, đất xa dần. Nhà thơ đau đớn trước số phận, trước thời cuộc, khi chính bản thân ông cũng không thể tìm ra một lối đi đúng đắn, dù muốn thay đổi thế sự nhưng chịu bất lực. 

Khổ thơ "Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,...xanh tiếp bãi vàng" trong bài đã bộc lộ tâm trạng của chủ thể trữ tình:

1. Nỗi buồn mênh mông, vô định:

Hình ảnh "bèo dạt về đâu, hàng nối hàng" gợi lên sự bấp bênh, lênh đênh, không có điểm tựa.

Hình ảnh "lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng" thể hiện sự đơn điệu, ảm đạm, không có dấu hiệu của sự sống.

2. Nỗi cô đơn, lạc lõng:

Dòng sông Tràng Giang mênh mông, rộng lớn như nuốt chửng con người.

Không có sự xuất hiện của con người, chỉ có những hình ảnh thiên nhiên vô tri vô giác.

3. Nỗi buồn sầu trước cảnh vật quê hương:

Dòng sông Tràng Giang là biểu tượng cho quê hương.

Cảnh vật quê hương buồn tẻ, ảm đạm khiến cho nhà thơ càng thêm buồn sầu.

4. Nỗi chán chường, thất vọng trước thực tại:

Hình ảnh "bèo dạt", "lặng lẽ", "bãi vàng" thể hiện sự bế tắc, không lối thoát.

Nhà thơ cảm thấy chán chường, thất vọng trước thực tại xã hội đương thời.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 14 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Xác định nội dung bao quát của bài thơ và nội dung chính của từng khổ thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung từng khổ và toàn bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Phần 1 (Hai khổ thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ. 

- Phần 2 (Hai khổ thơ cuối): Tình yêu quê hương, đất nước thầm kín, sâu sắc.

– Bức tranh Tràng Giang hiện lên với tất cả sự đối lập, tương phản giữa thiên nhiên, không gian vũ trụ mênh mông với sự sống nhỏ bé đơn chiếc, lạc lõng, mong manh…(không gian với 2 sắc thái rõ nét: mênh mông vô biên và hoang sơ hiu quạnh)

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Nội dung chính: Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha

- Nội dung từng khổ:

+ Khổ 1: cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân

+ Khổ 2 + 3: miêu tả chi tiết khung cảnh thiên nhiên trên sông, bộc lộ tâm trạng của nhà thơ.

+ Khổ 4: khung cảnh trên sông lúc chiều tà, nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.

- Nội dung bao quát:

Bài thơ miêu tả cảnh sông giang buồn bã, thuyền xuôi mái nước, và tâm trạng cô đơn, lạc lõng của người lính xa xứ.

Từng khổ thơ tập trung vào việc thể hiện những chi tiết cụ thể về cảnh sắc và tâm trạng của chủ thể.

- Nội dung chính của từng khổ thơ:

Phần 1 (Hai khổ thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ. 

Phần 2 (Hai khổ thơ cuối): Tình yêu quê hương, đất nước thầm kín, sâu sắc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 14 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách đặt nhan đề và nêu tác dụng của lời đề từ

Phương pháp giải:

- Dựa vào nhan đề và ý hiểu của bản thân về tác phẩm để trả lời câu hỏi này. 

- Chú ý điều được gợi mở từ câu thơ đề từ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Nhan đề “Tràng giang” với vần “ang” ở hai tiếng gợi ra không gian bất tận, mênh mông cả về chiều dài và chiều rộng của con sông. Vần “ang” kéo dài vô tận như nỗi niềm sầu muộn, suy tư của Huy Cận khi đứng trước sự mênh mông, vô định của dòng sông. 

→ Nhan đề “Tràng giang” không chỉ góp phần hé mở nội dung bài thơ mà tràng giang còn chứa đựng được bao tâm sự, nỗi niềm thầm kín của Huy Cận về cuộc đời thế sự.

Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”: 

- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ trước những mênh mông, vô định của không gian rộng lớn. 

- Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ 

- Tràng Giang thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả. 

→ Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Nhan đề:

+ Một từ Hán Việt mang sắc thái cổ kính, với nghĩa là sông dài.

+ Sử dụng hai vần vần mở, có độ vang, độ ngân xa liên tiếp nhau, gợi lên hình ảnh một con sông vừa dài vừa rộng.

- Lời đề từ: Khái quát một cách ngắn gọn, đầy đủ tình và cảnh trong bài thơ.

- Nhận xét về cách đặt nhan đề và tác dụng của lời đề từ:

Nhan đề: Tràng Giang - "Dòng sông dài" - gợi tả cảnh sông nước mênh mông, rộng lớn.

Lời đề từ: Thể hiện tâm trạng buồn sầu, cô đơn của chủ thể trữ tình.

- Tác dụng:

Nhan đề và lời đề từ góp phần giới thiệu nội dung, chủ đề của bài thơ.

Tạo ra bầu không khí u buồn, ảm đạm cho bài thơ.

Giúp người đọc hiểu rõ hơn tâm trạng của chủ thể trữ tình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 14 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Phân tích vai trò của vần, nhịp thơ trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ. 

- Chú ý phần vần và nhịp ở mỗi khổ thơ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Khi đọc toàn bộ bài thơ, ta có thể thấy vần và nhịp trong bài khá tự do, không theo một quy tắc nhất định. Chính sự tự do trong cách ngắt nhịp và gieo vần ấy giúp bài thơ thêm phần sáng tạo, giúp chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp những tình cảm tha thiết của mình trước vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn nói riêng và vẻ đẹp của đất nước mình nói chung.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Gieo vần chân và gieo vần cách

- Nhịp thơ: 4/3

-> Bài thơ vừa mang âm hưởng Đường thi vừa toát lên vẻ hiện đại, là một bài thơ tiêu biểu cho phong trào thơ Mới. Thể hiện ỗi buồn của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm tha thiết đối với quê hương, đất nước mà thầm kín.

Vần:

- Bài thơ sử dụng vần bằng, gieo vần ở các tiếng cuối mỗi câu.

- Vần bằng tạo cảm giác êm ái, du dương nhưng cũng có chút buồn thương.

Nhịp thơ:

- Bài thơ sử dụng nhịp 3/4, 4/3, 2/4, tạo cảm giác chập chờn, ngắt quãng.

- Nhịp thơ thể hiện tâm trạng buồn sầu, bâng khuâng, chán chường của chủ thể trữ tình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 14 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Theo bạn, trong sự tương phản với không gian “trời rộng", “sông dài", các hình ảnh “thuyền", “củi" (khổ 1), “cồn nhỏ", “bến cô liêu", (khổ 2), “bèo dạt…” (khổ 3), “chim nghiêng cánh nhỏ…” (khổ 4) biểu trưng cho điều gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ. 

- Chú ý những hình ảnh tương phản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sự tương phản này cho ta thấy sự lạc lõng, tâm trạng buồn sầu của tác giả khi đứng trước thiên nhiên rộng lớn như là cảm giác lạc lõng giữa cuộc đời không biết nên làm gì. Chính tác giả cảm nhận được con người quá nhỏ bé, không có sức kháng cự bất cứ điều gì đến từ tự nhiên.

Xem thêm
Cách 2

Sự tương phản cho ta thấy được tâm trạng buồn bã, băn khoăn, ngơ ngác trước những ngã rẽ của cuộc đời. Thi nhân cảm nhận rõ sự nhỏ bé, lẻ loi, cô độc của một kiếp người giữa dòng đời rộng lớn. Đây không phải là nỗi buồn của cá nhân ông mà là cảm xúc chung của cả một thế hệ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 14 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Chủ đề: nỗi buồn cô quạnh của nhà thơ trước một dòng sông mênh mông, xa vắng → lòng yêu nước thầm kín, tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên và niềm khát khao giao cảm với đời

- Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tràng giang là nỗi buồn mênh mang, sâu lắng của một cái tôi cô đơn trước vũ trụ được bộc lộ một cách trực tiếp qua một cách diễn đạt cô đọng và hàm súc. Tâm trạng của một cái tôi lãng mạn đó lại được thể hiện bằng bút pháp tả thực vừa phá vỡ qui tắc ước lệ truyền thống vừa đem đến một phong cách trữ tình mới.

Xem thêm
Cách 2

- Chủ đề: Bài thơ thể hiện mối buồn sầu và niềm cảm thông với nỗi buồn sông núi. Nói cách khác, bài thơ thể hiện một cách sâu sắc và thầm kín lòng yêu quê hương đất nước của Huy Cận trong hoàn cảnh thực dân Pháp xâm lược nước ta.

- Cảm hứng chủ đạo: Nỗi buồn mênh mang, sâu lắng của một cái tôi cô đơn trước vũ trụ được bộc lộ một cách trực tiếp qua một cách diễn đạt cô đọng và hàm súc. Tâm trạng của một cái tôi lãng mạn đó lại được thể hiện bằng bút pháp tả thực vừa phá vỡ qui tắc ước lệ truyền thống vừa đem đến một phong cách trữ tình mới.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 14 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

So sánh Tràng giang (Huy Cận) và Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) để làm rõ:

a. Những điểm tương đồng và khác biệt trong khổ thơ cuối

b. Những điểm khác biệt về đề tài và hình thức thể loại giữa hai bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung 2 tác phẩm, rút ra điểm giống và khác nhau

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a. 

Trong khổ cuối có câu thơ “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” của Huy Cận gợi nhớ tới câu thơ trong bài Hoàng Hạc Lâu bởi: 

Cả hai tác giả đều viết về khói sóng buổi hoàng hôn, cùng với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng lạ có sự khác biệt tiêu biểu cho thơ cũ, thơ cổ điển, thơ mới, thơ hiện đại. 

Thơ cũ, tả cảnh ngụ tình, gợi tâm trạng. Thơ mới, thơ của cái tôi với nỗi sầu nhân thế, cái sầu nội tâm không cần mượn tới ngoại cảnh vẫn có thể thể hiện được những cung bậc cảm xúc đa chiều.

b. 

Tràng giang: Thơ bảy chữ

Hoàng Hạc lâu: thất ngôn bát cú đường luật

Xem thêm
Cách 2

a.

* Tương đồng: Đều thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của tác giả qua hình ảnh sóng nước mênh mông.

* Khác biệt: Thôi Hiệu nhìn khói sóng mà thương nỗi nhớ quê nhà. Trong “Tràng giang”, nỗi nhớ quê hương của Huy Cận dường như thường trực, dai dẳng và mãnh liệt hơn bởi “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

b. Những điểm khác biệt về đề tài và hình thức thể loại giữa hai bài thơ

 

Đề tài

Hình thức thể loại

Tràng giang

Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian không gian vô hạn, vô cùng.

- Thể thơ thất ngôn

- Bài thơ vừa mang nét cổ điển vừa hiện đại

Hoàng Hạc lâu

Bài thơ miêu tả cảnh lầu Hoàng hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng xa xưa và nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.

- Thể thơ thất ngôn bát cú

- Những phá cách độc đáo: không kết vần (câu 1, 2 các thanh trắc, thanh bằng đi liền nhau...),...

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 7

Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 14 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Bài thơ Tràng giang được sáng tác theo phong cách nào? Căn cứ vào đâu để bạn kết luận như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Phong cách lãng mạn

- Trong cách cảm nhận sự việc, tâm trạng bơ vơ, buồn bã phổ biến của cái tôi lãng mạn đương thời.

Xem thêm
Cách 2

Bài thơ Tràng giang được sáng tác theo phong cách lãng mạn. Bài thơ đề cao cảm xúc và trí tưởng tượng của con người, có khuynh hướng phá vỡ các quy phạm nhằm giải phóng con người cá nhân bộc lộ cá tính một cách tự do nhất.

Xem thêm
Cách 2

Bài tập sáng tạo

Trả lời Câu hỏi trang 15 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Vẽ một bức tranh hay viết một đoạn văn thể hiện cảm nhận riêng của bạn về hình tượng "cánh chim chiều" trong Tràng giang hoặc "hạc vàng bay đi" trong Hoàng Hạc lâu

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về 2 văn bản

Lời giải chi tiết:

Khổ cuối bài thơ “Tràng giang” nói đến cảnh hoàng hôn buồn mà đẹp. Một cái nhìn xa vời vợi. Trước mắt nhà thơ là những núi mây nhô lên, đùn lên lớp lớp màu trắng bạc. Cảnh sắc thiên nhiên rất tráng lệ. Bầu trời chắc là xanh thẳm, hoặc tím thầm trong khoảnh khắc hoàng hôn nên màu mây ở cuối chân trời mới ánh lên màu bạc ấy. Giữa cái bao la mênh mộng bỗng xuất hiện một cánh chim nhỏ nhoi. Cánh chim dang chở nặng bóng chiều, bay vội vã. Trên cái nền tím sẫm, nhạt nhòa của bóng chiều hôm, hiện lên những núi bạc mây cao và một con chim lạc đàn nghiêng cánh nhỏ. Hai nét vẽ ấy tượng trưng cho những cảnh chiều hôm trong tâm tưởng người lữ thứ: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi... (Bà Huyện Thanh Quan), Chim hôm thoi thóp về rừng... (Nguyễn Du). Nghệ thuật tương phản giữa cánh chim nghiêng nhỏ bé và mờ dần với núi mây bạc hùng vĩ, với trời đất bao la đã làm cho cảnh đất trời và tràng giang thêm mênh mông hơn, xa vắng hơn, và cũng buồn hơn.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí