Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Tiếng thu SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo>
Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ và cho biết chủ thể ấy xuất hiện theo dạng thức nào (có từ nhân xưng rõ ràng, hoá thân vào nhân vật, một chủ thể ẩn)
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Nội dung chính
Bài thơ miêu tả hình ảnh mùa thu đẹp đẽ của quê hương. Ngoài ra, tác giả mượn mùa thu để nói thay tiếng lòng về tình yêu của mình |
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 19 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ và cho biết chủ thể ấy xuất hiện theo dạng thức nào (có từ nhân xưng rõ ràng, hoá thân vào nhân vật, một chủ thể ẩn)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung bài thơ và xác định chủ thể trữ tình
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Chủ thể ẩn
- Không trực tiếp xuất hiện mà chỉ thể hiện qua những lời nói đầy da diết, hướng đến đối tượng “em”.
- Chủ thể trữ tình: Em
- Xuất hiện theo dạng thức là một chủ thể ẩn
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 19 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Bạn hiểu thế nào về nhan đề “Tiếng thu"? Bài thơ là lời của ai nói với ai, nói về điều gì và bằng thái độ, giọng điệu như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nhan đề và nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư là không nghe tiếng thu ấy bằng tai mà nghe bằng trí tưởng tượng, nghe vang lên trong tâm hồn, mỗi khi thấy lá ngoài đường rụng nhiều và những đám mây bàng bạc trên không… về một thời xa xưa với bao kỉ niệm.
- Lời của chủ thể trữ tình nói với “em". “em” ở đây có thể hiểu là người thương, người mà nhân vật trữ tình hướng đến trong mọi lời tâm sự.
- Ý nghĩa nhan đề:
+ Nhan đề “Tiếng thu” cũng đồng nghĩa với tiếng lòng, tiếng nói con tim của một tình yêu câm lặng.
+ Tác giả mượn mùa thu để nói thay tiếng lòng mình, muôn đời vẫn rất ban sơ, vẫn muốn được ngơ ngác trong tình yêu.
- Bài thơ là lời của tác giả nói với nhân vật em về tình yêu qua mùa thu.
- Giọng điệu thái độ: nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 19 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu một số biểu hiện về sự phù hợp giữa các yếu tố hình thức như thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ… với chủ đề và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Năm chữ
- Trong không gian mùa thu được gợi mở một cách gián tiếp ấy, hình ảnh ánh trăng cũng hiện ra thật đặc biệt, nó vẫn đẹp như vậy nhưng không gợi niềm hân hoan, vui sướng khi thưởng ngắm.
- “Dưới trăng mờ thổn thức”, câu thơ gợi cho chúng ta liên tưởng đến không gian của một đêm trăng mùa thu, và cũng như chính cái mùa của sự phôi phai thì ánh trăng cũng nồng đượm nỗi buồn.
- Ánh trăng mờ gợi cho ta liên tưởng đến một đôi mắt long lanh, ngấn lệ của một con người đa tình, đang nhớ nhung trong đau khổ, mong chờ.
- Chủ đề: mùa thu
- Cảm hứng chủ đạo: dựa trên cảnh sắc hình ảnh bình dị của mùa thu. Gợi mở cho người đọc một bức tranh mùa thu đẹp nhưng cũng mang đến cảm giác man mác buồn.
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn
- Tiếng thu là bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng hồn, bằng cả điệu nhạc rất riêng của tâm hồn thi sĩ. Cái hay của bài thơ này không nằm ở câu chữ. Nó hoàn toàn siêu thoát, là cái hồn phảng phất đâu đó đằng sau những con chữ rất sáng tỏ mà lại vời vợi mông lung kia. Người ta chỉ cảm thấy được, chứ không thể nói ra được một cách rạch ròi. Những giá trị tiêu biểu và xuất sắc trong việc sử dụng ngôn từ của Lưu Trọng Lư thể hiện trong tác phẩm Tiếng thu ở nhiều phương diện như bố cục, âm điệu, âm hưởng, tiết tấu, vần nhịp,… Sử dụng và vận dụng ngôn từ để cho thấy được cái hồn, cái đẹp của ngôn từ.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 19 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Tiếng thu được sáng tác theo phong cách nào? Nêu một số biểu hiện của phong cách sáng tác được thể hiện qua văn bản
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Phong cách lãng mạn
- Lưu Trọng Lư đã mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu để thể hiện bức tranh tâm trạng đầy chân thực và sống động, đó chính là tâm trạng u buồn, có chút da diết, khắc khoải cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- Bài thơ Tiếng thu được sáng tác theo phong cách lãng mạn.
- Biểu hiện: Bài thơ có khuynh hướng phá vỡ các quy phạm nhằm giải phóng con người, bộc lộ cá tính một cách tự do nhất. Bài thơ bứt phá khỏi những khuôn khổ thi luật và ngôn ngữ của thơ văn trung đại, giải phóng cái tôi thời hiện đại và cá tính sáng tạo của nhà văn.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 19 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Tìm đọc bài thơ Thu vịnh (Nguyễn Khuyến). Chỉ ra và lí giải sự khác biệt giữa hai bài Thu vịnh và Tiếng thu ở các khía cạnh sau:
a. Cách cảm nhận và gợi tả bức tranh mùa thu.
b. Cách thể hiện tình cảm, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ nội dung bài thơ
- Tìm đọc bài thơ Thu vịnh (Nguyễn Khuyến)
Lời giải chi tiết:
Phương diện so sánh |
Thu vịnh |
Tiếng thu |
Từ ngữ |
gợi tả, ước lệ |
giản dị, quen thuộc, tả thực |
Nhịp điệu |
chậm rãi với âm hưởng trang nhã, nhịp 4/3 ; 2/2/3 |
âm điệu thổn thức, nhịp 3/2 |
Hình tượng |
mùa thu thanh cao và tĩnh lặng với trời xanh, nước xanh, cây xanh |
Lá vàng, hơi hướng tả thực, mới lạ |
Cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình |
Những rung động của tâm hồn Nguyễn Khuyến trước cảnh đẹp mùa thu, ngập ngừng bày tỏ một nỗi niềm thầm kín trước thời cuộc. |
Những rung động của tâm hồn khi thấy mùa thu mơ màng bất tận của người thi sĩ đồng thời cũng cho chúng ta thấy được nỗi lòng của người cô phụ đối người chồng nơi chinh chiến. |
a. Cách cảm nhận và gợi tả bức tranh mùa thu
- Bài thơ Thu vịnh cái thanh, cái nhẹ, cái cao của nhà thơ. Nó mang cả tinh thần và cả cảnh mùa thu của miền Bắc và cũng chất chứa trong đó là nỗi u uẩn của thi nhân.
- Bài thơ Tiếng thu, mùa thu cũng khiến cho Lưu Trọng Lư có rất nhiều cảm xúc. Tác giả đã chọn cho mình một góc riêng để ngắm thu để mơ mẩn vè thu để rồi đứng ngồi không yên khi cảm xúc ùa về và để rồi viết lên những trang thu tuyệt diệu.
b. Cách thể hiện tình cảm, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
* Bài thơ Tiếng thu:
+ Bức tranh mùa thu được gợi mở trong câu hỏi thứ nhất: Mùa thu với ánh “trăng mờ” thơ mộng đã về nhưng lại khiến cho chúng ta thấy buồn man mác và mơ hồ
+ Hình ảnh người cô phụ nhớ chồng đang chinh chiến nơi xa khiến cho chúng ta hiểu được sao mùa thu lại man mác buồn, vì mùa thu lãng mạn là vậy nhưng hạnh phúc của người cô phụ đang không được trọn vẹn
+ Khung cảnh mùa thu thật đẹp hiện ra rõ nét nhưng lại không còn lãng mạn vì tiếng lá thu “xào xạc” và hình ảnh chú nai vàng đang đứng một mình ngơ ngác thật cô đơn giống nàng cô phụ và như tâm hồn tác giả vậy
* Bài thơ Thu vịnh:
- Phân tích 2 câu thơ đầu:
+ Trời thu xanh ngắt mấy từng cao là một hình ảnh mô tả màu sắc của trời thu, với màu xanh ngắt và cao vút.
+ Sự rung chuyển nhẹ của những ‘’cần trúc’’ càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng và sâu lắng của bầu trời
+ Nhà thơ miêu tả một khung cảnh mùa thu vừa có cảnh thật, vừa có không khí mùa thu
+ Từ "lơ phơ" có thể ám chỉ sự nhẹ nhàng và mềm mại của trúc khi chịu đựng sức ép từ gió.
- Phân tích 2 câu tiếp:
+ Nước biếc trông như tảng khói phủ" là một hình ảnh mô tả màu sắc của nước, với màu biếc như một tảng khói mờ mịt
+ Từ "mặc" ở đây có nghĩa là để cho ánh trăng tự nhiên chiếu vào, tạo ra một hiệu ứng ánh sáng đặc biệt trên mặt nước biếc.
+ Chỉ một vài tô điểm nhỏ của mùa thu khiến mùa thu có vẻ trìu mến.
- Phân tích 2 câu tiếp:
+ Cả hai câu thơ này tạo ra một hình ảnh về cảnh vật mùa thu với những chùm hoa trước gương nước.
+ Hình ảnh này mang đến một cảm giác thần tiên và lãng mạn, và có thể tượng trưng cho sự tĩnh lặng và sự kỳ diệu của thiên nhiên
- Phân tích 2 câu cuối:
+ "Nhân hứng cũng vừa toan cất bút" là một câu mô tả tâm trạng của người viết khi cảm thấy khó khăn trong việc viết.
+ Có lẽ cụ Nguyễn “thẹn với ông Đào'' là về khí tiết.
+ Cả hai câu thơ này tạo ra một hình ảnh về tâm trạng của người viết khi gặp khó khăn trong việc viết và cảm thấy xấu hổ trước người khác.
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Nói và nghe So sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 28 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Xuân Diệu SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Văn bản Dòng Mê Kông “giận dữ” (Theo Hoàng Nam, Thu Hằng, Hoàng Khánh, Thanh Hạ)
- Văn bản Đợi mưa trên đảo sinh tồn (Trần Đăng Khoa)
- Văn bản Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt trái đất và hậu quả (Theo Rây – cheo Ca – son (Rachel Carson)
- Văn bản Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “Nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết (Theo Hà Trang)
- Văn bản Cảnh rừng Việt Bắc (Hồ Chí Minh)
- Văn bản Dòng Mê Kông “giận dữ” (Theo Hoàng Nam, Thu Hằng, Hoàng Khánh, Thanh Hạ)
- Văn bản Đợi mưa trên đảo sinh tồn (Trần Đăng Khoa)
- Văn bản Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt trái đất và hậu quả (Theo Rây – cheo Ca – son (Rachel Carson)
- Văn bản Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “Nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết (Theo Hà Trang)
- Văn bản Cảnh rừng Việt Bắc (Hồ Chí Minh)