Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Ngày 30 tết SGK Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo


Nội dung bao quát của văn bản này là gì? Liệt kê những hành động, lời nói của nhân vật Hoài trong đoạn trích. Từ những chi tiết đã liệt kê đó, bạn hãy nhận xét về tính cách của nhân vật này.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Văn bản kể về cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa chị Hoài và gia đình chồng cũ trong chiều 30 Tết. Chị Hoài, con dâu cũ của ông Bằng, đã bước tiếp vào cuộc sống mới và có một gia đình riêng. Tác phẩm lấy bối cảnh Hà Nội sau những năm chiến tranh, phản ánh những thay đổi trong xã hội và cuộc sống gia đình ông Bằng, một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu.

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 48 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nội dung bao quát của văn bản này là gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cảnh sum họp trước giờ cúng tất niên chiều 30 Tết

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Văn bản kể về cuộc viếng thăm gia đình chồng cũ của chị Hoài, người chị dâu cả góa chồng trong nhà.

Nội dung bao quát của văn bản này là khung cảnh đoàn viên đêm 30 Tết của đại gia đình nhà ông Bằng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 48 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Liệt kê những hành động, lời nói của nhân vật Hoài trong đoạn trích. Từ những chi tiết đã liệt kê đó, bạn hãy nhận xét về tính cách của nhân vật này.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Chị Hoài là một người phụ nữ qua hai đời chồng, có số phận riêng của chị. Hiện tại chị vẫn có một gia đình riêng nên chị ít còn liên quan đến gia đình nhà chồng đầu tiên đã hi sinh. Tuy nhiên chị vẫn quan tâm đến những biến động của gia đình nhà chồng trước.

→ Điều đó cho thấy chị là một người sống có tình nghĩa.

- Chị Hoài mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn: người thon gọn, khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng tươi.

- Chị quan tâm tất cả những người trong gia đình bằng một tình cảm chân tình nồng hậu sau bao nhiêu năm xa cách.

- Chị kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ tổ tiên chiều 30 Tết.

- Chị trở lại gia đình nhà chồng khi gia đình ấy đang có những biến đổi rạn vỡ các mối quan hệ.

→ Tóm lại qua đây chúng ta thấy chị Hoài không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Nhân vật Hoài được nhà văn xây dựng giống như mẫu người phụ nữ vẫn giữ nguyên được nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chính trị đã đánh thức tình cảm gia đình thiêng liêng về gia tộc khiến cho bữa cơm tất niên trở nên ấm cúng hơn sang trọng và hân hoan hơn so với thời buổi xã hội khó khăn.

Xem thêm
Cách 2

Những hành động, lời nói của nhân vật Hoài:

- Ăn mặc giản dị, gương mặt nhân hậu với nụ cười tươi tắn.

- Xởi lởi, vui vẻ hỏi thăm từng người trong gia đình chồng cũ, quan tâm từng chuyện buồn vui của từng thành viên trong gia đình cũ của mình.

- Đều đặn, viết thư hỏi thăm các em chồng và bố chồng.

- Dù bận rộn vẫn cố gắng thu xếp về an ủi gia đình chồng cũ khi có chuyện không vui.

- Mang theo những món đặc sản giản dị nhưng chứa đựng sự quan tâm, chăm sóc từ những gì nhỏ nhất.

-> Nhân vật Hoài là một người phụ nữ đảm đang khéo léo, giàu tình cảm và mạnh mẽ làm chủ số phận của mình. Đó là kiểu phụ nữ truyền thống, ân tình, thủy chung, là kiểu người lưu giữ những nét đẹp ngàn đời qua những biến thiên dữ dội của thời đại.

Xem thêm
Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 48 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Phân tích ý nghĩa của những chi tiết trong lời kể của chị Hoài về gia đình mới của chị.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chị Hoài trân trọng gia đình cũ của mình và thương yêu gia đình mới của chị. Dù đã có gia đình khác nhưng chị vẫn luôn dành tình yêu thương và chưa bao giờ coi gia đình cũ là quá khứ phải quên đi.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Những chi tiết về gia đình mới của chị Hoài: Chồng mới và các con chị luôn ủng hộ chị về thăm gia đình cũ, thậm chí con chị còn nhét quà vào tay nải, giục chị đi nhanh, đòi thi thăm gia đình ông Bằng, còn nói về ông Bằng và các em chồng cũ của mẹ như chính ông ông và các cô chú của mình. Từ đó, có thể thấy gia đình mới của chị Hoài rất tôn trọng quá khứ của chị và cũng yêu quý gia đình cũ của chị như bản thân chị.

Những chi tiết trong lời kể của chị Hoài về gia đình mới của chị đã bộc lộ cốt cách con người chị. Chị Hoài hiện lên là người phụ nữ thôn quê chân chất, thật thà, chăm chỉ, cần cù và rất mực yêu thương gia đình của mình. Qua lời kể của chị, ta cũng nhận ra chị hài lòng với cuộc sống hiện tại và chị đang sống rất hạnh phúc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 48 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Tình cảm của mọi người trong gia đình đối với chị Hoài như thế nào? Những hình ảnh, chi tiết nào nói lên tình cảm đó?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

 Mọi người trong gia đình nhà rất quý chị Hoài và coi chị luôn là một thành viên trong gia đình vì chị là một người phụ nữ nhân hậu, biết cách ứng xử trong quan hệ với người khác. Chị đột ngột trở về sum họp cùng gia đình người chồng cũ trong một buổi chiều cuối năm, chị nhận được thư của bố chồng cũ, chị biết được chuyện của cô Phượng và vì chị sợ ông Bằng buồn nên vội vã đi ngay. Không những thế chị còn chuẩn bị quà cho tất cả những người trong gia đình. Đó là những món quà quê giản dị nhưng đậm tình người.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Những hình ảnh, chi tiết nói lên tình cảm của mọi người trong gia đình đối với chị Hoài:

- Ông Bằng sững người, xúc động khi nhìn thấy chị Hoài, ân cần hỏi thăm gia đình mới của chị.

- Lý ôm chầm chị Hoài, nức nở.

- Phượng reo lên, mừng rỡ nắm tay chị Hoài, mắt ngấn lệ khi thấy đôi gót chân nứt nẻ của chị Hoài.

- Mọi người dồn dập hỏi thăm sức khỏe, gia đình và những công việc thường ngày.

Mọi người rất yêu thương và tôn trọng chị, vẫn coi chị là chị dâu cả trong nhà.

Mọi  người trong gia đình đều rất quý mến, yêu thương và tôn trọng Hoài. Điều đó thể hiện qua rất nhiều chi tiết:

- Lý và Phượng ao ước được gặp Hoài

- Nghe chị Hoài đến, Đông, Lý, Luận hấp tấp từ phòng khách ùa ra

- Mọi người tôn trọng cuộc sống mới của chị, không trách móc, oán than khi chị tái hôn

- Phượng sôi nổi xách đồ cho Hoài, trong khi Lý thì ôm chầm lấy chị

- Mọi người xúm lại hỏi thăm chị

- Ông Bằng viết thư cho chị Hoài

- Ông Bằng xúc động khi nhìn thấy chị Hoài.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 48 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Phân tích thái độ, tình cảm của các nhân vật trong cảnh thắp hương ngày Tết. Từ đó, bạn có suy nghĩ gì về truyền thống văn hóa của người Việt Nam?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bữa cúng tất niên trong gia đình ông Bằng rõ ràng là còn phản chiếu nhiều nét đẹp chung của truyền thống dân tộc. Nét đẹp đó hiện ra trên cả bình diện vật chất lẫn tinh thần. Lễ cúng bài bản, trang trọng theo đúng nghi thức với khói trầm ngát thơm, bánh chưng xanh buộc lạt điều, mâm ngũ quả, những chén rượu xinh xắn rải ngang trước bàn thờ, ngọn đèn dầu lim dim,... Có sự thành kính nghiêm cẩn, thiêng liêng một dòng chảy mơ hồ mà xao động đến rưng rưng cảm động. Đó là thời khắc giao hoà giữa hai thế giới: quá khứ và hiện tại, thực và ảo, sống và chết, cõi dương và cõi âm, cõi người và cõi hồn, thể xác và tâm linh,...

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Thái độ, tình cảm của các nhân vật trong cảnh thắp hương ngày Tết:

- Ông Bằng chỉnh lại trang phục, thành kính thắp hương khấn vái tổ tiên và những người đã mất.

- Luận biến sắc khi thấy cha bỏ qua tên em trai.

- Lý khéo léo chuẩn bị mâm côc, tự hào khoe biết khấn đúng bài kinh Phật.

- Chị Hoài nhìn đăm đăm lên bàn thờ, thế chân ông cụ sau khi ông lui ra.

Dù thời đại có thay đổi thì truyền thống văn hóa của người Việt Nam vẫn luôn tồn tại, sống mãi trong từng bữa cơm, từng câu khấn Tết, sự tưởng nhớ về những người đã mất, sự quan tâm chăm sóc của các thành viên gia đình với nhau,…

Khung cảnh thắp hương diễn ra trang trọng và cũng thật đầm ấm. Bàn thờ gia tiên nghi ngút khói hương cùng mâm cỗ thịnh soạn với các món truyền thống của người Hà Nội như: bánh chưng, nem rán, giò chả, gà tần hạt sen,... đã gợi lên ở người đọc không khí đầm ấm chỉ có ở đêm 30 Tết:

- Mọi người đều trở về, cùng nhau thành kính mỗi người chuẩn bị một việc cho buổi cúng Tết

- Ông Bằng nghiêm trang, trang phục chỉnh tề đứng trước bàn thờ chủ trì buổi lễ. Đây chính là khung cảnh của buổi lễ Tết của người Hà Nội xưa.

- Lời khấn của ông Bằng như một lời tưởng nhớ với những người đã mất như tổ tiên, ông bà,...một cách thiêng liêng và thành kính nhất.

- Đây như sự giao lưu giữa hai thế hệ, dù dòng chảy thời gian không bao giờ ngừng nhưng luôn có sự kế nhiệm những truyền thống tốt đẹp với nhau

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 48 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Xác định thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc. Theo bạn, những giá trị tinh thần mà văn bản đề cao có cần được tiếp tục gìn giữ không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Văn bản có thể đề cao giá trị tinh thần của sự hiểu biết, lòng nhân ái và sự đồng cảm. Bằng cách miêu tả cảnh vật và cảm xúc của nhân vật, tác giả có thể khích lệ độc giả suy nghĩ về những giá trị tinh thần đó. Ngoài ra văn bản còn đề cập đến giá trị tinh thần về việc thờ cúng tổ tiên.

Những giá trị tinh thần này cần được tiếp tục gìn giữ vì chúng là nền tảng của một xã hội nhân văn và cảm thông. Sự hiểu biết, lòng nhân ái và sự đồng cảm giúp tạo nên môi trường tốt hơn cho tất cả mọi người. Trong cuộc sống hiện đại, nơi mà sự đau khổ và mất mát có thể dễ dàng bị lãng quên, việc giữ gìn những giá trị này trở nên vô cùng quan trọng để xây dựng một cộng đồng đầy tình yêu thương và chia sẻ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm: Cần phải bảo vệ những giá trị truyền thống về văn hóa gia đình trước những biến chuyển của thời cuộc.

Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc: khuyên mọi người hãy trân trọng những giá trị truyền thống, những nét văn hóa, phong tục phẩm chất con người Hà Nội xưa.

Theo em, những giá trị tinh thần mà văn bản đề cao luôn cần được tiếp tục gìn giữ và phát huy. Bởi lẽ, nó là một phần không thể thiếu của văn hóa dân tộc, là một phần nét đẹp của cốt cách con người Việt Nam. Gìn giữ và phát huy giá trị tinh thần ấy là một cách để thể hiện lòng yêu nước.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí