Soạn văn 12 chân trời sáng tạo, Soạn văn lớp 12 hay nhất Bài 2. Những ô cửa nhìn ra cuộc sống

Soạn bài Hai đứa trẻ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo


Khi chờ đợi một điều gì đó quan trọng với bản thân, bạn thường có tâm trạng, cảm xúc như thế nào? Hãy chia sẻ điều đó với các bạn trong lớp. Chú ý những từ ngữ, hình ảnh được dùng để miêu tả cảnh hoàng hôn trong phần văn bản này.


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trước khi đọc

Trả lời Câu hỏi Trước khi đọc trang 40 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Khi chờ đợi một điều gì đó quan trọng với bản thân, bạn thường có tâm trạng, cảm xúc như thế nào? Hãy chia sẻ điều đó với các bạn trong lớp

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Có thể thấy tâm trạng khi chờ đợi điều quan trọng sẽ là cảm giác háo hức, mong chờ, hồi hộp và vui sướng khi nhìn thấy, chạm thấy điều quan trọng đó. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Khi chờ đợi một điều gì đó quan trọng với bản thân, em thường có tâm trạng hồi hộp, háo hức, hay suy nghĩ về điều đó.

Khi chờ đợi một điều gì đó quan trọng với bản thân, tôi thường có những tâm trạng và cảm xúc sau:

1. Lo lắng:

-Lo lắng về việc liệu mình có đạt được điều mong muốn hay không.

-Lo lắng về những rủi ro, thử thách có thể xảy ra.

-Lo lắng về việc mình có đủ khả năng để thực hiện hay không.

2. Mong chờ:

-Mong chờ từng giây phút để điều đó đến.

-Mong chờ được trải nghiệm những điều mới mẻ, thú vị.

-Mong chờ được đạt được thành công và hạnh phúc.

3. Hy vọng:

-Hy vọng vào một kết quả tốt đẹp.

-Hy vọng vào khả năng của bản thân.

-Hy vọng vào sự may mắn và thành công.

4. Bồn chồn:

-Bồn chồn, không thể tập trung vào việc khác.

-Hay suy nghĩ, tưởng tượng về điều mình mong chờ.

-Cảm giác thời gian trôi qua thật chậm chạp.

5. Tuyệt vọng:

-Nếu chờ đợi quá lâu mà không có kết quả, tôi sẽ cảm thấy thất vọng, chán nản.

-Bắt đầu nghi ngờ khả năng của bản thân và đặt câu hỏi về giá trị của điều mình mong chờ.

-Có thể cảm thấy buồn bã, mất niềm tin vào bản thân và cuộc sống.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 40 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

 Chú ý những từ ngữ, hình ảnh được dùng để miêu tả cảnh hoàng hôn trong phần văn bản này.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Phương tây đỏ rực lửa cháy

- Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

- Dãy tre làng đen lại

- Tiếng muỗi vo ve 

- Tiếng trống thu không 

- Cảnh chiều tàn mang một nét đặc trưng của miền quê Việt Nam

Xem thêm
Cách 2

Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh hoàng hôn: tiếng trống thu không, phương tây dỏ rực như lửa cháy, những đám mây hồng như hòn than sắp tàn, tiếng ếch nhái kêu, tiếng muỗi vo ve,…

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 41 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Chi tiết này cho thấy việc buôn bán của người dân phố huyện như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cảnh buôn bán gợi ra một đời sống cực khổ của người dân nơi phố huyện: bé nhỏ, tội nghiệp, ai cũng sống một cách âm thầm, nhẫn nhục, lam lũ. Ngày nào cũng vậy, những hoạt động của họ lặp đi lặp lại không có hồi kết, không có sự khác lạ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chi tiết này cho thấy việc buôn bán của người dân phố huyện rất ế ẩm, khó khăn, ít người mua hàng.

Cảnh buôn bán nơi phố huyện bé nhỏ diễn ra lặp lại không có hồi kết, gợi nên một cuộc sống lam lũ, cơ cực của người dân nơi đây.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 42 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Qua chi tiết này, bạn hiểu thêm điều gì về nhân vật Liên?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Liên là cô bé rất khéo léo, dù nhỏ tuổi nhưng em đảm đang và ra dáng người chị cả. Cô bé tháo vát trong công việc nhà và luôn chu toàn trong mọi việc. Ở Liên có tấm lòng nhân ái và thương yêu động vật. Cô đã có cảm giác động lòng thương khi thấy các đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ đang tìm kiếm những thứ có thể dùng được để sống qua ngày. An là một người em trai năng động và quan tâm đến những chi tiết nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Nhân vật Liên là người con gái lớn và đảm đang.

Liên dù tuổi còn nhỏ nhưng rất đảm đang, ra dáng một người chị. Liên còn là người có tấm lòng đầy tình thương khi cô động lòng thương với những đứa trẻ con nghèo ở ven chợ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 43 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Bầu trời đêm và không gian phố huyện trong đoạn này được miêu tả qua điểm nhìn của ai?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Điểm nhìn của nhân vật Liên

Xem thêm
Cách 2

Bầu trời đêm và không gian phố huyện trong đoạn này được miêu tả qua điểm nhìn của người kể chuyện.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Trong khi đọc trang 45 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Chú ý tâm trạng và cảm xúc của chị em Liên trong lúc đoàn tàu đến.

Phương pháp giải:

 Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Trước khi tàu đến, An dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn dặn dò chị nhớ gọi mình để kịp nhìn thấy tàu qua.

Liên chăm chú để ý đến từng dấu hiệu của con tàu: “ngọn lửa xanh biếc”, “tiếng còi vang lại, kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”. 

→ Cả hai chị em đều mong mỏi chuyến tàu đến, không dám chậm trễ một giây phút nào. Đó là niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm của hai chị em. Niềm háo hức ấy như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày nơi phố huyện.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Khi đoàn tàu đến, Liên và An có tâm trạng:

+ Liên vội đánh thức An như sợ bỏ qua một điều quý giá

+ Liên quan sát và chiêm ngưỡng “các toa đèn sáng trưng, chiếu cả xuống đường”. Liên xúc động “lặng theo mơ tưởng về “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”.

+ Khi ngắm nhìn những đoàn tàu vụt qua phố huyện, Liên như được sống trong một thế giới mới tươi đẹp và sôi động hơn.

1. Khi đoàn tàu sắp đến:

-Lòng nôn nao, háo hức:

+Hai chị em ngóng ra sân ga, mong chờ đoàn tàu.

+Liên tưởng tượng về những điều mới mẻ, thú vị ở “phố thị xa hoa”.

-Sự tò mò, pha chút sợ hãi:

+Âm thanh và ánh sáng của đoàn tàu tạo cảm giác choáng ngợp.

+Chị em Liên chưa bao giờ được nhìn thấy cảnh tượng này.

2. Khi đoàn tàu đi qua:

-Sự say mê, ngưỡng mộ:

+Hai chị em say mê nhìn ngắm đoàn tàu.

+Hình ảnh “những toa đèn rực rỡ” như một thế giới khác.

-Nỗi buồn man mác, tiếc nuối:

+Khi đoàn tàu đi qua, hai chị em cảm thấy buồn bã.

+Nỗi buồn về cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán của mình.

+Nỗi khao khát được thoát khỏi cuộc sống hiện tại.

3. Sau khi đoàn tàu đi qua:

-Trở lại với thực tại:

+Hai chị em lại lang thang trên phố.

+Cuộc sống của họ vẫn vậy, không có gì thay đổi.

-Nỗi buồn vẫn còn đó:

+Nỗi buồn về cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán.

+Nỗi buồn về những ước mơ không thể thực hiện.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 46 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt nội dung câu chuyện được kể và chỉ ra đặc điểm cách xây dựng cốt truyện trong Hai đứa trẻ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tóm tắt:

Liên và An là hai chị em được mẹ giao cho trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại một Phố huyện nghèo. Trước đây gia đình Liên và an sống ở Hà Nội, do cha bị mất việc nên cả nhà phải chuyển về sống ở phố huyện nghèo. Mẹ của Liên làm nghề hàng xáo, hàng ngày Liên quan sát những gì xảy ra xung quanh. Liên thấy những đứa trẻ nhà nghèo bên chợ đi nhặt nhạnh những thứ có thể dùng được do người đi chợ bỏ lại. Liên đã chứng kiến cuộc sống vất vả, nghèo túng của mẹ con chị Tí, của gia đình bác Xẩm, của bà cụ Thi, của bác phở Siêu và cũng như nhiều người dân lam lũ tại Phố huyện. Hai chị em Liên và An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dần, im tiếng trong trời đêm. Và khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên đi vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố tịch mịch và đầy bóng tối.

- Về cốt truyện: truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là truyện không có cốt truyện. Bởi lẽ, cốt truyện chỉ là cảnh một buổi chiều tối ở một phố huyện nghèo nàn, tăm tối, với tiếng trống thu không, cảnh chợ chiều hiu hắt, với một chõng hàng nước, một gánh hàng phở, một gia đình bác xẩm ê a, một bà già điên uống rượu cười sằng sặc và hai chị em cô hàng xén Liên, An cố thức chờ chuyến tàu đêm đi qua... Truyện không có tình huống gây cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột, biến cố nó chỉ là diễn biến theo thời gian.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Tóm tắt:

Truyện ngắn Hai đứa trẻ là văn bản kể về hai nhân vật Liên và An cùng những người dân trong một phố huyện nghèo. Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội. Do bố mất việc, gia đình sa sút,  hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện - một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Hai chị em được mẹ giao cho trông cửa hàng tạp hóa nhỏ bên bến tàu của huyện. Trong một buổi chiều tà, Liên cảm thấy nơi đây buồn tẻ, chị ngắm nhìn những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa. Nhìn cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, vợ chồng bác Xẩm xung quanh. Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy vẫn được thể hiện qua sự mong đợi chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện của cả hai chị em và những người buôn bán về đêm. Nhưng chỉ thoáng qua đó, đoàn tàu rầm rộ đi tới, chẳng được bao lâu lại vụt qua và chỉ còn lại đêm khuya - đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.

- Đặc điểm về cách xây dựng cốt truyện: truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là truyện không có cốt truyện Hai đứa trẻ đúng là rất tiêu biểu cho loại “truyện không có truyện”. Bởi lẽ, cốt truyện chỉ là cảnh một buổi chiều tối ở một phố huyện nghèo nàn, tăm tối, với tiếng trống thu không, cảnh chợ chiều hiu hắt, với một chõng hàng nước, một gánh hàng phở, một gia đình bác xẩm ê a, một bà già điên uống rượu cười sằng sặc và hai chị em cô hàng xén Liên, An cố thức chờ chuyên tàu đêm đi qua... Chỉ có vậy thôi, chẳng có tình huống gây cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột, truyện không có xung đột, không có biến cố nó chỉ là diễn biến thời gian.

* Tóm tắt:

Hai chị em Liên và An sống ở một phố huyện nghèo. Buổi chiều tối, hai chị em dọn hàng tạp hóa và ngóng ra sân ga chờ đợi đoàn tàu đi qua. Khi đoàn tàu đến, hai chị em say mê nhìn ngắm những toa đèn rực rỡ. Sau khi đoàn tàu đi qua, hai chị em lại lang thang trên phố và trò chuyện về cuộc sống của mình. Hai chị em nhớ về Hà Nội và khao khát được thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán nơi đây. Hai chị em trở về nhà khi màn đêm đã buông xuống. Nỗi buồn và sự bế tắc vẫn còn đó, nhưng hai chị em vẫn hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.

* Đặc điểm cách xây dựng cốt truyện trong Hai đứa trẻ:

-Cốt truyện đơn giản, không có nhiều tình tiết:

+Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của hai chị em Liên và An trong một ngày.

+Các sự kiện diễn ra theo trình tự thời gian.

-Sử dụng nhiều chi tiết miêu tả:

+Tác giả miêu tả khung cảnh thiên nhiên, phố huyện và tâm trạng nhân vật một cách tỉ mỉ.

+Các chi tiết miêu tả tạo nên bầu không khí buồn bã, tẻ nhạt của câu chuyện.

-Sử dụng điểm nhìn của nhân vật "tôi":

+Câu chuyện được kể qua lời của nhân vật "tôi" - một người khách trọ.

+Điểm nhìn này giúp cho người đọc hiểu rõ hơn tâm trạng và cảm xúc của hai chị em Liên.

-Kết thúc mở:

+Câu chuyện không có kết thúc rõ ràng.

+Người đọc tự suy ngẫm về số phận của hai chị em Liên và tương lai của họ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 46 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Bức tranh phố huyện đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào và có đặc điểm gì? Làm rõ ý nghĩa của việc miêu tả bức tranh ấy trong văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bức tranh phố huyện được nhà văn miêu tả theo trình tự thời gian tuyến tính (trước – sau). Theo đó truyện ngắn Hai đứa trẻ có thể phần làm ba cảnh: Cảnh chiều xuống (chợ tàn), cảnh đêm về và cảnh đêm khuya. 

- Cảnh chiều xuống (đoạn 1, 2 ): Trong đoạn này nhà văn tập trung miêu tả cảnh chợ tàn nơi phố huyện, một phiên chợ nghèo của một vùng quê nghèo. 

- Cảnh đêm về (đoạn 3) miêu tả phố huyện đêm về với một số hoạt động bán hàng, trò chuyện của các cư dân phố huyện. 

- Cảnh đêm khuya (đoạn 4, 5) tái hiện lại cảnh đoàn tàu đến và không gian tĩnh lặng của phố huyện khi con tàu đi qua. 

→ Toàn bộ bức tranh phố huyện được nhìn qua tâm trạng của cô bé Liên, một cô bé đảm đang, tốt bụng với một tâm hồn đa cảm. Điều này đã làm nên chất trữ tình cho chuyện. Tâm trạng của Liên được miêu tả gắn liền với không gian phố huyện: Buồn man mác, mơ hồ khó hiểu trước bức tranh cuộc sống nghèo phố huyện lúc chiều xuống; buồn khắc khoải trong cảnh chờ đợi một điều gì tốt đẹp hơn; buồn thấm thía khi chuyến tàu đi qua.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Bức tranh phố huyện được nhà văn miêu tả theo trình tự thời gian tuyến tính (trước – sau). Theo đó truyện ngắn Hai đứa trẻ có thể phần làm ba cảnh: Cảnh chiều xuống (chợ tàn), cảnh đêm về và cảnh đêm khuya.

- Toàn bộ bức tranh phố huyện được nhìn qua tâm trạng của cô bé Liên, một cô bé đảm đang, tốt bụng với một tâm hồn đa cảm. Điều này đã làm nên chất trữ tình cho chuyện. Tâm trạng của Liên được miêu tả gắn liền với không gian phố huyện: Buồn man mác, mơ hồ khó hiểu trước bức tranh cuộc sống nghèo phố huyện lúc chiều xuống; buồn khắc khoải trong cảnh chờ đợi một điều gì tốt đẹp hơn; buồn thấm thía khi chuyến tàu đi qua.

Bức tranh phố huyện được nhà văn miêu tả theo trình tự thời gian tuyến tính (trước – sau). Theo đó truyện ngắn Hai đứa trẻ có thể phần làm ba cảnh: Cảnh chiều xuống (chợ tàn), cảnh đêm về và cảnh đêm khuya. 

- Cảnh chiều xuống (đoạn 1, 2 ): Trong đoạn này nhà văn tập trung miêu tả cảnh chợ tàn nơi phố huyện, một phiên chợ nghèo của một vùng quê nghèo. 

- Cảnh đêm về (đoạn 3) miêu tả phố huyện đêm về với một số hoạt động bán hàng, trò chuyện của các cư dân phố huyện. 

- Cảnh đêm khuya (đoạn 4, 5) tái hiện lại cảnh đoàn tàu đến và không gian tĩnh lặng của phố huyện khi con tàu đi qua. 

=>  Ý nghĩa của việc miêu tả bức tranh phố huyện:

-Thể hiện hiện thực cuộc sống của người dân phố huyện:

+Nghèo khổ, tẻ nhạt, buồn chán.

+Không có hy vọng về một tương lai tươi sáng.

-Bộc lộ tâm trạng và cảm xúc của nhân vật "tôi":

+Nỗi buồn, sự đồng cảm với số phận của người dân phố huyện.

+Khao khát được thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 46 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Xác định ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản và cho biết tác dụng của ngôi kể, điểm nhìn ấy trong việc khắc hoạ nhân vật, thể hiện chủ đề, cảm hứng của tác phẩm.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Ngôi kể trong truyện là ngôi thứ ba.

- Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật Liên – một cô bé mới lớn, giàu lòng trắc ẩn và rất tinh tế. Việc đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật ấy khiến cho tác giả có thể đi sâu khai thác tâm trạng và cảm xúc, sự biến đổi tinh tế trong suy nghĩ của nhân vật.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Ngôi kể: Ngôi thứ 3

- Điểm nhìn: Điểm nhìn trần thuật được đặt vào Liên.

-Tác dụng: Khiến cho tác giả có thể đi sâu khai thác tâm trạng và cảm xúc, sự biến đổi tinh tế trong suy nghĩ của nhân vật.

- Ngôi kể trong truyện là ngôi thứ ba.

- Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật Liên – một cô bé giàu lòng trắc ẩn và rất tinh tế. Việc đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật ấy khiến cho tác giả có thể đi sâu khai thác tâm lí nhân vật.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 46 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nêu và phân tích ý nghĩa:

a. Một số câu văn, đoạn văn sử dụng kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

b. Một số hình ảnh, chi tiết xuất hiện nhiều lần trong văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a.“An Liên lặng lẽ ngước mắt nhìn các vì sao” - “Hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh lẫn với những vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây”. 

→ Chính Thạch Lam đã dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối. Ánh sáng của những vì sao và những con đom đóm không đủ sức xóa đi màn đêm. Vũ trụ cứ “ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ nên chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất”

b.Phố huyện lúc chuyến tàu đêm qua:

  – Hình ảnh con tàu được lặp lại 10 lần trong tác phẩm.

– Chuyến tàu đêm qua phố huyện là niềm vui duy nhất trong ngày của hai chị em Liên:

+ Chuyến tàu còn gợi nhớ về những ký ức tuổi thơ tươi đẹp của hai chị em: “Một Hà Nội xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”.

→ Chuyến tàu trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của hai chị em Liên. Nó biểu tượng cho một cuộc sống nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại. Dù chỉ trong giây lát nhưng nó đưa cả phố huyện thoát ra khỏi cuộc sống tù đọng, bế tắc.

→ Qua tâm trạng đợi tàu của Liên, Thạch Lam như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, bế tắc ấy hãy cố vươn tới điều gì đó tốt đẹp hơn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

a. Một số câu văn, đoạn văn sử dụng kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm:

- Liên khẽ quạt cho An, vuốt lại mái tóc tơ… cảm giác mơ hồ không hiểu.

- Liên cầm tay em không đáp … mênh mang và yên lặng.

→ Liên và An thức để bán hàng, để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Nỗi buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ: Thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng. Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu, xót thương bà cụ Thi điên.

b. Một số hình ảnh, chi tiết xuất hiện nhiefu lần trong văn bản:

- Hình ảnh phố huyện

- Hình ảnh đoàn tàu

- Hình ảnh con người ở phố huyện

→ Nhịp sống buồn tẻ, tù đọng của phố huyện từ chiều tàn đi vào đêm khuya. Tất cả được thể hiện ra qua cái nhìn xót xa, thương cảm của tác giả.

a,

Ví dụ 1: "Hai chị em nhìn nhau, không nói. Lòng hai chị em đều buồn rười rượi. Chúng nhớ về Hà Nội, nhớ về những ngày còn thơ ấu. Chúng khao khát được thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán nơi đây."

=> Ý nghĩa:

-Thể hiện tâm trạng và cảm xúc của hai chị em Liên:

+Buồn bã, tẻ nhạt, khao khát được thoát khỏi cuộc sống hiện tại.

-Bộc lộ sự đồng cảm của tác giả với số phận của người dân phố huyện:

+Nghèo khổ, tẻ nhạt, không có hy vọng.

b,

Ví dụ 1:

Hình ảnh đoàn tàu: Biểu tượng cho một thế giới khác, một cuộc sống khác.

Ý nghĩa: Thể hiện ước mơ, khát vọng của hai chị em Liên về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ví dụ 2:

Chi tiết tiếng ếch nhái: Biểu tượng cho sự vắng vẻ, tĩnh lặng của phố huyện.

Ý nghĩa: Thể hiện bầu không khí buồn bã, tẻ nhạt của cuộc sống nơi đây.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 46 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Theo bạn, truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết theo phong cách sáng tác nào? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Phong cách lãng mạn. Thạch Lam là cây bút thuộc dòng văn học lãng mạn, “Hai đứa trẻ" là truyện không có cốt truyện, được bắt đầu bằng những cảm xúc mơ hồ, mong manh của nhân vật. Chính vì thế, truyện cứ nhẹ nhàng, không có diễn biến, không có cao trào nhưng lại lôi cuốn người đọc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam có sự kết hợp giứa phong cách hiện thực và phong cách lãng mạn.

+ Bút pháp hiện thực: Cuộc sống nơi phố huyện nghèo

+ Bút pháp lãng mạng: Cảnh đợi tàu và ý nghĩa

Phong cách lãng mạn vì:

-Thể hiện qua cách miêu tả cảnh vật:

+Cảnh vật được miêu tả qua lăng kính của nhân vật "tôi" với những cảm xúc và suy nghĩ tinh tế.

+Cảnh vật thiên nhiên được miêu tả đan xen với tâm trạng của nhân vật, tạo nên sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.

-Thể hiện qua cách miêu tả tâm trạng nhân vật:

-Tâm trạng nhân vật được miêu tả một cách, tinh tế.

-Tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ để thể hiện tâm trạng nhân vật như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.

-Thể hiện qua giọng điệu của tác phẩm:

+Giọng điệu của tác phẩm nhẹ nhàng, buồn man mác, thể hiện sự đồng cảm với số phận của người dân phố huyện.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 46 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Một tác phẩm văn học có giá trị thẩm mĩ và nhân văn thường đánh thức ở người đọc ít nhất một điều gì đó sâu xa, tốt đẹp trong tư tưởng, tình cảm. Đối với bạn, Hai đứa trẻ có khả năng đánh thức như vậy không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Liên dù là một cô bé còn nhỏ tuổi nhưng có tấm lòng nhân hậu, biết xót thương cho những cảnh ngộ xung quanh mình. 

- Dù trong hoàn cảnh tăm tối, cuộc sống tù túng nhưng Liên vẫn không ngừng mơ ước về một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn cuộc sống mà em đang sống: đêm nào cũng thức chờ đoàn tàu đi qua.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

 Hai đứa trẻ có khả năng đánh thức ở người đọc những điều sâu xa, tốt đẹp trong tư tưởng tình cảm vì: Qua diễn biến nội tâm của nhân vật, nhà văn đã thể hiện thật sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của những con người nhỏ bé. Những kiếp người vô danh nơi phố huyện nhỏ ấy rất dễ bị xã hội lãng quên. Tâm trạng của Liên cũng là tâm trạng chung của bao người đang phải sống trong bế tắc của những thân phận nhỏ bé, nghèo hèn. Nhà văn đã thể hiện một niềm cảm thông sâu sắc và tình thương yêu đối với những người không may mắn ấy.

Đối với tôi, Hai đứa trẻ có khả năng đánh thức như vậy vì:

1. Đánh thức lòng thương cảm với những kiếp người bất hạnh:

Truyện vẽ nên bức tranh chân thực về cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán của người dân phố huyện nghèo. Qua đó, tác giả thể hiện lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp người bất hạnh:

-Hai chị em Liên: Chịu cảnh mồ côi cha mẹ, sống quẩn quanh trong cuộc sống tẻ nhạt, không có hy vọng về một tương lai tươi sáng.

-Bà cụ Thi: Bán phở đêm, già yếu, cô đơn, phải chắt chiu từng đồng để kiếm sống.

-Chú Tư: Bán phở gánh, lam lũ, vất vả.

2. Đánh thức khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp:

Tuy sống trong cảnh ngộ éo le, nhưng hai chị em Liên vẫn giữ gìn được những phẩm chất tốt đẹp:

-Tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: Hai chị em luôn quan tâm, chăm sóc nhau.

-Niềm khao khát được thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt: Hình ảnh đoàn tàu đi qua như một biểu tượng cho một thế giới khác, khơi dậy trong hai chị em niềm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

3. Đánh thức niềm tin vào con người:

Tác phẩm thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người:

-Hai chị em Liên: Tuy sống trong cảnh nghèo khổ, nhưng vẫn giữ gìn được phẩm chất tốt đẹp: hiền lành, nhân hậu.

-Bà cụ Thi: Già yếu, cô đơn, nhưng vẫn cưu mang, giúp đỡ những người xung quanh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 7

Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 46 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Tìm hiểu thêm về các tác giả sáng tác theo phong cách lãng mạn, phong cách hiện thực trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 và hoàn tất bảng sau bằng cách đánh dấu xác định phong cách sáng tác của tác phẩm, tác giả trong văn bản  (làm vào vở) và lí giải:


Tên tác giả

Tên tác phẩm

Phong cách lãng mạn

Phong cách hiện thực

Thạch Lam

Dưới bóng hoàng lan, Nắng trong vườn,…

 

 

Vũ Trọng Phụng

Số đỏ, Giông tố,...

   

Nam Cao

Lão Hạc, Chí Phèo,...

   

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản 

Lời giải chi tiết:

Tên tác giả

Tên tác phẩm

Phong cách lãng mạn

Phong cách hiện thực

Thạch Lam

Dưới bóng hoàng lan, Nắng trong vườn,…

x

Văn chương của ông nhẹ nhàng và trong trẻo nhưng vẫn bám sát vào hiện thực cuộc sống. Thông qua những điều hết sức giản dị, Thạch Lam không chỉ muốn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của con người mà còn bày tỏ một cái nhìn đầy lạc quan vào cuộc sống. Dưới cái nhìn tinh tế của nhà văn, người đọc phát hiện ra lẩn khuất giữa những tăm tối và khắc nghiệt không thể trốn chạy của hiện thực vẫn còn những vẻ đẹp đầy lấp lánh.

 

Vũ Trọng Phụng

Số đỏ, Giông tố,...

 

x

Bằng ngòi bút trào phúng, lối viết ngấu nghiến, nhịp điệu dồn dập, giọng văn phảng phất thái độ khinh miệt, thể hiện bất đồng quan điểm với hệ thống nhân vật cũng như bối cảnh xã hội đương thời

Nam Cao

Lão Hạc, Chí Phèo,...

Phản ánh cuộc sống trong nỗi bức xúc, suy tư, nỗi đau đáu của cõi lòng.

Phê phán khá toàn diện và triệt để tính chất thoát ly, tiêu cực của văn chương lãng mạn đương thời, coi đó là thứ “ánh trăng lừa dối”, đồng thời yêu cầu nghệ thuật chân chính phải trở về với đời sống, phải nhìn thẳng vào sự thật, “nói lên được nỗi thống khổ của hàng triệu nhân dân lao động lầm than” . 

 

x

Xem thêm
Cách 2

Tên tác giả

Tên tác phẩm

Phong cách

lãng mạn

Phong cách

hiện thực

Thạch Lam

Dưới bóng hoàng lan,  Nắng trong vườn,…

x

x

Vũ Trọng Phụng

Số đỏ, Giông tố,…

 

x

Nam Cao

 Lão Hạc, Chí Phèo,...

 

x

Lí giải:

- Phong cách sáng tác Thạch Lam:

+ Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.

+ Cốt truyện đơn giản hoặc không có cốt truyện.

+ Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

+ Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.

- Phong cách sáng tác Vũ Trọng Phụng:

+ Giọng văn trào phùng, châm biếm.

+ Lột tả cuộc sống hiện thực, cùng với đó là tinh thần phê phán những thói hư tật xấu của xã hội.

+ Thể hiện sự tình cảm, sự nhân ái đối với con người.

- Phong cách sáng tác Nam Cao:

+ Đi sâu vào khai thác đời sống nội tâm, tinh thần của nhân vật

+ Đề cao tư tưởng: Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá “con người trong con người”.

+ Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí