Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. |
Trước khi đọc
Trả lời Câu hỏi Trước khi đọc trang 69 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Chia sẻ với các bạn trong lớp cảm nhận của bạn về một bài thơ/ câu thơ hay của tác giả Hồ Chí Minh, trong đó có hình ảnh vầng trăng hoặc hình ảnh mùa xuân.
Phương pháp giải:
Tìm kiếm tư liệu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bài thơ “Cảnh khuya” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.
Bài thơ có hỉnh ảnh vầng trăng: Vọng nguyệt
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
- Tác phẩm được rút ra từ tập Nhật kí trong tù (1942 - 1943).
- Nhật kí trong tù được sáng tác từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943.
- Đây là một tập thơ chữ Hán với 133 bài, sáng tác trong thời gian Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc.
- Tác phẩm không chỉ ghi lại cuộc sống ở trong tù của Người mà còn nhằm tố cáo chế độ hà khắc của chính quyền Tưởng Giới Thạch.
Bài thơ “Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh.
Trong khi đọc 1
Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 69 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Hãy hình dung không gian đêm rằm tháng Giêng.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Hình ảnh ánh trăng: “nguyệt chính viên” - trăng đúng lúc tròn nhất.
→ Không gian bao la, tràn ngập ánh trăng.
- Sức sống của mùa xuân: “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”
→ Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy. Khung cảnh tràn đầy sức sống.
→ Hai câu đầu đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống.
Không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng
Không gian đêm rằm tháng Giêng thật thơ mộng, lung linh huyền ảo. Trăng đêm nay sáng và tròn vành vạnh hòa quyện cùng khung cảnh sông nước, mây trời, khói sóng càng làm cho cảnh sắc thêm bao la, thi vị. Cùng với đó là không gian, sức sống của mùa xuân: “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”. Điệp từ “xuân” nối tiếp nhau càng tạo nên sự sinh sôi, căng tràn nhựa sống.
=> Hai câu thơ đầu đã khắc họa lên bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng Giêng với một khung cảnh thật bình yên, thơ mộng, đẹp đẽ, bao la rộng lớn và tràn đầy sức sống.
Trong khi đọc 2
Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 69 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Chú ý hình ảnh con thuyền chở trăng trong hai dòng thơ cuối.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.
Hình ảnh trăng ngân đầy thuyền: sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm
Hình ảnh con thuyền chở trăng ở hai dòng thơ cuối đã thể hiện được sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm, đồng thời còn nói lên được ý nguyện, niềm mong ước vươn tới những thắng lợi, thành công trong sự nghiệp cách mạng của tác giả.
Sau khi đọc 1
Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 70 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Xác định bố cục của bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Gồm 2 phần:
Phần 1. Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng.
Phần 2. Hai câu sau: Con người cách mạng trong đêm trăng.
- Dòng 1: Khai: Khai mở ý của bài thơ
-> Đêm rằm tháng Giêng, trăng tròn, rất đẹp.
- Dòng 2: Thừa: Thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần khai
-> Sắc xuân của sông, nước bầu trời chan hòa khắp không gian.
- Dòng 3: Chuyển: Chuyển ý
-> Xuân của đất trời – xuân kháng chiến: bàn việc quân sự giữa nơi khói sóng hư ảo, đêm rằm.
- Dòng 4: Hợp: Kết ý
-> Khuya về, con thuyền chở đầy ánh trăng xuân.
Sau khi đọc 2
Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 70 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Cho biết trong hai dòng thơ đầu:
a. Cảnh đêm nguyên tiêu được gợi tả với những nét đặc trưng nào?
b. Hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp trong nguyên tác có tác dụng như thế nào trong việc gợi tả những nét đặc trưng ấy?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a.
- Cảnh thiên nhiên được khắc họa trong một đêm trăng, nhưng không phải là đêm trăng bình thường mà vào rằm tháng giêng. Trăng lúc này đang ở độ tròn trịa, đẹp nhất - “nguyệt chính viên”
- Dưới ánh trăng, điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân: Cây cối, sông nước, bầu trời, mây gió,... trong đêm rằm đầu năm .
- Cảnh mở rộng với không gian ba chiều: vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước tiếp giáp với bầu trời → Tạo ra không gian bao la vô tận.
b.
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi kết hợp vần, nhịp linh hoạt tạo cho câu thơ nhạc điệu
a. Cảnh đêm nguyên tiêu được gợi tả với những nét đặc trưng:
- Trăng đúng lúc tròn đầy (“nguyệt chính viên”).
- Sông xuân, nước tiếp liền với sức xuân của bầu trời (“xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên”).
- Hình ảnh ánh trăng rọi sáng trên không gian bao la, tràn ngập sức sống.
b. Tác dụng của hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp trong việc gợi tả:
- Hình ảnh cây me: Gợi lên cảm giác ấm cúng, hoài niệm, yên bình, mang vẻ đặc trưng khó lòng phôi phai.
- Vần “uyên” (duyên, chuyền, huyền): Tạo sự đằm thắm, dịu nhẹ mà thơ mộng.
- Khổ 4: Cảnh vật đặt trong không gian rộng lớn, buồn hiu, chạnh lòng. Hình ảnh cánh đồng cò lúa bay, từ láy “gấp gấp” và “phân vân” gợi lên sự vội vã, nghẹt thở.
a. Cảnh đêm nguyên tiêu được gợi tả với những nét đặc trưng:
- Không gian, cảnh sắc thiên nhiên được khắc họa trong một đêm trăng, nhưng không phải là đêm trăng bình thường mà vào đêm trăng rằm tháng giêng. Trăng lúc này đang ở độ tròn trịa, đẹp nhất - “nguyệt chính viên”.
- Điệp từ “xuân” gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, sức trẻ khắp không gian bao la: Cây cối, sông nước, bầu trời, mây gió,... trong đêm rằm tháng Giêng.
- Không gian bao la vô vận được mở rộng qua ba chiều: chiều cao của ánh trăng, chiều dài rộng của sông nước tiếp giáp với bầu trời.
b. Trong nguyên tác sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, tác giả khắc hoạ hình ảnh thơ mang một màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi, có kết hợp với vần, nhịp linh hoạt tạo cho câu thơ có nhạc điệu, sắc thái uyển chuyển.
Sau khi đọc 3
Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 70 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
So với hai dòng thơ đầu, bức tranh đêm nguyên tiêu ở hai dòng thơ cuối có gì khác biệt? Theo bạn, dòng thơ thứ ba Yên ba thâm xứ đàm quân sự (Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân) có vai trò gì trong việc tạo ra sự khác biệt đó?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Hai câu thơ đầu: vầng trăng thuộc về thiên nhiên
Hai câu thơ cuối: vầng trăng gắn liền với con người
Hình ảnh “Yên ba thâm xứ” gợi lên không gian sông nước mênh mang, sâu thẳm mịt mù khói sóng được kết hợp với “đàm quân sự” đã hoàn toàn xóa đi nỗi sầu li hương, khoảnh khắc nhớ nhà của những tao nhân mặc khách khi nhắc đến “khói sóng” trong thơ xưa. Đêm đã khuya nhưng vầng trăng vẫn luôn dõi theo Bác, đợi Bác trở về, ánh sáng của trăng vẫn tràn ngập khắp nơi, trăng như đang đồng hành cùng với thi nhân
- Yên ba thâm xứ đàm quân sự:
+ Hình ảnh của quân đội đang bàn bạc việc quân trong không gian khói sóng, tạo ra sự nghiêm túc và trọng đại.
+ Đây là một khung cảnh hoạt động cách mạng, liên quan đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền:
+ Ánh trăng chiếu xuống con thuyền, tạo nên hình ảnh đẹp và lãng mạn.
+ Thuyền trở về trong đêm, đầy ánh trăng, gợi lên tâm hồn của người lính chiến đấu trong cuộc kháng chiến.
⇒ Dòng thơ thứ ba về việc bàn bạc việc quân có vai trò tạo ra sự khác biệt giữa cảnh thiên nhiên và hoạt động cách mạng, thể hiện tâm hồn của người lính trong bài thơ
- Hai dòng thơ đầu hình ảnh vầng trăng sáng nhưng trăng lúc này ở trên cao vời vợi, thuộc về thiên nhiên.
- Hai dòng thơ cuối hình ảnh ánh trăng đã soi chiếu, hòa quyện cùng với không gian bao la, trăng lúc này đã gắn liền với con người.
“Yên ba thâm xứ” gợi ra một khoảng không gian mênh mông, rộng lớn với khói sóng mịt mù kết hợp với hoàn cảnh “đàm quân sự” đã hoàn toàn xóa đi nỗi sầu li hương, nỗi nhớ nhà của những tao nhân mặc khách khi nhắc đến “khói sóng” trong thơ xưa. Trăng lúc này như đang dõi theo chiếc thuyền bàn việc quân trên sông nước, ánh trăng là biểu tượng cho hòa bình và cũng chính bởi vậy, khi hình ảnh ánh trăng chiếu sáng đầy thuyền cũng như thể hiện một khát vọng, lí tưởng soi đường cho cách mạng, mong ước kháng chiến thắng lợi của Bác để đưa nhân dân thoát khỏi lầm than, đưa đất nước thoát khỏi cảnh loạn lạc, xâm lăng.
Sau khi đọc 4
Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 70 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Bạn cảm nhận thế nào về hình ảnh con thuyền chở trăng ở dòng thơ cuối Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng)?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền” thật đẹp và kì lạ, ánh trăng đang soi dòng nước hay ánh trăng đã rơi xuống mạn thuyền để cùng với thi nhân bạc bạc việc chung của đất nước. Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng thức vẻ đẹp của trăng và chính người nghệ sĩ phải có tâm hồn giao hoà, lãng mạn thì mới có thể nhìn thấy trăng đang đồng hành với mình.
Hình ảnh con thuyền chở trăng trong dòng thơ cuối của bài “Nguyên Tiêu” tạo ra một cảm giác lãng mạn và tinh tế. Thuyền trở về trong đêm, đầy ánh trăng, gợi lên tâm hồn của người lính chiến đấu trong cuộc kháng chiến. Ánh trăng chiếu xuống con thuyền, tạo nên một khung cảnh đẹp và thơ mộng, như là một lời chào từ thiên nhiên đối với những người lính về đến bến bờ an lành.
Ở dòng thơ cuối, hình ảnh “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền” chính là sự lan tỏa một cách mạnh mẽ của ánh trăng. Trăng lúc này đã trở nên gắn bó, như có sự đồng hành cùng với người thi nhân ấy, một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ trong cách thưởng thích vẻ đẹp ánh trăng của người nghệ sĩ. Qua đó thể hiện một tâm hồn giao cảm, giao hòa với thiên nhiên, đầy thi vị, lãng mạn của tác giả.
Sau khi đọc 5
Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 70 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Nêu cảm nhận của bạn về tâm hồn, phong thái của nhà thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tâm hồn yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, tự tại lạc quan của người chiến sĩ cộng sản.
- Tâm hồn thanh tịnh và tinh tế:
+ Bài thơ “Nguyên Tiêu” được viết theo thể thơ tứ tuyệt, mang dư vị phong cách và thần thái của thơ Đường.
+ Hình ảnh ánh trăng, dòng sông, và con thuyền được sử dụng một cách nhẹ nhàng, tinh tế, thể hiện tâm trạng thanh tịnh của tác giả.
- Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại:
+ Bài thơ có những nét cổ điển, nhưng vẫn mang tính hiện đại và phù hợp với thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
+ Hồ Chí Minh không chỉ là người lính, mà còn là một nhà thơ tài hoa, biết cách kết hợp giữa truyền thống và sáng tạo.
- Tinh thần đoàn kết và lãnh đạo sáng suốt:
+ Bài thơ thể hiện tinh thần đoàn kết của quân đội trong cuộc kháng chiến.
+ Hình ảnh bàn bạc việc quân ở nơi thâm sâu mịt mù khói sóng thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
Bài thơ “Nguyên Tiêu” không chỉ là một tác phẩm về thiên nhiên mà còn là một tấm gương về tinh thần và tâm hồn của người lính và của nhà thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Hồ Chí Minh với một tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm, nhìn thiên nhiên với con mắt trìu mến, khám phá và cảm nhận, tận hưởng một cách sâu sắc vẻ đẹp của thiên nhiên. Cùng với có là một phong thái ung dung, tự tại lạc quan và luôn hết mình vì lí tưởng, vì nghĩa lớn của người chiến sĩ cộng sản được thể hiện qua bài thơ.
Sau khi đọc 6
Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 70 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng, thơ của tác giả Hồ Chí Minh thường có sự kết hợp giữa tính cổ điển và tính hiện đại. Bài thơ Nguyên tiêu có thế hiện sự kết hợp hai tính chất đó hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Thơ của tác giả Hồ Chí Minh thường được nhà nghiên cứu văn học đánh giá cao vì sự kết hợp giữa tính cổ điển và tính hiện đại. Điều này thể hiện qua việc tác giả kết hợp các yếu tố truyền thống với xu hướng hiện đại trong việc sáng tác thơ. Bài thơ "Nguyên tiêu" cũng không ngoại lệ.
Dưới đây là cách mà bài thơ "Nguyên tiêu" của Hồ Chí Minh thể hiện sự kết hợp giữa tính cổ điển và tính hiện đại:
- Tính cổ điển:
+ Bài thơ "Nguyên tiêu" mang đậm tinh thần truyền thống của Việt Nam, nhấn mạnh vào ý thức yêu nước, lòng quê hương, và tình thương dân tộc.
+ Sử dụng các từ ngữ và hình tượng truyền thống
+ Những giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống thường được nhắc đến trong bài thơ.
- Tính hiện đại:
+ Tuy mang tinh thần cổ điển, nhưng bài thơ "Nguyên tiêu" vẫn thể hiện sự hiện đại qua cách diễn đạt sâu sắc, tinh tế và tài hoa.
+ Có thể cảm nhận được sự chân thực và tường tận trong việc truyền đạt tâm trạng, suy tư của tác giả.
+ Tác giả sử dụng ngôn ngữ đời thường, gần gũi, dễ tiếp cận với độc giả hiện đại.
Vì vậy, bài thơ "Nguyên tiêu" của Hồ Chí Minh có thể coi là một ví dụ hay cho sự kết hợp giữa tính cổ điển và tính hiện đại trong văn học, đồng thời thể hiện sự sáng tạo và đa chiều trong cách thể hiện cảm xúc và tư duy của tác giả.
Với một khối lượng những sáng tác không nhỏ, thơ của tác giả Hồ Chí Minh luôn được các nhà nghiên cứu văn học đánh giá cao cả về nghệ thuật và hình thức mang đầy những nét đặc sắc riêng. Trong những nét riêng biệt tạo nên sự đặc sắc nghệ thuật ấy chính là sự kết hợp giữa tính cổ điển và tính hiện đại. Bài thơ “Nguyên tiêu” cũng đã cho thấy được sự kết hợp này.
Trong bài thơ “Nguyên tiêu”, tính cổ điển và hiện đại được thể hiện ở chỗ:
- Tính cổ điển:
+ Mang đậm tinh thần dân tộc và truyền thống yêu quê hương, yêu nước, gắn bó tha thiết của nhân dân Việt Nam
+ Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh truyền thống trong thơ
+ Đưa vào đó những giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống.
- Tính hiện đại:
+ Với một tinh thần cổ điển, nhưng bài thơ vẫn thể hiện được sự mới mẻ, hiện đại qua cách diễn đạt ý nghĩa sâu sắc, tinh tế và tài hoa của người nghệ sĩ.
+ Người đọc cảm nhận được sự chân thực, tường tận trong việc truyền đạt ý nghĩ, tâm trạng cùng nỗi suy tư của tác giả.
+ Sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi, có thể tiếp cận được với độc giả thời nay.
=> Chính vì vậy, bài thơ “Nguyên tiêu” của tác giả Hồ Chí Minh được coi là một minh chứng, ví dụ cụ thể cho sự kết hợp giữa tính cổ điển và hiện đại trong văn học. Qua đó còn nhận thấy được sự sáng tạo và tính đa chiều trong cách thể hiện cảm xúc, tư duy của tác giả. Đồng thời giúp người đọc thấu hiểu được cả những thông điệp, suy tư mà tác giả gửi gắm.